Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 8.8.2021
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 8.8.2021

Trích bài hát: Sài Gòn tôi sẽ

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Những ngày giãn cách xã hội này Sài Gòn rất vắng, TP bị mất đi sức sống sôi động vốn có, cùng những âu lo và tổn thất lớn vì đại dịch COVID-19. Đây cũng là khoảng thời gian người dân cả nước hướng về Sài Gòn với những tình cảm mến thương. Và với những nghệ sỹ sinh sống và lập nghiệp tại Sài Gòn, cảm xúc họ dành cho Thành phố trong những ngày này ra sao?Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe những chia sẽ trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Còn trước tiên, mời Quý vị và các bạn cùng đến với 1 vài thông tin trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh nhà.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn! Cồng chiêng là một loại hình văn hóa mang tính đặc trưng vùng miền của đồng bào dân tộc huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ở đây có nền văn hóa dân gian phong phú, với ba dân tộc anh em định cùng  sinh sống lâu đời chủ yếu là Pa Kô, Vân Kiều và Kinh. Trong các lễ hội họ dùng nhiều loại nhạc cụ như cồng chiêng, đàn ta lư, trống, sáo, chập chọe...diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Cồng chiêng thường được người dân sử dụng tại các lễ hội truyền thống hoặc sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước như lễ hội Ariêu Ping (cải táng), Prúc bor (cầu mùa), cúng lúa mới, mừng làng mới, cưới hỏi, ma chay... Cồng chiêng tại các lễ hội góp phần thắt chặt và gắn kết mối quan hệ cộng đồng của người dân, được dùng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và gắn liền với sinh hoạt, lao động. Trong không gian các lễ hội này, mỗi cá nhân sẽ sử dụng một nhạc cụ và tiết tấu riêng, được kết hợp tổng thể thành một giai điệu.

Trong những năm gần đây dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập trong nước và quốc tế diễn ra mạnh mẽ khiến các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao bị ảnh hưởng, trong đó văn hóa cồng chiêng. Tháng 6 năm 2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định số 1450/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể truyền thống tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 - 2030. Đề án ra đời trong thời điểm hiện tại mang tính thiết thực, giúp cho việc thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng tại các huyện miền núi phía Tây Quảng Trị hiệu quả hơn.

2. Hằng năm, tại khu vực sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian “Phá Trằm”. Đến với lễ hội “Phá Trằm”, mỗi người dân ở làng Trà Lộc đều mang theo bên mình một vật dụng dùng để bắt cá và cùng nhau đến Khu sinh thái Trà Lộc tham gia lễ hội “Phá Trằm”.

Lễ hội “Phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu. Nội quy bắt cá chỉ được bắt bằng nơm, lưới hoặc vợt và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác. Lễ hội thực sự là một chuyến săn cá đầy thú vị.

Lễ hội “Phá Trằm” với mục đích là ngày xả nước trong đầm để đón mùa mưa lũ mới, bên cạnh đó làm sạch môi trường trong khu sinh thái Trằm Trà Lộc, đồng thời giúp cho những người con xa quê nhớ về ngày hội "Phá Trằm" bắt cá của làng đã có lịch sử từ xa xưa.

3.Trong nghệ thuật ẩm thực Quảng Trị, bánh đúc rau câu được biết đến là một trong những đặc sản của vùng đất này với nguyên liệu duy nhất của món ăn này chính là rau câu. Đặc biệt trên những bãi đá ở biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh người dân làng biển thường ra đây hái rau câu về làm bánh đúc – món quà quê dân dã vừa dễ làm vừa bổ dưỡng.

Khi mùa hè đến là lúc rau câu bắt đầu mọc. Rau câu có thân lá rất nhỏ, thường mọc trên đá ở những nơi sóng cả, phải đợi thủy triều xuống mới hái được. Rau câu sau khi hái về được rửa sạch nhiều lần và lọc hết cát sạn, sau đó cho vào nồi nước đang sôi và ninh nhừ nhỏ lửa tới khi cô lại và có màu xanh đậm.

Khi còn nóng, bánh được múc ra từng bát nhỏ đã lót sẳn một lớp lá bai cho tới khi đông hẳn. Điều đặc biệt là loại bánh này không cho thêm bất cứ phụ gia hoặc gia vị nào, nên vẫn giữ được mùi vị tự nhiên của rong biển và hàm lượng dinh dưỡng chứa trong đó.  Bánh đúc rau câu được ăn kèm với đường hoặc ruốc. Bánh vừa làm xong lột lớp lá bai chấm với ruốc đã pha kèm tỏi, ớt, chanh; chỉ cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị mát, vừa mềm mềm, vừa thơm thơm hương vị đặc trưng của rong biển.

Ngày nay, bánh đúc rau câu không chỉ đơn thuần là món quà quê, mà đã dần xuất hiện trên các bàn tiệc cưới hỏi, giỗ chạp, và trở thành món đặc sản ngon, bổ, rẻ của xứ biển. Hương vị mặn nồng của bánh đúc rau câu giản đơn thuần khiết như tấm lòng hồn hậu của người dân Quảng Trị – thứ hương vị mà mỗi người đi xa đều luôn nhớ về.

Trích bài hát: Quảng Trị

PTV1: Thưa Quý vị và các bạn! Những ngày qua, TP.HCM là một trong những địa phương ghi nhận số người dương tính với SARS-CoV-2 nhiều nhất cả nước. Nơi đây đang là điểm nóng dịch bệnh khiến một Sài Gòn sầm uất, náo nhiệt hằng ngày trên từng con phố, chen cứng người xe mỗi cuối tuần- nay bỗng dài sâu hun hút tĩnh lặng, không bóng người.Với gần 750 điểm phong tỏa, đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh giăng dây, rào lưới, phong tỏa.

PTV2:  Để nhanh chóng dập dịch, ổn định đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, TP.HCM  đã áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn thành phố. Và giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào cả nước đã kề vai, sát cánh cùng người dân ở thành phố mang tên Bác với những tình cảm trân quý.  Trong đó, nhiều văn nghệ sĩ đã chung sức, góp “lửa” trợ giúp cho người dân gặp khó khăn nói chung cũng như cộng đồng làm nghệ thuật nói riêng, để lại ấn tượng đẹp với công chúng.

Trích: Họa sỹ Trần Thế Vĩnh hát bài: Khi xa Sài Gòn

Thơ: Kim Tuấn

Nhạc: Lê Uyên Phương

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với bài hát: “Khi xa Sài Gòn”-Thơ: Kim Tuấn; Nhạc: Lê Uyên Phương. Vâng! Họa sỹ Trần Thế Vĩnh vốn là người con sinh ra và lớn lên làng Phúc Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. Anh hiện đang sinh sống và lập nghiệp tại TP HCM. Trong những ngày này, chứng kiến Sài Gòn đang bị bệnh, khiến anh có rất nhiều cảm xúc khác nhau. Nhân dịp họa sỹ Trần Thế Vĩnh hiện đang có mặt tại Quảng Trị,chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh.

1.Thưa họa sỹ Trần Thế Vĩnh! Những ngày vừa qua, TPHCM là tâm điểm bởi số lượng người bị nhiễm dịch bệnh COVID-19 tăng đột biến. Cảm xúc của anh ntn khi mỗi ngày nhận đc thông tin này ạ?

Anh Vĩnh trả lời….

2. Vâng! Đó là tâm trạng của một người từng nhiều năm sinh sống tại TP này. Và nhân đây anh có thể chia sẽ một chút cùng chúng tôi lý do tại sao anh lại chọn TPHCM để gắn bó với công việc của 1 họa sỹ?

Anh Vĩnh trả lời…

3. Vậy với mảnh đất gắn bó nhiều duyên nợ như vậy, ấn tượng của anh khi nhắc đến Sài Gòn là gì?

Anh Vĩnh trả lời…(TP sầm uất, hối hả, mang đầy sự sống, những quán cà phê mang hương vị Sài Gòn….)

Trích bài hát: Sài Gòn cafe sữa đá - Hà Okio

PTV:  Quý thính giả vừa đến với ca khúc: Sài Gòn cafe sữa đá - Hà Okio. Thưa họa sỹ Trần Thế Vĩnh. Một Sài Gòn với rất nhiều hình ảnh đẹp và ấn tượng phải ko ạ?

4.Thưa họa sỹ Trần Thế Vĩnh! Vậy những ngày này khi tạm xa Sài Gòn trở về Quảng Trị, anh vẫn thường xuyên theo dõi thông tin về nơi mình gắn bó phải ko ạ?

Anh Vĩnh trả lời…(vẫn thường xuyên theo dõi bởi Sài Gòn là nơi tôi gắn bó…năm, nơi dường như cả khoảng thời gian tuổi trẻ của tôi đã lưu lại ở đấy, nơi tôi đã lập nghiệp và gắn bó với nghề hội hoa, cho tôi những trải nghiệm vui buồn của câu chuyện nghề và cuộc sống, nơi tôi có những người thầy, những người bạn….)

5. Vâng! Quả là nơi gắn bó với rất nhiều duyên nợ phải ko ạ? Và anh đã thể hiện tình cảm của mình đối với mảnh đất Sài Gòn trong những ngày vừa quantn?

Anh Vĩnh trả lời….(Sáng tác những bức tranh về chủ đề Sài Gòn)…

PTV: Vâng! Xin cảm ơn anh! Thưa Quý vị và các bạn!Mặc dù hiện sinh sống và lập nghiệp tại TPHCM thế nhưng trái tim của người họa sỹ trẻ vẫn luôn hướng về quê nhà với những tình cảm nhớ thương da diết. Đặc biệt trong trận lũ lịch sử năm 2020, họa sỹ Trần Thế Vĩnh đã có buổi triển lãm tập sách “Vọng” để ủng hộ đồng bào Quảng Trị trong thời điểm khó khăn nhất.

P/s chèn 1: Để hoàn thành tập sách”Vọng”, họa sĩ Trần Thế Vĩnh đã bỏ công tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các tài danh để mỗi bức tranh bộc lộ đúng thần thái nhân vật. Bên cạnh mỗi chân dung, họa sĩ Trần Thế Vĩnh cũng ghi thêm cảm nhận riêng của mình về bậc tiền bối bằng tất cả sự tôn kính.

Dù Trần Thế Vĩnh tự nhận mình vẽ nhân vật bằng sự đồng điệu “không áp đặt”, “vẽ trong vô thức”, nhưng khi xem tranh của anh, người xem vẫn đọc được những “mật ngữ” và thông điệp ẩn giấu trong mỗi bức chân dung nhân vật. Đó là cuộc đời, thân phận và cả tác phẩm của họ thăng trầm theo chuyển biến của thời cuộc. Có những cuộc đời được nhìn nhận lại, nhưng cũng có người bị khuất lấp trong lớp bụi thời gian và sự định kiến... Vì vậy, vẽ cũng là cách để Trần Thế Vĩnh đưa những tài hoa ấy đến gần với công chúng hơn. Nhà văn Hoàng Công Danh chia sẽ thêm:

Trích băng (NX về tranh Vĩnh)

Hầu hết chân dung của Trần Thế Vĩnh vẽ đều đạt đến những sắc thái sinh động, chân thật, cộng với bút pháp khoáng đạt, linh hoạt, người xem thích thú với những cá tính sáng tạo khác biệt và mạnh mẽ được thể hiện. Chính cá tính sáng tạo đặc biệt đó đã giúp Trần Thế Vĩnh nhận được nhiều sự ủng hộ, quan tâm của họa sĩ trong nghề và giới quan tâm đến mỹ thuật.

Trích bài hát: Chiều trên phá Tam Giang; ST Trần Thiện Thanh

6. Quý vị và các bạn vừa nghe bài hát…….Vâng! Không chỉ là 1 họa sỹ mà Trần Thế Vĩnh còn rất yêu âm nhạc phải ko ạ? Xin được quay trở lại một chút với những sáng tác của anh. Trong sự nghiệp của mình, ý nghĩa mà anh thường gửi gắm ttrong những tác phẩm của mình tới công chúng qua những sáng tác của mình là gì ạ?

Anh Vĩnh trả lời…

7. Vậy so với những chủ đề  sáng tác trước đây, thì lần này chủ đề về Sài Gòn mang lại cho anh cảm xúc khác hay ko ạ?

Anh Vĩnh trả lời….

8. Và để sáng tác những bức tranh về chủ đề Sài Gòn trong những ngày dịch bệnh, anh sử dụng nghệ thuật hội họa ra sao để thể hiện được không khí của Sài Gòn lúc này?

Anh Vĩnh trả lời…

Trích bài hát:Sài Gòn Sài Gòn – Vmusic

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với bài hát: “Sài Gòn Sài Gòn” do Châu Đăng Khoa sáng tác qua phần thể hiện của nhóm Vmusic. Vâng! Những câu hát tràn ngập tình yêu thành phố vang lên khiến chúng ta xúc động khi nghĩ về Sài Gòn. Nhiều nguời nói, Sài Gòn đang bị ốm nhưng chúng ta hy vọng Sài Gòn sẽ nhanh khỏe lại thôi.

9.Thưa họa sỹ Trần Thế Vĩnh! Có lẽ lo lắng và thương cảm là cảm xúc chung của tất cả chúng ta lúc này khi nghĩ về Sài Gòn. Nếu như người dân dành những món quà từ những mặt hàng nông sản hay góp tiền để ủng hộ người dân Miền Nam nói chung và sài Gòn nói riêng thì giới văn nghệ sỹ lại thể hiện tình cảm bằng những đứa con tinh thần của mình. Anh nghĩ ntn về điều này?

Anh Vĩnh trả lời…(rất đáng quý và trân trọng…)

10. Vâng! Với văn nghệ sỹ dù ở thể loại nào cũng mang đến những giá trị tốt đẹp. Qua những ngòi bút đầy sáng tạo và cảm xúc, các tác phẩm đã mang đến công chúng những hình ảnh, những câu chuyện nhân văn về một Sài Gòn mến thương để mỗi người có thêm niềm tin, có thêm nghị lực chiến thắng đại dịch COVID- 19. Và với họa sỹ Trần Thế Vĩnh, điều mà anh muốn nhắn nhủ đến Sài Gòn lúc này là gì?

Anh Vĩnh trả lời……(…mong ước Sài Gòn sớm chiến thắng dịch bệnh…)

Vâng! Xin cảm ơn họa sỹ Trần Thế Vĩnh với câu chuyện ý nghĩa.

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Mong ước Sài Gòn nhanh chóng sẽ chiến thắng bệnh dịch là mong ước của triệu trái tim Việt Nam lúc này. Đó không chỉ là niềm tin mà còn là niềm tự hào về Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh, thành phố chưa khi nào chịu lùi bước trước bất cứ hiểm nguy khó khăn nào trong lịch sử suốt hơn 300 năm nay từ thời lập phố. Và những ngày này, cũng sẽ được ghi vào lịch sử thành phố để mãi nhiều năm sau, 350 năm - 400 năm - 500 năm..., người dân Sài Gòn vẫn nhớ đến những khoảnh khắc thời gian thương khó này.

Trích bài hát: Cố Lên Sài Gòn" ; nhạc sĩ Nguyễn Hoài Anh sáng tác

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Ca khúc “Cố Lên Sài Gòn" do nhạc sĩ Nguyễn Hoài Anh sáng tác cũng đã khép lại Tạp chí VNCN tuần này tại đây. Chương trình do AT biên tập và dàn dựng cùng với sự tham gia của….Thân ái chào tạm biệt quý vị và các bạn!

                                                                                   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 03/08/2021 09:18 Lê Vĩnh Nhiên 04/08/2021 14:04

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà