Các vấn đề xã hội 18 4 2019 – Sử dụng lá chuối bảo vệ môi trường
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là 15 phút thời lượng giành cho chương trình Các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Như Hòa và Thúy Hằng rất vui khi đồng hành cùng quý vị và các bạn trong 15 phút của chương trình hôm nay. Chị Thúy Hằng này, chị có biết rằng mỗi ngày, mỗi gia đình chúng ta sử dụng khoảng bao nhiêu túi nilong để đựng đồ dùng, thực phẩm không, riêng tôi cảm thấy phải dùng quá nhiều những chiếc túi khó phân hủy này. Đôi với gia đình tôi, nếu ước tính thì mỗi ngày gia đình tôi sử dụng từ 5 – 7 chiếc túi nilong để đựng đồ, và thường thì chỉ dùng một lần và vứt đi. Các chuyên gia cho rằng, muốn phân hủy một chiếc túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm. Phải mất quá nhiều thời gian, đúng không chị Như Hòa, trong khi chúng ta lại thường xuyên sử dụng để đựng trong sinh hoạt và đời sống. Để hạn chế tác hại của túi nilon, rất nhiều nơi, nhiều đơn vị đã có một cách khá hiệu quả đó là dùng lá chuối để đựng đồ dùng, thực phẩm thay cho túi nilon bấy lâu nay vẫn thường sử dụng. Quả là một phương pháp hay đúng không ạ. Và trong chương trình hôm nay, mời chị Thúy Hằng cùng quý thính giả tìm hiểu thêm về cách làm này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Các vấn đề xã hội 18 4 2019 – Sử dụng lá chuối bảo vệ môi trường

Kính chào quý vị và các bạn!

Bây giờ là 15 phút thời lượng giành cho chương trình Các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Như Hòa và Thúy Hằng rất vui khi đồng hành cùng quý vị và các bạn trong 15 phút của chương trình hôm nay. Chị Thúy Hằng này, chị có biết rằng mỗi ngày, mỗi gia đình chúng ta sử dụng khoảng bao nhiêu túi nilong để đựng đồ dùng, thực phẩm không, riêng tôi cảm thấy phải dùng quá nhiều những chiếc túi khó phân hủy này.

Đôi với gia đình tôi, nếu ước tính thì mỗi ngày gia đình tôi sử dụng từ 5 – 7 chiếc túi nilong để đựng đồ, và thường thì chỉ dùng một lần và vứt đi. Các chuyên gia cho rằng, muốn phân hủy một chiếc túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm. Phải mất quá nhiều thời gian, đúng không chị Như Hòa, trong khi chúng ta lại thường xuyên sử dụng để đựng trong sinh hoạt và đời sống.

Để hạn chế tác hại của túi nilon, rất nhiều nơi, nhiều đơn vị đã có một cách khá hiệu quả đó là dùng lá chuối để đựng đồ dùng, thực phẩm thay cho túi nilon bấy lâu nay vẫn thường sử dụng. Quả là một phương pháp hay đúng không ạ. Và trong chương trình hôm nay, mời chị Thúy Hằng cùng quý thính giả tìm hiểu thêm về cách làm này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Tác hại của túi nilon

Thưa quý vị và các bạn!

Hiện nay, bức tranh ô nhiễm nhựa, túi nilon ngày càng nhức nhối. Biển giờ đây đã biến thành bãi rác thải nhựa khổng lồ. Rác thải nhựa và túi nilon ngập tràn khắp nơi. Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người. Khi mới xuất hiện, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng. Vậy mức độ nguy hại của túi nilon như thế nào mà người ta gọi là ô nhiễm trắng chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong bài viết sau.

Mỗi ngày, các gia đình chúng ta sử dụng không biết bao nhiêu chiếc túi nilon phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, ít ai biết tác hại của nó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Bao ni-lông khi lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Bên cạnh đó, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

 

Khi ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hồng Côn, Khoa Hóa – Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội nhấn mạnh thêm:

Trích băng:

Đối với những bao bì ni-lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Và tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó./.

Nhạc cắt

Bài 2 – Sử dụng lá chuối thay túi nilon trong siêu thị

Thưa quý vị và các bạn!

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chuyển đến quý vị và các bạn trong bài viết trên, chắc chắc trong chúng ta không ít người sẽ giật mình, vì sao nhiều tác hại đến vậy mà vẫn phải sử dụng túi nilon cho cuộc sống và sinh hoạt? Trước tình hình này, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Đồng thời, không chỉ thay đổi tư duy của người tiêu dùng mà chính các đơn vị doanh nghiệp đã thay đổi sử dụng túi nilon thành lá chuối, vừa thân thiện với môi trường, vừa giảm thiểu tình trạng sử dụng túi nilon. Bài viết sau ghi nhận vấn đề này tại siêu thị Coop.Mart Đông Hà, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Những ngày đầu tháng 4, nhiều siêu thị đã dùng phương pháp lạ mà quen đó là gói rau củ bằng lá chuối tươi. Ý tưởng này ngay lập tức được lan toả rộng rãi và được sự ủng hộ của nhiều người tiêu dùng. Tại hệ thống siêu thị Coopmart Đông Hà, thay vì sử dụng bao nilon để gói thực phẩm, rau, củ quả, các nhân viên của siêu thị đã cẩn thận gói bằng lá chuối tươi.

Việc thay thế gói túi nilon bằng lá chuối được triển khai vào đầu tháng 4. Trước đây, khi lấy thực phẩm ở quầy, người mua phải chọn bỏ vào túi nilon rồi đem đi cân, bây giờ người mua chỉ việc chọn rồi bỏ thẳng vào giỏ hàng. Sự thay đổi này, một mặt giúp trực tiếp giảm rác thải túi nilon để bảo vệ môi trường, nhưng mặt khác cũng giữ cho rau luôn được tươi mới, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Anh Nguyễn Đức Quỳnh, một khách hàng đến siêu thị mua sắm cho biết:

Trích băng: Việc thay thế gói lá chuối này tối thấy rau tươi ngon sạch sẽ hơn.

  Chị Hoàng Thị Phương, một người thường xuyên phải đi chợ, siêu thị để mua sắm, chăm sóc gia đình. Hơn ai hết, chị thừa hiểu rằng cần phải dùng túi nilong chứ không có cách nào khác. Bởi càng hiện đại, con người ta càng muốn hướng tới sử dụng đồ dùng một lần. Chị cũng như nhiều bà nội trợ khác dùng túi nilon xong sẽ bỏ đi, và nơi tiếp nhận không đâu khác ngoài bãi rác. Khi bãi rác đã nhiều và những chiếc túi không được tái chế sẽ trở thành rác thải khó phân hủy, rất ảnh hưởng đến môi trường. Chị Phương cho biết thêm:

Trích băng: Tôi rất ủng hộ cách làm này, và đáng lẽ ra nó phải được thực hiện từ lâu.

Thực tế, việc bao gói thực phẩm bằng lá chuối khiến các cửa hàng, siêu thị tốn nhiều công sức, nhân lực hơn, từ khâu tìm nguồn mua lá, phân loại, sơ chế, bao gói… trong khi giá hàng hóa không được tăng thêm... Nhưng, để thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong việc dùng túi nylon, siêu thị cung cấp thực phẩm không ngại khó khăn, chấp nhận giảm lợi nhuận. Bà Hồ Thị Thanh Duyên - Phó giám đốc Siêu thị Co.opmart Đông Hà cho biết thêm :

Trích băng: Thay thế túi nilon thì chúng tôi vẫn không tăng giá sản phẩm. Việc dùng gói lá chuối thay thế túi nilon gố phần bảo vệ môi trường. Ngoài dùng lá chuối thì chúng tôi còn dùng túi nilon sinh học tự phân huỷ.

Việc sử dụng lá chuối thay thế túi nilon không chỉ được thực hiện trong hệ thống siêu thị Co.op mart Việt Nam mà còn được triển khai ở nhiều đơn vị doanh nghiệp khác như: siêu thị Big C Đà Nẵng, siêu thị Big C Hà Nội, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)… Đó là nỗ lực lớn nhằm thay đổi ý thức, thói quen dùng lá chuối thay cho sử dụng túi nilon trong tiêu dùng.

Một PTV đọc: Thưa quý vị và các bạn! Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư gửi một số doanh nghiệp, biểu dương các doanh nghiệp này chủ động sử dụng sản phẩm tự nhiên để gói, bọc thực phẩm thay thế túi nilon nhằm bảo vệ môi trường. Trong thư, Thủ tướng nêu rõ vừa qua, một số doanh nghiệp như: Hệ thống chuỗi các siêu thị Co.op mart Việt Nam, siêu thị Big C Đà Nẵng, siêu thị Big C Hà Nội, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)… đã triển khai sử dụng sản phẩm tự nhiên để gói, bọc thực phẩm thay thế túi nilon. Đây là biện pháp thiết thực để hạn chế việc sử dụng và thải rác nilon ra môi trường.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương các doanh nghiệp đã chủ động triển khai biện pháp thiết thực, cụ thể, giảm thiểu tác hại của túi nilon, góp phần tích cực nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm và thói quen sử dụng túi nilon của các siêu thị và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống, vì lợi ích cộng đồng. “Nhân dịp này, tôi kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp chủ động thực hiện các giải pháp, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm dần việc sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, phát triển bền vững.

Nhạc cắt –

Bài 3 -  Phụ nữ sử dụng lá chuối góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon

Thưa quý vị và các bạn! Không chỉ là các đơn vị doanh nghiệp, mà tại tỉnh Quảng Trị, thời gian gần đây, các cấp hội phụ nữ đã triển khai việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng giỏ đi chợ và dùng lá chuối thay cho túi nilon trong việc đựng thực phẩm. Đây không phải là cách làm đơn giản để có thể thay đổi thói quen của các bà nội trợ. Vậy nhưng họ đã làm như thế nào? Chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau.

 

Việc dùng giỏ đi chợ không còn là điều mới lạ đối với một số địa phương trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Bởi tại các chi hội phụ nữ, các chị em hội viên đã đồng tình thực hiện việc dùng giỏ đi chợ để hạn chế sử dụng túi ni long. Loại rác thải nhựa này khó phân hủy khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, tại đây có một điểm mới mà không phải chi hội phụ nữ nơi nào cũng thực hiện được. Đó chính là dùng lá chuối, lá vả để gói đồ thay cho túi ni lông khi đi chợ. Tại thôn Tân Xuân 1 có hai điểm chợ nên chi hội trưởng và tổ trường phụ nữ đã thường xuyên đến để vận động, tuyên truyền các tiểu thương cần thực hiện nghiêm túc việc sử dụng lá để gói thực phẩm thay cho dùng túi ni lông. Mưa dầm thấm lâu, qua vận động của hội phụ nữ, các tiểu thương đã ý thức và hạn chế dùng bao ni lông trong quá trình buôn bán của mình. Bà Nguyễn Thị Tố Như, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tân Xuân 1, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ chia sẻ:

Trích băng:

Bên cạnh đó, thực hiện việc phân loại rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, mỗi hội viên phụ nữ đã thực hiện phân loại rác thải ra hai sọt rác. Một sọt rác hữu cơ, một sọt rác vô cơ và một hố rác hợp vệ sinh. Cùng với đó, 100% hội viên đã hưởng ứng tích cực việc dùng giỏ nhựa đi chợ. Nhờ thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của chi hội, tổ hội đã nâng cao nhận thức cho hội viên về bảo vệ môi trường. Sau khi được Hội LHPN xã hỗ trợ 2 thùng rác cao su đặt ở các địa điểm công cộng, chi hội đã vận động các cá nhân và trích thêm từ nguồn quỹ để mua thêm 6 cái và nhắc nhở chị em hội viên khi đi qua các đoạn đường nếu thấy rác thì tự giác nhặt bỏ vào thùng. Cùng với đó, tổ thu gom rác thải ngoài nhiệm vụ thu gom rác còn có trách nhiệm kiểm tra việc phân loại rác tại các hộ gia đình và nhắc nhở, theo dõi làm căn cứ để bình xét thi đua cuối năm. Hiện nay, tại một số chi hội phụ nữ trên địa bàn xã Cam Thành, huyện Cam Lộ đã triển khai việc sử dựng giỏ đi chợ và đang dần thay đổi ý thức các bà nội trợ trong việc sử dụng lá chuối thay cho bao nilon.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cho biết:

Trích băng:

Hiện nay, không chỉ Hội LHPN xã Cam Thành mà một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai sử dụng giỏ đi chợ và dùng lá chuối thay cho túi nilon trong việc đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, sử dụng túi giấy, túi vải không dệt thân thiện với môi trường thay thế túi nilon. Túi giấy, túi vải không dệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Túi vải không dệt cũng rất bền, rất tiện dụng, có thể sử dụng được lâu dài, mẫu mã đẹp và đa dạng. Tuy nhiên, nhà nước cũng nên có những chính sách hỗ trợ hợp lý những doanh nghiệp sản xuất túi giấy, túi vải không dệt thân thiện với môi trường.Có thể thấy rằng, bằng nhiều giải pháp, mà các cấp, các ngành, các đơn vị doanh nghiệp đã linh động để hạn chế sử dụng túi nilon, từng bước thay đổi nhận thức, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta./.

 

Chào kết

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 15/04/2019 14:07 Nguyễn Thị Bảo 15/04/2019 14:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà