Khám phá thế giới - Đại tây dương - Dãy núi dưới biển - P2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG - TẬP 2

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 2

 

Xa đất liền, đến trung tâm của Đại Tây Dương là một sa mạc mênh mông chỉ một màu xanh. Không đáy biển, không thực vật biển, hoặc san hô có thể xuất hiện ở đây. Không có loài vật nào, không có dấu hiệu của sự sống. Vẫn như trước đây vậy. Cá thu xanh, hàng ngàn con tập trung ở đây để sinh đẻ. Nhưng đám đông tập trung thế này lại thu hút những kẻ săn mồi. Bầy cá heo mỏm ngắn. Bên dưới, là cá heo đốm. Hai nhóm hợp tác với nhau dồn bầy cá thu xanh lại thành một khối cầu. Không còn lối thoát. Khối cầu với hàng loạt con mồi bơi lên gần mặt nước. Đối mặt với những đợt tấn công từ mọi phía. Trên mặt nước … là nhạn biển. Khối cầu con mồi dần nhỏ lại. Rất ít con cá thu xanh có thể thoát được. Ăn cá xong, những kẻ săn mồi rời đi. Cá tập trung đông đúc như thế này ở vùng biể mở là vì có điều gì đó đang diễn ra sâu bên dưới. Nơi các sức mạnh địa chất được tạo ra từ những dãy núi khổng lồ dưới biển và khuấy động đại dương bùng nổ sự sống.

 

DÃY NÚI DƯỚI BIỂN – Phần 2

 

2000m sâu bên dưới biển là một thế giới xa lạ và chứa đầy bất ngờ. Một miệng núi lửa cao 20m phun một lượng sulphur sôi sục vào đại dương lạnh lẽo. Thế nhưng ở đây vẫn có sự sống. Những con cua trắng với số lượng khổng lồ. Một số con to bằng chiếc dĩa. Cua Người tuyết sống nhờ vào lượng Sulphur được phun ra từ núi lửa, nhưng chúng có nguy cơ bị nấu chín. Những con cua này được vinh dự đặt tên theo diễn viên David Hasslehoff vì bộ ngực nhiều lông. Trong đám lông đó, vi khuẩn phát triển nhờ ăn hóa chất Sulphur trong nước. Sau đó, vi khuẩn đó trở thành thức ăn của cua. Những con cua đực sống cả đời nơi vùng nước ấm này, chiến đấu để giữ vị trí và chiếm con cái. Nhưng với một con cái đang mang trứng, khó khăn sẽ nhiều hơn. Do trứng dễ bị hư hỏng khi ở nhiệt độ cao và có chất Sulphur, nên nó phải đi xa đến vùng nước lạnh. Và ở vùng nước lạnh chúng không ăn được, cơ thể bắt đầu chết dần. Nếu con cua cái đủ sức để sống đến lúc giải phóng trứng thì số trứng đó sẽ có cơ hội theo dòng hải lưu để đến ở một ốc đảo như thế này.

 

Tại đây, ở vùng biển xa xôi phía Nam, sức mạnh giúp cua Người tuyết sinh tồn cũng là sức mạnh hình thành những quần đảo to lớn. Quần đảo Nam Sandwich là quần đảo được hình thành từ một núi lửa nhô lên mặt biển trong 5 triệu năm qua. Đến tận ngày nay, lượng khí nóng chứa Sulphur vẫn còn thổi lên tại vùng đất khắc nghiệt này. Trông có vẻ hoang vu, thế nhưng sự sống vẫn xuất hiện ở hòn đảo này. Và còn rất nhiều nữa là đằng khác. Hơn 3 triệu con chim cánh cụt quai mũ đã đến ngọn núi lửa này để sinh sản. Đây là nơi tập trung lượng chim cánh cụt nhiều nhất thế giới. Và cũng là một trong số 100 quần thể chim cánh cụt sống ở nam Đại Tây Dương. Bầy chim cánh cụt này phát triển mạnh nhờ vào những thay đổi địa chất, sức mạnh đã thay đổi nguồn nước ở nam Đại Tây Dương.

 

Trong 40 triệu năm qua, Nam Mỹ và Nam Cực tách xa nhau. Từ đó dòng hải lưu mạnh nhất trái đất có thể chảy đến phía nam của hành tinh. Chính dòng hải lưu này đã đẩy dinh dương từ đáy biển lên, khiến vùng biển ở phía Nam trở nên giàu có. Một nhánh của dòng hải lưu này xoáy tròn và tiến đến quanh quần đảo Falkland. Tại các vùng biển nông quanh đảo, ánh mặt trời cùng với sự giàu có mà dòng hải lưu mang lại đã biến nơi đây thành một trong những khu rừng dưới nước phát triển nhất thế giới. Loài Tảo bẹ khổng lồ có thể tăng thêm 6cm mỗi ngày. Đây cũng là nơi một lượng lớn các loài động vật phát triển mạnh mẽ nhất.

 

Đối với nhiều loài, như bầy hải sâm vàng nghệ này, khu rừng tảo bẹ này là nơi sinh sản của chúng. Chúng luôn mang trên mình những quả trứng nhỏ bé và nuôi đến khi phát triển hoàn toàn. Nhưng, trong tất cả các loài động vật ở đây, thì có lẽ loài sinh vật nhỏ bé này có vai trò quan trọng lớn nhất. Loài nhuyễn thể tôm hùm có liên hệ với loài Cua ẩn sỹ. Chúng kiếm ăn trên rừng tảo bẹ chết. Hai con này đang tranh giành phần còn lại của sứa biển. Cuối muộn mùa hè, nhuyễn thể tôm hùm tập trung với số lượng lớn. Trở thành bữa yến tiệc cho nhiều loài động vật.

 

Chim cánh cụt Gentoo chọn thời điểm để mùa sinh sản của chúng trùng với giai đoạn bùng nổ thức ăn này hàng năm. Sauk hi ăn no, cả đàn bơi vào bờ. Hơn 100.000 cặp chim cánh cụt Gentoo đến đảo Falklands mỗi năm để sinh con. Những cặp bố mẹ thay phiên nhau ở lại bờ và cho chim con ăn. Những con chim con luôn tranh giành vị trí đầu tiên được ăn. Cuối cùng, chim bố mẹ cũng bắt đầu chia phần và chim con cũng có được bữa ăn. Đó là những con nhuyễn thể tôm hùm mới tiêu hóa một nửa. Con chim cánh cụt con nào cũng muốn là người thứ 2 được ăn thì phải đợi đến lượt bố mẹ trở về lần sau. Nhưng ở đâu cũng có nguy hiểm. Sư tử biển thường đi săn ở vùng nước nông này. Những con chim cánh cụt phát hiện và lao lên bờ tránh nạn. Nhưng ngay cả trên đất liền cũng không an toàn. Sư tử biển có đôi chân như mái chèo có thể chạy trên bờ. Nhưng có lẽ cuộc rượt đuổi này đã trở thành buổi tập luyện kỹ năng cho bầy cánh cụt. May mắn thoát nạn. Nhưng ở đây số lượng cánh cụt rất đông, nên chắc chắn sử tử biển sẽ có một bữa ăn lúc nào đó.

 

Phía nam đảo Falklands, dòng hải lưu mạnh mẽ chảy quanh Nam Cực, đi khắp hành tinh, mang sự sống đến với nam Đại Tây Dương. Cá heo Commerson ăn cá nhỏ và sò. Cá voi lưng gù ăn từng đám nhuyễn thể khổng lồ. Cũng có nhiều thức ăn cho hải cẩu lông mao. Cuộc sống ở đây rất phong phú, và không nơi nào giàu có hơn ở vùng nước quanh hòn đảo đặc biệt này. Nam Georgia, dài 160km và rộng 25km, nó là đỉnh của dãy núi nơi cảm nhận sức mạnh của dòng hải lưu quanh Nam Cực. Dù nhiệt độ luôn dưới 0°C và những cơn bão dữ dội, nhưng sự sống ở đây bùng nổ mạnh mẽ. Chính độ dốc đứng của dãy núi bên dưới đã đẩy lệch hướng dòng hải lưu mang dinh dưỡng quanh Nam cực lên đến mặt nước. Nhiệt độ ở đây hiếm khi đạt trên 5°C, dù trong cả mùa hè. Và nước biển lạnh lại thường chứa nhiều oxy cho sự sống ở đây.

 

Vùng biển giàu có này nuôi sống khoảng 150 loài vật khác nhau. Nhiều loài đến đây để sinh đẻ. Như Chim cánh cụt. Hải cẩu. Và thậm chí có cả loài vịt ăn thịt, vịt đuôi nhọn nam Georgia. Cứ mỗi hai năm, loài hải âu lớn ngừng bay để nghỉ ngơi. Đa số chúng từ nam Georgia đến đây để sinh con. Vì ở đây có ít động vật ăn thịt nên những quả trứng quý giá của chúng sẽ không bị mất trộm. Sau 9 tháng sống trong chiếc tổ an toàn, những con chim non bắt đầu tập những bước đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc đời trên không của chúng.

 

Cũng vì sự giàu có của nam Georgia nên không ngạc nhiên khi con người cũng nhanh chóng tiến hành khai thác. Thuyền trưởng Cook phát hiện hòn đảo này vào năm 1775, và viết về sự phong phú của sự sống nơi đây. Nhanh chóng, những thợ săn liền đến đây, khai thác da của hải cẩu lông mao và hải tượng. Chỉ trong vòng 50 năm, hơn một triệu tấm da đã được thu hoạch và hải cẩu lông mao gần như tuyệt chủng ngay tại thiên đường của chúng. Những con tàu đánh bắt cá voi xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Quá trình khai thác lên đến đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm xuống.

 

Đến năm 1965, việc đánh bắt cá bắt đầu bị cấm và mọi thứ còn lại là một hòn đảo trơ trọi đến kỳ lạ. Thế nhưng, sự tận diệt vẫn còn tiếp tục. Và nạn nhân tiếp theo là loài hải âu trên đảo. Công nghệ đánh bắt cá vào những năm 1960 bắt đầu có kỹ luật. Những con tàu đánh bắt thu hoạch lượng lớn cá tuyết. Công nghệ được phát triển những lại không được kiểm soát kỹ lưỡng. Vào những năm 1980, những con tàu sử dụng những dây câu dài, cùng nhiều chiếc móc nhỏ để câu mực. Thế nhưng, hàng ngàn con chim hải âu lại bị giết bởi chính những sợi dây câu dài này.

 

Ngay nay, niềm hy vọng mới xuất hiện. Những sợi dây câu vẫn như cũ. Nhưng giờ đây, ngư dân có những quy định bắt buộc nhằm giảm số lượng hải âu bị chết. Những sợi dây câu lớn chỉ được phép thả vào buổi tối để hải âu không thấy mà lao xuống đớp mồi trên những lưỡi câu có mồi. Và khi ngư dân kéo dây câu lên, họ gắn lên đó những lá cờ để ngăn chim tiến đến các lưỡi câu. Mọi dữ liệu mà con tàu ghi nhận được sẽ được gửi về các nhà khoa học chịu trách nhiệm về công nghệ đánh bắt cá này. Một mối quan hệ đã giúp hạn chế tình trạng giảm số lượng chim hải âu. Nếu mọi con tàu đánh cá trên thế giới đều theo quy trình này thì loài chim tuyệt vời này có thể có một tương lai đầy hy vọng.

 

Ngày nay, sự sống tại nam Georgia đã hồi sinh. Cá voi đã trở lại kiếm ăn ở dòng hải lưu quanh Nam Cực. Và khi đông chuyển sang hè, hòn đảo cũng chuyển mình. Nhưng công trình dựng lên để săn cá voi và hải cẩu đã trở về với thiên nhiên. Con tàu săn cá voi, Imperial Shags giờ đây trở thành nơi chim làm tổ. Và bên dưới, hải cẩu lông mao chơi đùa bên xác tàu chìm. Mọi loài động vật đều có thể đi săn ở mọi nơi. Số lượng hải cẩu lông mao ở Nam Cực đã gia tăng đáng kể. Ngày nay, hươn 90% quần thể loài này trên thế giới đã trở lại hòn đảo để sinh sản. Với số lượng đáng kinh ngạc lên đến 3 triệu con. Khoảng một nửa triệu con hải tượng cũng đến đây sinh sống. Chiếm một nửa số lượng của loài này trên thế giới.

 

Số lượng động vật biển có vú xuất hiện ở đây ngày càng nhiều, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Nhiều bãi biên là nơi sinh sống của một triệu con chim cánh cụt. Ở nam Georgia có thể tìm thấy 87 loài chim khác nhau, bao gồm bốn nhóm chim hải âu. Đây là những loài động vật đặc biệt, sống trên một hòn đảo biệt lập giữa đại dương lạnh lẽo và nhiều bão tố. Hơn bất kỳ nơi nào khác của Đại Tây Dương, nam Georgia là đỉnh một ngọn núi, nổi lên từ đáy biển, đã biến một sa mạc xanh thành một ốc đảo sự sống. Tất cả đều được hình thành nhờ vào sức mạnh địa chất mạnh mẽ, xuất hiện từ nhiều triệu năm qua, dành riêng cho đại dương vĩ đại này......Đại Tây Dương.

 

NHẬT KÝ ĐẠI TÂY DƯƠNG

 

Để quay phim các hòn đảo ở Đại Tây Dương và những dãy núi dưới biển, đoàn làm phim phải đi từ vùng cực này đến vùng cực khác. Từ Iceland ở miền bắc đến nam Georgia thuộc vùng biên giới của Đại Tây Dương. Họ gặp phải rận biển…cua bò đầy người….và đến cả những vực sâu. Nhưng thử thách lớn nhất của họ là đi tìm mắt xích của chuỗi thức ăn trong phạm vi 12.000km ở phía nam Falklands….là loài nhuyễn thể tôm hùm. Cuộc truy tìm đã đẩy nhà quay phim và nhà nghiên cứu biển Mike Pitts đến giới hạn cuối cùng. Đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt để có được những thước phim quý giá. Thử thách đầu tiên là sắp xếp các thiết bị lên tàu.

 

“Đây là phòng của tôi, là phòng cuối cùng và có quá nhiều thiết bị quay phim. Dù chật chội những tôi vẫn vui vì nghĩ về chuyến đi sắp tới”

 

Đoàn làm phim biết nhuyễn thể tôm hùm xuất hiện nhiều ở đây, đủ cho cả đàn chim cánh cụt, và cả những loài động vật khác kiếm ăn. Nhưng để tìm ra chúng là cả một thử thách. Một rừng tảo bẹ, mất một giờ đi tàu từ cảng Stanley. Đây là nơi lý tưởng để nhuyễn thể tôm hùm trú ẩn. Có nhiều loài động vật nhỏ sống ở đây, nhưng vẫn chưa phát hiện được đàn nhuyễn thể tôm hùm ở đâu. Chuyến đi không hoàn toàn lãng phí. Một con sư tử biển cũng đến gần chúng tôi.

 

“Thật tuyệt vời, con sư tử biển đã xuất hiện. Nó xoay tròn trên cát. Chúng tôi đã có 40 khung hình”

 

Theo các chuyên gia địa phương, đoàn làm phim đi xa hơn về phía tây. Họ phát hiện một khu vực lý tưởng, gần bầy sư tử biển. Chuyến lặn khởi đầu tốt đẹp. Đột nhiên, mọi thứ bắt đầu xấu đi. Một con sư tử biển đực, nặng khoảng 1/3 tấn, chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ. Với cái đầu giống một con gấu, nó có thể khiến người khác bị thương nặng. Nó nhe răng và thở mạnh để đe dọa. Nhưng may mắn cho quay phim, nó bỏ đi mà không tấn công họ.

 

“Tôi rất vui khi được trở lên tàu mà không bị thương. Không còn gì để quay nữa, đã đến lúc chúng tôi phải rời đi…nếu không chắc chắn lần sau sẽ bị sư tử biển cắn”

 

Một đợt đi lặn khác không thành công. Mọi chuyện càng trở nên xấu hơn. Đã là mùa hè, nhưng thời tiết ở Falklands vẫn rất nguy hiểm. Nam cực biến đổi nhanh chóng. Họ phải chờ hết hai ngày để cơn bão đi qua. Dù biển vẫn động, đội quay không muốn mất thêm thời gian nữa. Biển vẫn sôi sục khiến tầm nhìn bị hạn chế rất nhiều. Cả đoàn tuyệt vọng tìm bầy nhuyễn thể tôm hùm, họ đôi khi phải lặn rất lâu ở vùng biển lạnh giá. Tinh thần đi xuống. Và Mike đã bị ốm. Lặn trong nước lạnh có thể tổn thương tai nghiêm trọng. Mike phải xông mũi để có thể tiếp tục đi lặn.

 

“Hy vọng hiệu quả. Mà phải thế thôi”

 

Thời gian không còn nhiều, rõ ràng đoàn làm phim cần một giải pháp khác. Họ cần phải hạn chế quay phim dưới vùng nước lạnh giá. Và câu trả lời là: buộc máy quay nhỏ vào một sợi dây. Một cái nhìn mới về thế giới dưới nước.

 

“Nhuyễn thể tôm hùm kìa. Thật tuyệt vời. Chúng rất nổi bật” – “Chúng ta đã mất một ngày rồi, lặn xuống nhanh thôi. Chúng tôi đang ở bên kia của rừng tảo bẹ, không có chỗ nào tốt hơn thế và chúng tôi tránh được gió tốt hơn.”

 

Cuối cùng cũng thành công. Hơn những gì họ mong đợi nhiều.

 

“Tôi tìm chúng và thấy cả một số lượng lớn…Thật sự lớn…chúng như những con ong đang tập trung thành một đàn lớn vậy. Đây là lần đầu tiên tôi được thấy điều tuyệt vời này”

 

Đoàn làm phim còn được gặp chim cánh cụt Gentoo đến đây để kiếm ăn. Nhiệm vụ hoàn thành. Trên đường trở về, họ còn gặp thứ được xem là bằng chứng cho việc kiên trì với công việc của mình. Cá heo Commerson chỉ có thể được thấy ở vài nơi trên thế giới. Một cảnh quay hoàn hảo để kết thúc chuyến hành trình đầy gian khổ nhưng rất đáng giá.

 

“Chúng tôi đã có 2 tuần rưỡi gian nan và đáng kinh ngạc quanh quần đảo Falkland. Chúng tôi đã quay được rất nhiều thứ, và như mọi cuộc chơi, đã đến lúc chúng tôi phải chia tay với Falklands.”

 

Từ trong suy nghĩ của mỗi người, cả đoàn làm phim Đại Tây Dương đã tìm thấy thành công cho riêng mình.

 

TẬP TIẾP THEO

 

Đại Tây Dương nhiệt đới không giống như vẻ bề ngoài. Sự sống của con người và sinh vật ở đây rất mong manh. Điều gì đã xảy ra với thiên đường Caribbe khi biến Đại Tây dương thành một địa ngục?

 

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-2-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 05/12/2018 10:49 Nguyễn Thiện Quốc Huy 05/12/2018 10:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà