thơ 7/3
Danh mục
Tạp chí người yêu thơ Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Ct thơ 7/3 -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct, chúng ta hãy đến với tác phẩm sau như một khám phá về nữ tính được đăng tải trên tạp chí của hội văn học nghệ thuật địa phương, bài của An Thái, chúng ta cùng nghe. -Tiếp nối ct, khi khám phá một nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều tác phẩm được công chúng văn chương hào hứng đón nhận, Hiếu Giang có bài viết sau, mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Phần cuối ct, chúng ta cùng tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện về thơ giữa pv với nữ nhà thơ Trương Thu Hương (băng) -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: người yêu thơ QT, ct này do Xuân Dũng thực hiện với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

Điểm thơ:

 

Chúng ta cùng đến với sáng tác của nhà thơ Từ Dạ Linh đăng tải trên tạp chí Cửa Việt.

Bài thơ lục bát “Ngải tình” là một sáng tác khá tình tứ của nhà thơ về đề tài tình yêu với một cách tiếp cận cũng mới trong thi ca hiện đại:

      Ngã ngang xuống đất là trời

Với em

Ta lẩy những lời thơ yêu

Ngã ngang qua giữa buổi chiều

Hoàng hôn chợt đến trao điều lý lơi.

Tâm trạng thật khó lý giải, thật khó cắt nghĩa khi đã gặp phải “bùa yêu” hay ngải tình như cách nói của tác giả, dù thực tại cụ thể đến mấy cũng chỉ như là cái cớ để người ta thổ lộ tình yêu, một tình yêu dường như sét đánh.

Và nhà thơ viết tiếp:

    Đi ngang qua bóng cuộc đời

Xanh chưa hết cỡ

Bạc rồi

Tóc mây

Sự tình chưa đẫm cơn say

Và em

Má đỏ hây hây hồng đào.

Tất cả như một giấc mơ, kể cả cuộc tình ngất ngây như sét đánh và đời người như cổ nhân đã nói tựa bóng câu qua cửa sổ.Riêng em, riêng người yêu trong thơ ấy vẫn cứ như thể ngày nào, vẫn không thay đổi, như thể ngày đầu, như thể bất chấp thời gian hay có phép màu buộc thời gian dừng lại. Và kết thúc bài thơ là những cảm xúc chất chứa tình yêu:

    Nụ tình ủ lửa lao xao

Mắt môi em

Có ngọt ngào như xưa

Lạy trời đổ xuống cơn mưa

Chắn ngang qua lối người đưa em về.


Từ ngày vướng ngải tình mê

Ta mơ ngang lối đi về cùng em

Giọt thương uống đến say mềm

Gọi em một tiếng

Êm đềm

Sáo bay.

Đẹp như tình yêu, đẹp như giấc mộng hay tình yêu chính là giấc mộng dù sau cùng mọi sự cũng sẽ đổi thay theo quy luật nghiệt ngã của thời gian. Dù tình yêu chia lìa thì lời thường vẫn đong đầy trên những lối xưa, vẫn ngóng theo em dù có bao khắc khoải đợi chờ. Yêu như thế thì mới đúng là bùa yêu. Chúng ta cảm nhận và trân trọng thêm một bài thơ về đề tài muôn thưở của nhà thơ Từ Dạ Linh.

 

Phê bình:

        MỘT NỮ THI SĨ NỔI TIẾNG.

                                                                                    (Xuân Dũng)

  Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, vốn là diễn viên múa từ năm 13 tuổi, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964). Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.

   Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ chị là thơ mang tâm trạng. Thời ấy nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hoà trong vui buồn chung của công dân. Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống của chính chị, từ hoàn cảnh của riêng chị. Viết trên đường 20 là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trở xao xác của một người đang yêu. Có bài bề bộn chi tiết hiện thực như một ký sự. Những năm ấy, đúng là ký sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mỹ, nhưng nó không thành ký mà vẫn là thơ do nỗi lòng riêng của tác giả đã tạo nên một mạch trữ tình xâu chuỗi các chi tiết rời rạc của ngày thường lại, tổ chức nó thành kết cấu của bài thơ. Xuân Quỳnh có tài toả lên các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống một từ trường cảm xúc của nội tâm mình, biến các chi tiết đời trở nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ (Trời trở rétKhông đề,Gió Lào cát trắngMùa hoa doiHoa cỏ may...)

Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mưa không phải của mìnhĐồi đá ong và cây bạch đànChuyện cổ tích về loài ngườiNhững người mẹ không có lỗi...) Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thật sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tư biện, viễn vọng mà chẳng dùng được vào việc gì.

   "Chồi biếc" là một trong những bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách Xuân Quỳnh: nhẹ nhàng, trong trẻo, tinh tế và sâu sắc.

   Mở đầu bài thơ như một bài đồng dao dành cho con trẻ chứ không phải cho người đã trưởng thành, nữ thi sĩ đã viết:

   Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm

  Bài thơ như nhịp đi chậm rãi, hay nói đúng hơn là theo nhịp đi bách bộ của một đôi lứa đang yêu. Như đã nói bài thơ với loại câu bốn chữ, đều đặn vang lên như một bài đồng dao cho người lớn như tên một bài thơ, như cách nói sau này của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Tất cả hiện lên trữ tình, trong sáng và trong suốt như tình yêu một thưở của bao người. Để ồi:

   (Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm mầu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)

Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho trời thêm xanh

   Từ chuyện tình yêu, thoáng chốc bài thơ đã chạm đến một mối quan tâm vĩnh cữu của con người: cái chết. Điều đó như một quay luật bất biến, vĩnh hằng, không thể nào thay đổi, như lá vàng trút xuống, lá xanh con flaij trên cây. Hình tượng mang tính ẩn dụ khi đôi lứa bên nhau, trong những phút giây hạnh phúc nhất. Trong tình yêu tuyệt vời của tuổi trẻ đã co mầm không phải ly biệt mà là tử sinh, dù tử sinh cũng vậy, cũng là sinh ly tử biệt.

   Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỷ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc

   Bài thơ kết thúc như một lời nhắc nhẹ nhàng, nói về cái chết khi còn đầu xanh tuổi trẻ, lại đang yêu là một nghịch lý, một sự lạ trong thơ, nhiều khi có người kiêng cữ, nhưng Xuân Quỳnh vẫn nói, vẫn viết thành thơ mà không chút bi quan, trái lại còn lạc quan để sống, để yêu hương,để cống hiến. Vì vậy bài thơ có cách nhìn mới, có khám phá và tạo nên một Xuân Quỳnh không dễ giống ai.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 04/03/2020 05:33 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:41

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà