KHOA HOC DOI SONG 21.8 PHAT THANH
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống

MC1: OCOP là Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Tỉnh Quảng Trị đã đưa chương trình OCOP vào chương trình công tác trọng tâm của tỉnh năm 2019 và xác định OCOP là trọng tâm của Chương trình xây dựng nông thôn mới Quảng Trị với mục tiêuQuảng Trị sẽ có tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.

MC2: Xác định khoa học công nghệ là chìa khóa quan trọng trong việc thực hiện chương trình OCOP,Sở KH&CN Quảng Trị đã vào cuộc hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình ứng dụng KH&CN, xây dựng, đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm OCOP.Vậy, việc thực hiện này đã được ngành khoa học và công nghệ triển khai như thế nào? Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về vấn đề này trong chuyên mục khoa học đời sống, mời quý vị cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Để phát huy tối đa vai trò của KH&CN trong việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 – 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng,ban hành kế hoạch triển khai thực hiện năm 2019-2020 Mỗi xã một sản phẩm với những mục tiêu thiết thực và đề ra lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể. Nói thêm về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng đến với bài viết sau của nhà báo Lâm Hạnh.

MC2: Là một trong những cây trồng được xác định là chủ lực, đến nay huyện Hướng Hóa đã phát triển hơn 3.000 hachuối, số lượng cung ứng ra thị trường hơn 24 nghìn tấn chuối. Đến nay, sản phẩm chuối của 7 xã Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, TT Lao Bảo, Hướng Lộc, xã Thuận, xã Thanh là các tổ chức thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “ Chuối Hướng Hóa” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.Đây là cơ sở đểChuối Hướng Hóa được chọn là một trong những sản phẩm tham gia chương trình OCOP.Sở KH&CN sẽ tiếp tục hỗ trợ sản phẩm này đăng ký và áp dụng mã số mã vạch, thiết kế nhãn sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để phát triển thành sản phẩm chủ lực trong chương trình OCOP.Hội Nông dân Hướng Hóa- đơn vị quản lý sản phẩm này bày tỏ mong muốn được Sở tiếp tục vào cuộc phát huy vai trò đồng hành cùng bà con nông dân trồng chuối. Ông Hồ Văn Toàn -Chủ tịch Hội Nông dân Hướng Hóa nói:

Băng: Giới thiệu về sp chuối HH, Mong muốn xây dựn thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm)

MC2: Anh Đỗ Minh là chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Long cũng là người nông dân trực tiếp trồng chuối từ nhiều năm nay. Anh cho biết, hiện nay, người nông dân trồng chuối vẫn phải phụ thuộc vào thương lái thu mua chuối rồi đưa sang các thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan để bán theo đường tiểu ngạch, không ổn định. Điều người dân trăn trở nhất là không có cơ sở để người tiêu dùng nước ngoài truy xuất nguồn gốc, nhận biết sản phẩm chính là sản phẩm chuối Hướng Hóa. Chính vì vậy, khi biết tham gia chương trình OCOP, sẽ được Sở KH&CN hỗ trợ về việc đăng kí mã số mã vạch, dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, người dân rất phấn khởi. Anh Đỗ Minh Chủ tịch Hội Nông dân Xã Tân Long nói:

Băng: Nói về việc nếu được hỗ trợ thành công

MC1: Tại vùng Cùa, gia đình ông Nguyễn Ngọc Xuân, thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộxây dựng trang trại nhân giống Gà Cùa theo hướng an toàn sinh học với quy mô 2000 con. Trang trại của ông Xuân đã được Sở KH&CN hỗ trợ giống, thức ăn tinh, chế phẩm sinh học làm đệm lót nên phát triển đảm bảo yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù sản phẩm Gà Cùa đã được công nhận nhãn hiệu tập thể nhưng vẫn chưa thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm làm ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng thương hiệu bền vững để có đầu ra ổn định. Nguyễn Ngọc Xuân, thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ cho biết:

Băng:Mong muốn được Sở KHCN tiếp tục hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

MC2: Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện có hiệu quả chương trình sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, liên kết sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.Ông Trương Đình Tùng, Chủ tịch UBND-xã Tân Long, Hướng Hóa cho biết:

Băng: Về mong muốn hỗ trợ trong vấn đề xây dựng nhãn hiệu sản phẩm tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện các tiêu chí NTM)

MC2: Quảng Trị có nhiều loại sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh, có thể phát triển thành sản phẩm OCOPnhư gạo chất lượng cao, hồ tiêu, cà phê, cao dược liệu, tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu lạc, tinh bột nghệ, ném, cá hấp, nước mắm, tôm, các loại sản phẩm từ chăn nuôi. Tuy nhiên, đa số sản phẩm được sản xuất thủ công,nhiều sản phẩm chưa được xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc, do đó hạn chế thị trường tiêu thụ của sản phẩm trong và ngoài nước.

MC1: Một trong những hoạt động có ý nghĩa nền móng cho việc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm OCOP của Sở KH&CN trong những năm gần đây là xúc tiến Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng sở hữu tập thể cho các sản phẩm. Ông Trần Thiềm – Phó Giám đốc sở KH&CN nói:

 

Băng: Những kết quả trong thực hiện

 

MC2: Năm 2018, Sở KH&CN đã hỗ trợ thực hiện thành công dự án xác lập, xây dựng và quản lí nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 9 sản phẩm đặc sản địa phương. Hiện nay 09 sản phẩm đặc sản của địa phương đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận. MC1: Năm 2018, Chỉ dẫn địa lý hạt tiêu Quảng Trị đã mở rộng khu vực địa lý bao gồm 38 xã, thị trấn trên địa bàn 4 huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hóa.Đặc biệt trong 2 năm 2018-2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành tư vấn và hỗ trợ kinh phí xác lập 17 nhãn hiệu tập thể và 05 nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh trên địa bàn tỉnh.

MC2: Bên cạnh đó, trước khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Trị, Sở KH&CN cũng đã chú trọng triển khai công tác hỗ trợ về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN theo Nghị quyết 31 thông qua nhiệm vụ cơ sở) nhằm phát triển phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị từ trước đến nay. Đây là những tiền đề phục vụ có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo nguyện vọng của nông dân thông qua các tổ chức kinh tế như HTX, doanh nghiệp.

Nhạc cắt

 

MC1: MC1: Thưa quý vị và các bạn! Nằm trong chuỗi của chương trình OCOP, đến nay các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Rau, Chuối, các sản phẩm cao dược liệu Định Sơn, Đậu đen xanh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Nói về quy trình để có được giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mời quý vị và các bạn cùng đến với bài viết” Những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể” của PV Ngọc Diệp.

MC2: Có được những kết quả trên chính là nhờ công tác quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm sản sau khi được bảo hộ đã được triển khai tích cực.

MC1: Qua thực tế đánh giá cho thấy những sản phẩm đặc sản của địa phương sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có những thuận lợi nhất định trong việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thâm nhập thị trường.Và những sản phẩm này đã được người tiêu dùng biết đến.

MC2: Còn đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu thông thường thì ngay sau khi đăng ký các nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ các tổ chức tập thể đã xây dựng các quy chế và vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể, các chủ sở hữu nhãn hiệu cũng xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm bảo vệ, phát huy danh tiếng, uy tín của sản phẩm và của đơn vị. Ông Lê Dinh-trưởng phòng quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN cho biết thêm:

Băng: Nói về quyền lợi khi tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với cây ném.

MC1: Sở hữu trí tuệ đã và đang trở thành một công cụ quan trọng để nâng cao giá trị cho sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng, với một tỉnh có nhiều nông, lâm đặc sản là sản phẩm chủ lực như Quảng Trị thì việc đăng ký và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn liền với tên địa danh và mang những đặc tính riêng bằng các hình thức đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể nhằm đảm bảo quyền sử dụng của cả cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh là rất quan trọng. Ông Lê Dinh, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN cho biết thêm:

Băng:

MC2: Để được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ này, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định, sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất lượng cụ thể và phải tuân theo một hệ thống kiểm soát chặt chẽ.

MC1: Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín, danh tiếng và xuất xứ của sản phẩmm, đồng thời cũng là lý do mà người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

MC2: Tuy nhiên, phát triển quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị nông sản không thể một sớm một chiều, có ngay kết quả, mà đòi hỏi phải kiên trì cả một quá trình.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Để quyền sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ đưa nông sản của tỉnh lên một tầm cao mới, cần có sự đồng thuận, tham gia nhiệt tình của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp, có như vậy mới tạo được chuỗi liên kết bền vững tạo điều kiện cho các vùng sản xuất nông sản của tỉnh phát triển ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết sau của PV Ngọc Diệp sẽ phản ánh rõ nét hơn về vấn đề này, chúng ta cùng lắng nghe.

MC2: Năm 2017, 15 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và tiến hành triển khai xác lập và hoàn thiện 09 bộ hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký xác lập nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể cho 09 sản phẩm và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và tiến đến cấp văn bằng bảo hộ năm 2018. Bên cạnh đó có những sản phẩm được bảo hộ thương hiệu và đưa ra thị trường người tiêu dùng.

MC1: Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết đối với những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm. Qua đó để xác lập quyền bảo hộ, xây dựng thương hiệu đưa ra thị trường.

MC2: Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của địa phương chính từ việc sản xuất tinh dầu là thành công của chị Lê Thị Huyền Thoại, thành phố Đông Hà.Chị Thoại đã tự tìm hiểu và mở cơ sở sản xuất tinh dầu thảo mộc với thương hiệu Tinh dầu Huyền Thoại.

MC1: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ quy mô thủ công nhỏ lẻ cơ sở đã áp dụng tiến bộ KH&CN, đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Số lượng tinh dầu thiên nhiên của cơ sở rất phong phú với 10 sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ: gừng, tràm, hoa ngũ sắc, bạc hà, sả, bưởi..., được người tiêu dùng đón nhận.

MC2: Các sản phẩm tinh dầu này đã được ngành chức năng kiểm tra cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chất lượng, đồng thời chị cũng đã đăng ký thương hiệu, mã vạch, nhãn mác cho các sản phẩm tạo ra chỗ đứng cho thương hiệu tinh dầu thiên nhiên từ miền đất Quảng Trị trên thị trường. Chị Lê Thị Huyền Thoại-chủ cơ sở sản xuất tinh dầu Huyền Thoại cho biết:

Băng: Thương hiệu đối với một sản phẩm là rất quan trọng, chính vì vậy bản thân khi làm ra sản phẩm phải xây dựng và bảo hộ được sản phẩm.

MC2: Với việc ban hành Nghị quyết số 31 về chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2025 sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa.

MC1: Cụ thể, nghị quyết sẽ tập trung vào chính sách hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với mỗi phát minh hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp, hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu.

 

Chào cuối: chuyên mục khoa học và đời sống xin kết thúc tại đây, cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Những người thực hiện Ngọc Diệp….xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

 

 

 

 

 

Giới thiệu: OCOP là Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Tỉnh Quảng Trị đã đưa chương trình OCOP vào chương trình công tác trọng tâm của tỉnh năm 2019 và xác định OCOP là trọng tâm của Chương trình xây dựng nông thôn mới Quảng Trị với mục tiêuQuảng Trị sẽ có tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Xác định khoa học công nghệ là chìa khóa quan trọng trong việc thực hiện chương trình OCOP, Sở KH&CN Quảng Trị đã vào cuộc hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình ứng dụng KH&CN, xây dựng, đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm OCOP.

CM KHCN tháng 8, mời quý vị và đón xem vào lúc 19h45 ngày 15/8; 6h,11h15 ngày 16/6 trên sóng truyền hình và trên Trang Thông tin điện tử của Đài PTTH Quảng Trị!

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 17/08/2019 14:52 Lê Vĩnh Nhiên 20/08/2019 12:53
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà