KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P2

 

Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nơi thượng nguồn của dòng Mekong hùng vĩ. Là khởi đầu của chuyến hành trình dài hơn 4000km, từ cao nguyên Tây Tạng đến biển đông của Việt Nam. Đây là một thế giới chưa đầy khắc nghiệt, từ những đỉnh núi phủ tuyết cho đến những cánh rừng mưa nhiệt đới đầy lôi cuốn. Khi những tảng ban tan ra, nước bắt đầu hòa vào dòng chảy, từ đó câu chuyện về dòng Mekong được hé lộ. Trải dài từ khu vực có đa dạng sinh học nhất ở Trung Quốc – là nhà của loài linh trưởng sống ở vĩ độ cao nhất thế giới, và của loài chim bất chấp mọi thứ để vượt qua những đỉnh núi cao nhất. Những loài vật quý hiếm và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chúng phải tìm cách để sinh tồn trong một môi trường sống chưa bao giờ bị thu hẹp như thế này. Tỉnh Vân Nam là điểm đầu tiên trong chuyến hành trình ngoạn mục đi qua những vùng xa xôi biệt lập nhất của Châu Á. Xuôi theo dòng Mekong, băng qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn của Dòng Mekong.

 

BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P2

 

Dòng chảy đầu tiên bắt đầu từ độ cao 4.800km so với mực nước biển, nằm trên đỉnh của dãy núi phủ tuyết của Tây Tạng, sự sống của dòng Mekong bắt đầu từ đó. Dòng nước đó chảy qua những hẻm núi sâu hơn 3000m, và bao quanh đó là những ngọn núi băng cao đến 6000m. Từ thượng nguồn ở Tây Tạng, dòng Mekong bắt đầu chảy vào tỉnh Vân Tham ở Tây Nam Trung Quốc. Từ Trung Quốc, dòng chảy đổ thấp xuống 450m trước khi tiến đến Lào, rồi băng qua các cánh rừng ở Thái Lan, tiếp đến hình thành các hồ ở Campuchia và vươn đến lãnh thổ của Việt Nam, cuối cùng là kết thúc hành trình ở biển Đông.

 

Những dòng suối chảy xuống từ trên núi và hòa vào dòng Mekong khi đi qua khu vực đất canh tác rộng hàng ngàn – được nuôi dưỡng bởi lưu vực của con sông này. Bay cao trên mạng lưới sông suối này là loài ngỗng đầu sọc đen… chúng đang thực hiện hành trình di cư khiến các nhà khoa học bối rối suốt nhiều thập kỷ qua. Bay với độ cao cao nhất thế giới, đây là loài chim di trú liều lĩnh nhất, từng vượt kỷ lục bay ở độ cao hơn 7000m. Cả đàn ngỗng đầu sọc đen này đến tử cao nguyên Tây Tạng và sẽ ở lại đây cho đến tháng Tư. Tên của chúng có từ hai sọc đen đậm trên đầu. Vẫn nhẹ nhàng kiếm ăn dưới nước, những con ngỗng này không cho thấy dấu hiệu đặc biệt nào về hành trình phi thường mà chúng đã đi. Đây là con đầu đàn. Nó sẽ quyết định vị trí cả đàn ăn. Và khi nó đi, cả đàn sẽ đi theo. Chúng có nhiều việc phải làm. Chúng cần phải tăng 1kg, bằng một nửa trọng lượng hiện tại, trước khi bắt đầu di trú về phía bắc Trung Á. Và đó không phải là một hành trình bình thường. Bởi chúng phải vượt qua một trở ngại đáng sợ. Dãy Himalayas.

 

Tắm nắng và rỉa lông, trông có vẻ như là vui đùa, nhưng chúng đang chuẩn bị cho chuyến hành trình gian nan. Bằng cách rỉa lông, những con ngỗng này sắp xếp lông mình để tắng khả năng chống nước và giảm sức cản không khí. Cả đàn lên đến mấy trăm con, và sẽ ở lại cao nguyên này trong 5 tháng, cho đến lúc chúng phải trở về ngôi nhà mùa hè của mình. Biết được lúc nào rời đi là một kỹ năng quan trọng, bởi xác định sai thời điểm sẽ nguy hiểm cho cả đàn khi đi di trú. Mùa xuân đang đến gần, và ngày thì dài và ấm hơn. Đây là dấu hiệu đến lúc đàn ngỗng phải cất cánh. Bây giờ, công việc khó khăn nhất bắt đầu. Khác với nhiều loài khác ở khoảng cách giữa bay vút lên và vỗ cánh, loài ngỗng đầu sọc đen hầu như vỗ cánh liên tục trong suốt chuyến hành trình. Chúng thực hiện chuyến bay cao nhất trên thế giới, và duy trì độ cao đó nhiều giờ trong môi trường oxy rất thấp. Làm thế nào chúng có thể duy trì khả năng bay ở độ cao như vậy trước đây vẫn là một bí ẩn. Giờ đây, người ta đã biết rằng phổi của chúng lớn hơn các loài ngỗng khác và thở nhanh gấp 7 lần ở độ cao đó, giúp chúng tiếp hấp thụ đủ lượng oxy dù cơ thể đang bị đẩy đến giới hạn cuối cùng. Đây là một cuộc di cư không giống với bất cứ loài nào. Những con ngỗng này vượt qua những quy luật của sinh học, chinh phục dãy núi cao để tiến về vùng đất sinh sản ở phương Bắc.

 

Khi bầy ngỗng đã đến phía Bắc, dòng Mekong lại đổ ngược về phía Nam, dòng nước chảy ở độ cao 2 000m so với mực nước biển và tiến vào vùng đồi thấp phía nam dãy Himalayas. Sườn dốc phía Nam của dãy núi này sẽ giữ lượng nước trong suốt mùa mưa, và đổ xuống phía bắc Ấn Độ Dương, nuôi sống những rừng cây linh sam và những cây thân gỗ rụng lá. Dòng Mekong giờ đây chảy đến một môi trường mới lạ, là nhà của một loài vật khó phát hiện của Trung Quốc. Gấu trúc đỏ. Đối với một loài vật sống sót từ kỷ băng hà, tương lai của nó hoàn toàn không chắc chắn, khi chỉ còn khoảng 10.000 con sống hoang dã. Cuộn tròn như quả bóng trên cây, con đực này đang cố vượt qua cái lạnh. Chiếc đuôi đầy lông quấn quanh người giúp cơ thể được ấm hơn. Với bộ lông sáng rực này nó còn có biệt danh là “Mèo lửa”. Khi thức dậy, con đực trẻ bắt đầu nghĩ về một thứ. Đây là mùa giao phối, và cũng là thời điểm duy nhất trong năm nó gặp gỡ với đồng loại của mình. Trèo xuống trên một cành cây trơn trượt có thể nguy hiểm. Nhưng lông trên lòng bàn chân giúp nó có thể bám chặt vào những cành cây bị ẩm ướt, và một ngón tay cái giả, phần thừa dài ra của xương cổ tay, cho phép nó bám chặt hơn. Chiếc đuôi dày và nặng giúp nó giữ thăng bằng, nó an toàn bước xuống đất. Con gấu trúc đỏ này đang gặp may. Nó phát hiện một bụi tre nằm thấp dưới lãnh thổ của mình. Tre chiếm 95% khẩu phần ăn của gấu trúc, nên nó chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội trước một bữa thịnh soạn như thế. Loài cây cổ xưa này, thật ra là một loại cỏ, từng bao phủ cả vùng này, nhưng phá rừng đã khiến tre chỉ còn tìm thấy ở những khu vực xa xôi và hẻo lánh ở Vân Nam.

 

Lãnh thổ bị chia cắt khiến loài này khó tìm kiếm bạn đời hơn. Trước tình trạng này, con cái và đực dùng những vệt mùi hóa học để giao tiếp và tìm nhau. Nó tạo mùi xuống mặt đất với chất tiết mùi từ các tuyến hậu môn, hy vọng con cái sẽ tìm thấy nó. Việc đánh dấu trên nền rừng thế này là điều quan trọng đối với loài gấu trúc đỏ này khi lên kế hoạch di chuyển. Ngoài cách để lại dấu vết trên, nó còn có những tuyến tiết mùi dưới chân, giúp nó có thể thích nghi với đời sống đơn độc ở đây. Không xa đó, một con cái đang ngủ trên cây, không hề biết rằng một con đực đang tiến vào lãnh thổ. Nhưng con đực đã phát hiện được mùi. Nó đi theo dấu vết, kiểm tra xem mình có đi đúng hướng. Ở cuối lưỡi con đực có một cấu trúc hình nón đặc biệt đưa chất dịch đến một tuyến bên trong miệng, giúp nó có khả năng giải mã vệt mùi đó là của con đực hay con cái. Gấu trúc đỏ là loài vật ăn thịt duy nhất có kiểu phân biệt này. Nó liên tục dò theo dấu vết của mùi khi tiến sâu vào tán rừng. Nhưng con cái không còn ở đó, có lẽ nó đã thức dậy và rời đi trước khi con đực đến. Đã gần đến kết thúc mùa sinh sản. Do còn quá ít số gấu trúc đỏ trong tự nhiên, nên đây có lẽ là cơ hội cuối để con gấu này tìm thấy bạn đời. Giống như những loài khác sống dọc theo dòng Mekong, việc bảo tồn môi trường sống cho chúng là chìa khóa của sự sống còn. Khi sự phá rừng vẫn tiếp tục, thì tương lai của loài vật xinh đẹp này càng trở nên mong manh.

 

Dòng Mekong tiếp tục đổ xuống các sườn núi, vào vùng cao nguyên thấp nhất của Trung Quốc, những cánh rừng của khu tự trị Tây Song Bản Nạp. Ở độ cao dưới 600m, đây là điểm quan trọng trong chuyến hành trình của dòng sông từ vùng ôn đới vào vùng nhiệt đới. Mùa Xuân đến có nghĩa là gió mùa sẽ thổi vào từ Ấn Độ Dương. Nhiệt độ ban ngày trung bình là 25°C. Thời tiết ấm áp và độ ẩm cao giúp cây cối phát triển mạnh khiến Vân Nam trở thành một trong những vùng thực vật biểu tượng trên hành tinh. Hơn 1/3 các loại phong lan Trung Quốc được tìm thấy ở tỉnh này. Những bông hoa mỏng manh nhưng tuyệt đẹp. Mọc sát cạnh nhau là hoa Rà Đẹt Lửa, là loại hoa mọc thẳng từ thân cây thay vì ở cuối ngọn. Đây là một môi trường sống đầy sắc màu, khác hoàn toàn với những khu rừng trên núi nơi dòng Mekong bắt đầu chuyến hành trình.

 

Sinh sống sâu bên trong tán rừng nhiệt đới là một xã hội phức tạp nhưng được tổ chức một cách hoàn hảo để tồn tại trong ít nhất 50 triệu năm qua. Loài vật tuy nhỏ về kích thước này lại được bù đắp về sức mạnh và số lượng phi thường. Loài kiến vàng. Những con kiến này đang làm một nhiệm vụ. Chiếc tổ cũ đã khô đi, và chúng buộc phải xây một chiếc tổ mới. Chúng cẩn thận di chuyển trên còn đường tuần tra thường ngày. Những con kiến thợ này đều là con cái, là những nhân bản không sinh sản của kiến chúa. Và chúng không hề lộn xộn chút nào. Bất kỳ loài côn trùng nào vô tình đi ngang đường chúng đều gặp nguy hiểm. Một con sâu bướm sẽ là bữa ăn đầy dinh dưỡng… nếu chúng có thể mang nó lên được. Sự thành công của chúng phụ thuộc vào một điều: hợp tác. Những con kiến này bất chấp trọng lực khi cùng nhau mang bữa ăn lên cây. Mang con mồi đi dọc thân cây thế này được là nhờ vào những đĩa hút mạnh mẽ dưới chân chúng. Lực bám mạnh có thể cho phép chúng mang vác một vật nặng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể. Nhiều đôi tay càng làm công việc xuôn sẻ hơn. Bên dưới, hai con kiến này dường như đang làm việc quá sức mình. Một con thứ ba đang đến giúp đỡ. Nhưng con sâu bướm này không từ bỏ và phản công lại. Những con kiến này thì quá hăng hái và dùng hết sức để cắt con sau ra thành nhiều phần. Cuối cùng, con sâu cũng ngừng chống cự và bầy kiến tha con mồi lên tổ.

 

Những con kiện thợ được no bụng và bắt đầu xây tổ mới. Chúng tự nối những chiếc lá lại với nhau, dùng chân giữ một bên mép lá, trong khi chiếc hàm thì kẹp chặt mép bên kia. Khi bầy kiến giữ những chiếc lá như thế, những con kiến thợ khá dùng tơ của ấu trùng để nối lại. Do thiếu nhân lực, nên những con kiến xung quanh phải đến giúp sức, nhưng không phải con nào cũng tự nguyện. Con kiến này mang một con kiến thợ đến nơi làm việc để xây tổ, cho dù nó có muốn hay không. Khi đã đủ số lượng công nhân, thì chỉ cần 24 giờ là bầy kiến có thể hoàn thành một chiếc tổ mới.

 

Từ cư dân nhỏ nhất cho đến loài to lớn nhất. Nhũng bức tượng, hình vẽ quanh đây đều mang ý nghĩa kêu gọi sự tôn trọng đối với các loài động vật của những cánh rừng nhiệt đới này. Loài voi Châu Á. Ở Trung Quốc, dòng Mekong được biết dưới cái tên là Lan Thương. Theo người Dai ở miền nam Vân Nam, từ này có nghĩa là dòng sông với hàng triệu con voi. Ngày nay, nơi đây tự hào sỡ hữu quần thể với 200 con voi khỏe mạnh, dù trước đây con số đó lên đến hàng ngàn. Con voi cái đầu đàn này đang dẫn cả đàn băng rừng kiếm nước. Suốt 400 năm qua, loài voi này vẫn đi dọc cùng một con được ở sông Mekong, dù ngày nay có một chút bị xáo trộn.

 

Dù kích thước nhỏ hơn sơ với người anh em ở Châu Phi, voi Châu Á nặng từ 4,5 đến 5,5 tấn. Chúng cần phải ăn 140kg thức ăn mỗi ngày, đây là cả một số lượng thực vật lớn. Voi có 2,000 gene khứu giác, gấp đôi ở loài chó, nên chúng có một khứu giác cực kỳ nhạy bén. Chúng có một kỹ năng phát hiện nước ấn tượng, dù cách đó đến 20km. Và chiếc vòi của con cái đầu đàn đã chỉ đúng hướng. Những khu vực quanh dòng Mekong luôn xuất hiện những hố nước như thế này – trở thành nguồn cung cấp chất khoáng tự nhiên cho chế độ ăn của voi. Không giống những sinh vật khác, khớp háng và khớp vai ở vị trí gập góc, các chân của nó được sắp xếp theo chiều dọc dưới cơ thể. Giúp chúng có thể đỡ một khối lượng cơ thể khổng lồ, cùng với các miếng đệm ở các ngón cho phép hấp thu chấn động. Một con voi con đi theo và không lâu sau đó cả đàn cùng xuống nước. Khung cảnh yên lành thế này hoàn toàn trái ngược với thực tế phức tạp của chúng. Số lượng voi đang giảm sút nghiêm trọng. Nhiều diện tích rừng bị phá hủy để làm đất trồng hay đường xá cho còn người. Đây chính là giọt nước tràn ly khiến cuộc xung đột giữa người và động vật ngày càng tăng, đồng thời số lượng loài voi hoang dã sụt giảm nghiêm trọng.

 

Nhóm kiểm lâm viên này là những người tiên phong trong việc bảo tồn loài voi ở đây. Nhiệm vụ của họ là tìm cách làm giảm sự xung đột giữa con người và loài voi. Họ đo phân voi và đánh dấu cây để theo dõi hình thái của đoàn voi. Cả nhóm hy vọng những thông tin này sẽ giúp phán đoán được hướng di chuyển của voi, từ đó ngăn chặn sự xung đột với con người. Đàn voi này đang băng qua một con kênh gần đường xe lửa. Xung quanh là rác của con người, rõ ràng chúng có thể gặp nguy hiểm khi liên tục dùng nước bẩn để uống và tắm mát. Trước đó không lâu, cả đàn đả đi vào đường chính. Nhóm kiểm lâm viên đã phát hiện đàn voi và nhanh chóng cảnh báo các đoàn người dừng lại và tránh xa. Bởi khi bị kích động, voi có thể trở nên vô cùng hung dữ. Đường bắt đầu bị tắc nghẽn khi đàn voi băng qua đường. Voi có quyền được bảo vệ ở Trung Quốc. Và chúng tỏ ra không hề vội vã. Chúng đã qua đường an toàn. Dù quan sát bầy voi qua đường khiến du khách thích thú, nhưng nếu không có phản ứng nhanh nhẹn của các kiểm lâm viên, thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Lần này đàn voi đã qua đường yên bình và an toàn trong rừng sâu.

 

Từ điểm xuất phát, dòng sông Mekong hùng vĩ đã chạm khắc đời sống ở những nơi mà mình đi qua. Trên những nhánh cây rừng, loài khỉ mũi hếch vẫn tiếp tục tìm kiếm giới hạn của mình. Trên sườn núi, con gấu trúc đỏ đơn độc vẫn đi tìm kiếm bạn đời. Sâu trong những cánh rừng nhiệt đới, loài voi và con người tìm mọi cách để tránh xung đột. Không nơi nào ở Trung Quốc lại có một đời sống hoang dã phong phú như thế. Khi đổ vào nước Lào, dòng sông Mekong mang tính biểu tượng này sẽ đổ xuống 4500m – và chuyến hành trình ra biển lớn của nó chỉ mới bắt đầu. 

File đính kèm: bi-an-dong-mekong-1-trung-quoc-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 27/05/2019 15:33 Nguyễn Thiện Quốc Huy 27/05/2019 15:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà