chuyên mục Các vấn đề XH- phát thanh
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG

Chuyên mục phát thanh Các vấn đề xã hội

Phát sóng 22.8

Dẫn : Kính chào quí vị và thính giả đến với chuyên mục Các vấn đề xã hội, thưa quí thính giả, những ngày này các trường học đã bắt đầu tập trung học sinh để chuẩn bị cho năm học mới, năm học 2019- 2020. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị vừa có công văn yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, hiệu trưởng trên địa bàn tỉnh tăng cường các giải pháp huy động học sinh đến trường, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học trong năm học này.

 Dẫn: Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm kịp thời giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, vận động học sinh đến trường đặc biệt là ở địa bàn Miền núi trong năm học mới này. Đây cũng chính là nội dung mà CM Các vấn đề XH tuần này muốn đề cập đến quí thính giả nghe đài qua nội dung chi tiết sau đây.

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị thính giả đang nghe Đài! Theo số liệu báo cáo của ngành giáo dục tỉnh, trong năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học (trong đó học sinh trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên là 366 em, trung học cơ sở là 246 em, tiểu học là 31 em), giảm 199 em so với năm học 2017-2018.

Dẫn: Do đó, năm học mới này để vận động học sinh đến trường có hiệu quả, các trường có tỷ lệ học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học cao đã phân công giáo viên, đoàn thể phối hợp với chính quyền địa phương đến từng gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, động viên, đưa ra giải pháp giúp đỡ phù hợp. Đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở giáo dục sẽ huy động các nguồn lực hỗ trợ về dụng cụ học tập, phương tiện, sách vở, học phí, nhận đỡ đầu các em… quyết tâm không để học sinh nào nghỉ học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

 

Dẫn: Để năm học mới được diễn ra thuận lợi, công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với quyết tâm hạn chế tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học, ngành giáo dục đã và đang tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh để vận động học sinh đến trường. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là vai trò của đội ngũ giáo viên cắm bản, không ngại khó khăn, gian khổ đến từng nhà vận động học sinh đến trường.

 

Ông Nguyễn Thanh Hải- Trưởng phòng GD ĐT huyện Vĩnh Linh, địa bàn có 3 xã vùng khó là Vĩnh Hà, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê cũng đã tập trung nhiều giải pháp để huy động học sinh đến trường.

Ông Hải nói thêm

Trích băng.

Dẫn: Ngoài ra, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường bằng nhiều hình thức như tặng quần áo, sách, vở, đồ dùng học tập, trao tặng học bổng.

Dẫn 1: Chúng tôi có mặt tại Bản Xi Núc của xã Tân Long là một trong hai bản khó của xã. Với gần 100 học sinh trong độ tuổi đến trường đều là người đồng bào nên việc vận động các em đến trường được chú trọng. Theo chia sẽ của thầy cô giáo trường TH Tân Long thì với nhiều lý do như hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em thường học hai buổi song nhà trường không có bán trú nên các em người đồng bào dân tộc chỉ tham gia học một buổi nên ảnh hưởng đến việc dạy và học cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Song với những nỗ lực trong những năm qua của đội ngũ thầy cô giáo và các bậc phụ huynh nên việc đến trường của các em đầy đủ hơn.

Dẫn 2: Thầy giáo Từ Văn Thiệp đã có hơn 20 năm tham gia giảng dạy tại trường Pa Tầng và mới được chuyển về trường TH Tân Long, với thầy việc vận động học sinh đến trường nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn luôn được các đồng nghiệp chú trọng thực hiện và coi đây là nhiệm vụ quan trọng ngay đầu mỗi năm học. Thầy giáo Từ Văn Thiệp- giáo viên trường TH Tân Long cho biết thêm.

Trích băng.

Dẫn 1: Cùng với thầy giáo Từ Văn Thiệp- chúng tôi đến thăm gia đình chị Hồ Thị Nhuận- điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hai đứa con lớn cũng đã bỏ học giữa chừng đi làm thuê ở TP Hồ Chí Minh để phụ giúp gia đình. Bây giờ con gái thứ ba của chị là Hồ Thị Như năm nay đã là học sinh lớp 5 và luôn được cô giáo khen vì là một trong những học người đồng bào có thành tích học tập tốt. Điều mà chị Nhuận cũng như thầy cô giáo mong muốn em sẽ theo học đến nơi đến chốn.

Chị Hồ Thị Nhuận – Xi Núc- Tân Long chia sẽ cảm xúc của mình.

gia đình sẽ quyết tâm lao động để cho các cháu đến trường học chữ để theo kịp các bạn. Lúc trước, do điều kiện kinh tế khó khăn nên cha, mẹ không được học hành, mong sao con cái lớn lên sẽ không bị mù chữ nữa…)

Trích băng.

Dẫn: Từ sự quan tâm của thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và sự cố gắng vươn lên của các bạn học sinh vùng khó, kết quả những năm học gần đây đã đạt kết quả cao hơn.

Anh Ai Xa Phiên- Trưởng thôn Xi Núc- xã Tân Long

Trích băng

Dẫn 2: Với đa số là học sinh người dân tộc thiểu số, bên cạnh việc giảng dạy kiến thức thì công tác động viên học sinh đến trường đều đặn cũng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên được đội ngủ giáo viên thực hiện. Đối với các trường trên địa bàn huyện Hướng Hóa luôn xác định việc học đều, học đủ là quan trọng sau đó là nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều khiến giáo viên lẫn phụ huynh hết sức lo ngại là cơ sở vật chất tại một số điểm trường còn thiếu thốn, trường học tạm bợ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Mặc dù vậy, mỗi năm nhà trường cũng huy động được quỹ để động viên các em có thành tích học tập tốt và kêu gọi thêm các nguồn lực xã hội hổ trợ cho việc học tập, giảng dạy để nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất cho nhà trường.

Phỏng vấn: Thầy giáo- Phạm Ngọc Hy- Hiệu trưởng Trường TH Tà Long

Trích băng

Nhạc cắt.

Dẫn 1: Qúi vị thính giả đang nghe CT Các vấn đề xã hội với chủ đề về công tác huy động học sinh đến trường khi năm học mới . Thưa quí vị thính giả! với sự quyết tâm, đồng lòng và sự tâm huyết của những người làm công tác giáo dục cũng như những đóng góp tích cực từ Hội khuyến học các cấp, thì việc triển khai thực hiện huy động học sinh đến trường sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một vài ghi nhận về những nỗ lực của việc khuyến học, khuyến dạy tại địa bàn vùng núi Hướng Hóa qua phóng sự sau đây của PV chuyên mục.

Dẫn 2: Triển khai đại trà các mô hình học tập ( đơn vị, gia đình, cộng đồng, dòng họ khuyến học ) đang được huyện Hướng Hóa thực hiện ở các địa phương. Ban Khuyến học cũng đã đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Đơn vị học tập", "Gia đình học tập", “Xây dựng tủ sách gia đình” nhằm đưa công tác khuyến học vào mọi nhà, đến với mọi người, đảm bảo cho “Ai cũng được học hành”.

Dẫn 1: Theo báo cáo của Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa, hiện trên địa bàn có 5 cộng đồng đăng ký danh hiệu thi đua xây dựng mô hình "Gia đình học tập", "Cộng đồng học tập" với hơn 600 hộ đăng ký. ở thời điểm hiện tại, Hướng Hóa có 190 Chi hội Khuyến học cấp thôn, bản với tổng số hội viên lên đến con số gần 16.300 người. Đó là những con số đáng tự hào, thể hiện ước mơ cho con em mình được học hành đến nơi đến chốn của các bậc phụ huynh nơi vùng cao còn nhiều gian khó và họ đã làm được điều đó.Tuy nhiên đối với địa bàn vùng khó thì vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế nhất định…

Bà Nguyễn Thị Lộc – Chủ tịch Hội khuyến học huyện  Hướng Hóa chia sẽ.

Trích băng

Dẫn : Vấn đề được quan tâm đối với địa bàn vùng khó như huyện Hướng Hóa trong công tác khuyến học chính là huy động được con em đến trường vào đầu năm học mới. Đó chính là nội dung khuyến học thiết thực nhất trong việc xây dựng đơn vị học tập.

Nhạc cắt.

Dẫn : Qúi vị thính giả nghe Đài thân mến! Chuyện học ở miền núi vùng khó vẫn luôn là vấn đề được ngành giáo dục nói chung và các ngành, cấp hội đoàn thể quan tâm. Đến với các địa phương nơi đây mới thấy được những vấn đề khó khăn, xuất phát từ nhận thức, điều kiện kinh tế, sinh con đông dẫn đến việc học bị bỏ ngõ. Ngoài sự quan tâm của đội ngũ thầy cô giáo, của ngành GD, các Hội đoàn thể, thì sự chung tay của cộng đồng sẽ vô cùng ý nghĩa, và điều đó cũng đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu năm học này.

Trong phần tiếp theo của CT PV CM có một vài trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Huấn- TP GD ĐT huyện Đakrong với những thông tin như sau.

Câu 1: Thưa ông, năm học 2018- 2019 tình trạng học sinh trên địa bàn được duy trì như thế nào? Số học sinh bỏ học có giảm so với năm học 2017- 2018 không?

Câu 2: Năm học 2019- 2020, công tác chuẩn bị cho năm học mới được thực hiện như thế nào? Đặc biệt là việc huy động học sinh đến trường? nhận thức của hội phụ huynh học sinh ra sao?

Câu 3: cùng với sự vào cuộc của đội ngủ thầy cô giáo, thì cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng, thầy cho biết năm học này có gì mới không ạ?

Cảm ơn thầy.

Nhạc cắt.

 

Dẫn: Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh cả nước bước vào năm học mới 2019- 2020.

 

Dẫn 1: Thưa quí vị và các bạn! Năm 2018, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học nhà trẻ đạt 28,3%, mẫu giáo đạt 96,0%; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp tiểu học đạt 99,8%, cấp THCS đạt 95,0%.Trong năm học mới 2019- 2020 này, ngành giáo dục cùng với cùng với các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội phấn đấu bằng nhiều giải pháp không để học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi phải nghỉ học, đây cũng là tiêu chí để xây dựng và thực hiện đơn vị học tập trong năm học này. Một tin vui cho giáo dục miền núi Hướng Hóa và Đakrông là trong giai đoạn 2019- 2021, HĐND tỉnh đã thông qua Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn ở hai huyện với tổng mức đầu tư đề án 84 tỉ đồng, trong đó huyện Hướng Hóa cần đầu tư xây dựng 68 phòng học, Đakrông 64 phòng học. Việc tỉnh thông qua đề án có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc xóa phòng học tạm, phòng học mượn để nâng cao chất lượng dạy và học ở các huyện miền núi. Ngoài ra, việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên qua các giai đoạn khác nhau với kinh phí hàng trăm tỉ đồng đã tạo nên một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho học sinh các bậc học và nơi ăn chốn ở ổn định cho giáo viên ở khu vực miền núi. Riêng trong năm học 2017-2018, toàn ngành đã đầu tư xây dựng mới 208 phòng học với tổng kinh phí trên 122 tỉ đồng, sửa chữa 305 công trình lớn nhỏ với tổng kinh phí trên 68 tỉ đồng.

Các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang nỗ lực để các điểm trường đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất cho năm học mới với mục tiêu duy nhất là huy động được 100% học sinh đến trường và chất lượng giáo dục ở vùng khó ngày một nâng lên.

CM các vấn đề xã hội cũng xin tạm dừng tại đây, CT do Minh Hiển BT+DD với sự tham gia của Thúy Hằng….cảm ơn quí thính giả đã quan tâm theo dõi.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 20/08/2019 09:00 Lê Vĩnh Nhiên 20/08/2019 15:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà