Khoa học đời sống ( phát thanh)
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống.

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm trở lại đây, người dân Quảng Trị tích cực sản xuất nhiều loại nông sản sạch. Và nông sản Quảng Trị cũng đã được đưa ra thị trường để đến được với tay người tiêu dùng. Cũng chính từ những loại nông sản này đã góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà ngày mỗi pháp triển.

MC2: Vậy để những loại nông sản đặc sản của Quảng Trị có một chỗ đứng trên thị trường thì sau việc xây dựng thương hiệu thành công, các ngành cũng như từng địa phương thực hiện triển khai bảo quản và đưa các loại nông sản ra thị trường như thế nào? Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn trong chuyên mục hôm nay.

 MC1: Ngọc Diệp…..và KTV thu âm Vĩnh Lộc sẽ cùng đồng hành với quý vị và các bạn trong 15 phút của chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Hạt tiêu Quảng Trị là loại nông sản đặc sản đầu tiên được công bố bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là một thuận lợi để hạt tiêu Quảng Trị được đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc bảo quản và đưa sản phẩm ra thị trường được thực hiện như thế nào cũng là một vấn đề mà các ngành liên quan cũng như ở từng địa phương đang quan tâm.

MC1: Hiện nay, tổng diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh hơn 2.500 ha trong đó diện tích cây hồ tiêu cho sản phẩm là 2.042 ha; hằng năm diện tích trồng mới đạt khoảng 50 ha; năng suất bình quân của cây hồ tiêu đạt 10 - 12 tạ/ha; sản lượng bình quân 1.500 - 2.000 tấn/năm. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng cây hồ tiêu đạt 2.500 - 2.700 ha và đến năm 2025 đạt 3.000 ha; năng suất đạt 1,5 - 2 tấn/ha; sản lượng từ 5.000 - 6.000 tấn/năm.

MC2: Năm 2020 có 10% và năm 2025 có 15% diện tích hồ tiêu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; xây dựng 5-7 vườn cây hồ tiêu đầu dòng để nhân giống…

MC1: Có thể nói, sau khi được công bố chỉ dẫn địa lý thì việc chăm sóc, bảo quản hạt tiêu như thế nào để đạt hiệu quả.  Để có được kết quả đó, thời gian qua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng với các địa phương, đơn vị đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích người dân áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật mang lại hiệu quả cao đối với cây hồ tiêu như mô hình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây hồ tiêu...

 MC2: Đã có một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao như tưới tiết kiệm, mô hình hữu cơ, ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, đơn cử như Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn xã Gio An  của huyện Gio Linh đã tiến hành liên kết với Công ty Organics More Co.,Ltd có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh để làm các thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất hồ tiêu, cây nghệ theo các tiêu chuẩn EC834/2007 của châu Âu; tiêu chuẩn NOP USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

MC1:  Đến nay, có 62,6 ha hồ tiêu của xã Gio An được đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu và Mỹ. Vụ hồ tiêu năm 2018, các hộ nông dân xã Gio An đã bán hồ tiêu cho Công ty Organics More Co.,Ltd trong năm đầu tiên với số lượng 18 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị đã ban hành quy trình kĩ thuật sản xuất hồ tiêu mang chỉ dẫn địa lí Quảng Trị; huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án và sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thu hoạch, sơ chế, bảo quản và quảng bá thương hiệu sản phẩm tiêu đen, tiêu trắng, tiêu ngũ sắc… để sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhất là việc được ghi nhận về chất lượng tại châu Âu và Mỹ…

MC2: Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng với các địa phương, đơn vị đã đưa ra các giải pháp như thực hiện phục hồi các vườn tiêu cũ; quy hoạch vùng trồng mới cây hồ tiêu ở những vùng có điều kiện thuận lợi; áp dụng biện pháp canh tác bền vững theo hướng thực hành nông nghiệp, chọn lựa, xây dựng các vườn hồ tiêu đầu dòng có chất lượng nhằm cung ứng giống hồ tiêu sạch bệnh và đảm bảo cho việc trồng mới cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

MC1: Huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu bền vững, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để phát huy tiềm năng, lợi thế và nâng cao năng suất, chất lượng cây hồ tiêu cũng như thu nhập cho nông dân; thiết lập kênh thông tin thị trường vật tư phân bón và sản phẩm hồ tiêu để giúp nông dân chủ động trong sản xuất; xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hồ tiêu và mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ cho người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng chất lượng cao, có chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng. Ông Trần Mạnh Hà-Hợp tác xã tiêu cùa, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ nói:

Băng: chúng tôi sẽ chú trọng vào khâu chăm sóc để hạt tiêu xứng đáng với việc chỉ dẫn địa lý.

 MC1: Việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu bền vững theo hướng hữu cơ, sạch, có chứng nhận đặc biệt là sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc ký kết hợp đồng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị. Từ đó, giúp cho hạt tiêu Quảng Trị phát huy được chất lượng thơm ngon cay nồng mà chỉ có hạt tiêu Quảng Trị mới có được hương vị đó.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Hưởng ứng theo lời kêu gọi của tỉnh Quảng Trị, năm 2017 Cty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị đã phối hợp với Sở NN-PNTT Quảng Trị, Chi cục Trồng trọt- BVTV tỉnh và nông dân của 13 HTX ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ sản xuất được 100 ha lúa hữu cơ. Đến vụ Đông Xuân 2017-2018, Cty nâng diện tích sản xuất lúa hữu cơ lên 180 ha để đủ gạo hữu cơ phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

MC2: Siêu thị nông sản hữu cơ-một siêu thị chuyên các mặt hàng nông sản của Quảng Trị đã ra đời để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo bà Phạm Thị Diễm Lệ-giám đốc công ty cổ phần nông sản hữu cơ Quảng Trị thì sự kiện khai trương siêu thị Nông sản hữu cơ Quảng Trị là khâu cuối của sự phối hợp “bốn nhà” tạo ra được sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tiêu biểu là gạo hữu cơ Quảng Trị đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng nông sản của người tiêu dùng trên cả nước. Đây là kết quả của chuỗi liên kết từ sản xuất đến người tiêu dùng. Bà Phạm Thị Diễm Lệ nói:

Băng: Nói về sự lựa chọn những hàng nông sản để đưa vào siêu thị

MC1: Ngoài ra, siêu thị Nông sản hữu cơ Quảng Trị còn cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm nông sản an toàn, có thương hiệu khác được sản xuất tại  Đà Lạt- Lâm Đồng,  Đồng Nai như rau, củ hữu cơ, trái cây hữu cơ….cũng như nhiều sản phẩm nông sản nước ngoài có thương hiệu mạnh.

MC1: Cùng với sản xuất lúa gạo hữu cơ, hiên Cty đang liên kết với nông dân một số huyện của tỉnh Quảng Trị sản xuất các mặt hàng nông sản có thương hiệu lớn như hồ tiêu, cà phê và rau, quả theo tiêu chuẩn hữu cơ để đưa vào siêu thị cung cấp cho khách hàng.

MC2: Theo Sở NN&PTNT Quảng Trị, tính đến giữa tháng 6/2018, tỉnh đã xây dựng được nhiều chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn như: HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đông Thanh (phường Đông Thanh, Tp. Đông Hà) cung ứng hành lá, rau dền, giá đỗ; HTX nông nghiệp Trường Sơn (huyện Vĩnh Linh) cung ứng dưa hấu, dưa lưới; HTX dịch vụ tổng hợp Thành Công (huyện Gio Linh) với mô hình trồng rau thủy canh, hệ thống làm mát tự động trong chăn nuôi lợn…

MC1: Từ nay đến cuối năm, Sở NN&PTNT Quảng Trị tiếp tục hỗ trợ 5 HTX và 23 trang trại xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị; cấp chứng nhận VietGAP cho 1 trại nuôi lợn và 1 trại nuôi gà.

MC2: Theo đánh giá ban đầu, phần lớn các mô hình này đều phát huy hiệu quả tích cực trong việc cung ứng nông sản sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng trong việc hình thành nền nông nghiệp hàng hóa cũng như bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị. Đồng thời đây là nguồn thực phẩm sạch để cung cấp cho hệ thống siêu thị ở trên địa bàn tỉnh.

MC1: Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bảo đảm VSATTP và vệ sinh môi trường đang là hướng đi ưu tiên và mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng nên cần được các cấp, ngành tạo điều kiện để những mô hình này ngày càng phát triển.

MC2: Ở Quảng Trị đối với siêu thị lớn chỉ có siêu thị  CoopMart.Siêu thị kinh doanh theo chuỗi nên việc đưa hàng hóa vào siêu thị phải tuân thủ những quy định, yêu cầu về chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm để đảm bảo uy tín, thương hiệu cho hệ thống CoopMart.

MC1: Siêu thị cũng mong muốn tạo điều kiện mở rộng kinh doanh cho các mặt hàng nông sản của địa phương nhằm giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng về sản phẩm hàng Việt Nam đồng thời làm phong phú thêm hàng hóa tại siêu thị.

MC2: Ngoài các mặt hàng nông sản địa phương đã được đưa vào siêu thị như nước mắm Thuyền Nan, tiêu Cùa, rau các loại của HTX Đông Thanh, các sản phẩm thịt, trứng... hiện nay siêu thị đang có nhu cầu các mặt hàng như trà vằng, trà gai leo, sữa bắp, gạo, tinh bột nghệ, gà làm sạch nguyên con, các loại nấm, ném...

 

  MC1: Bên cạnh đó, phía siêu thị CoopMart cũng đã nêu ra một số yêu cầu đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi đưa sản phẩm vào siêu thị. Để giúp các mặt hàng nông sản của địa phương có mặt tại siêu thị cũng như các chuỗi bán lẻ trên địa bàn tỉnh, phía Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoàn thành các thủ tục về công bố sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, mã vạch cũng như hoàn thiện các thủ tục liên quan đến sản phẩm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Bà Hồ Thị Thanh Duyên-phó giám đốc siêu thị CoopMart, thành phố Đông Hà nói:

 

Băng: Nói về việc đưa hàng nông sản sạch vào siêu thị

 

MC2: Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý, các cơ quan chức năng cũng yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nhằm đưa ra thị trường những hàng hóa, nông sản sạch, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 

MC1: Để người tiêu dùng quan tâm hơn đến các sản phẩm hàng Việt Nam, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước, trong tỉnh thời gian qua đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học- kỹ thuật để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nông sản, hàng hóa sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

MC2: Cùng với sự nỗ lực đó, mong muốn lớn nhất của các nhà sản xuất là tìm được đầu ra ổn định, nhất là kết nối được với hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ để thông qua đó giới thiệu được với đông đảo người tiêu dùng.

MC1: Qua đó để làm  cầu nối quan trọng, mở ra lối đi mới cho nông sản trên địa bàn tỉnh.

 

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Hàng nông sản sạch được tài trợ bởi dự án “Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm canh tác tự nhiên tại huyện Triệu Phong”. Theo đó, những mặt hàng nông sản được cung cấp ra thị trường gồm: gạo, thịt heo, thịt gà và các loại rau được sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên đạt tiêu chuẩn ba không: không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng phân bón hóa học và không sử dụng hóa chất trừ cỏ. Đây là những sản phẩm nông sản sạch của nông dân năm xã: Triệu Trung, Triệu Trạch, Triệu Tài, Triệu Sơn và Triệu Thượng tham gia dự án do tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc và tổ chức Tầm nhìn thế giới Hàn Quốc đồng tài trợ.

MC1: Qua gần hai năm triển khai, dự án đã hỗ trợ thành lập 33 nhóm sản xuất lúa, lợn, rau và gà, với gần 400 hộ nông dân tham gia, sản lượng ngày càng tăng, đủ cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Việc khai trương cửa hàng nông sản sạch nhằm cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn hàng ngày và bảo vệ sức khỏe con người.

MC2: Đây là một trong những hướng đi đúng nhằm hưởng ứng chủ trương xây dựng nền nông nghiệp sạch tại tỉnh Quảng Trị mà Ban quản lý Chương trình Tầm nhìn thế giới tỉnh Quảng Trị phối hợp UBND huyện Triệu Phong  đã mở cửa hàng nông sản sạch đầu tiên tại 155 A, đường Hàm Nghi, TP Đông Hà.

MC1: Vâng, xung quanh những vấn đề này, PV chuyên mục đã có cuộc trao đổi với ông Đào Văn Đức-Quản lý dự án của Tổ chức tầm nhìn thế giới tại huyện Triệu Phong. Chúng ta cùng lắng nghe.

1.     Thưa ông, dự án “Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm canh tác tự nhiên tại huyện Triệu Phong” được triển khai như thế nào?

2.     Theo ông khi những mặt hàng nông sản của dự án ra đời đã có ý nghĩa gì?

3.     Vậy việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản được dự án triển khai ra sao?

4.     Những định hướng trong thời gian đến để dự án phát huy hiệu quả, thưa ông?

Xin cám ơn ông.

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị và các bạn với những gì mà ông Đào Văn Đức –quản lý dự án của tổ chức tầm nhìn thế giới tại huyện Triệu Phong chia sẽ có thể chúng ta sẽ hy vọng Quảng Trị sẽ có thêm nhiều dự án về sản xuất những hàng nông sản sạch ra đời.Qua đó góp phần ổn định kinh tế, giải quyết việc làm và tạo ra những loại nông sản có giá trị mang thương hiệu của từng vùng, từng địa phương trong toàn tỉnh Quàng Trị.

MC1: 15 phút chương trình tuần này xin được kết thúc tại đây, cám ơn quý vị và các bạn đã lắng nghe, xin kính chào và hẹn gặp lại.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 12/04/2019 15:52 Trương Thị Ngoc Diệp 12/04/2019 15:52
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà