Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 24.10.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn!Thưa quý vị và các bạn! Trong cuộc chiến “chống giặc COVID-19”, không tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài cuộc. Với các văn nghệ sĩ, công tác phòng, chống dịch bệnh là hiện thực cuộc sống sinh động để sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật. Hầu hết các tác phẩm bám sát hoạt động phòng, chống dịch; cổ vũ người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp “5K”; ca ngợi lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đây sẽ là nội dung chúng tôi chuyển đến Quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay. Còn mở đầu chương trình, mời Quý vị và các bạn cùng đến với một vài Thông tin đáng chú ý sau đây.

Nhạc cắt

1.     LẦN ĐẦUTIÊN CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID 19 CỦA VN  ĐƯỢC ĐƯA LÊN MÀN ẢNH

Thưa Quý vị và các bạn! Bước tiếp với hoài bão/giấc mơ đưa tinh thần dân tộc Việt Nam lên màn ảnh, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh đang chuẩn bị tiền kỳ cho bộ phim mới mang tên "Bản mệnh thiên thần" lấy cuộc chiến chống Covid-19 làm chủ đề. Phim dự kiến ra mắt công chúng vào tháng 2/2022.

Bản mệnh thiên thần' không phải là một phim chuyên sâu về y khoa, mà bộ phim được hư cấu từ những câu chuyện được góp nhặt được trong cuộc chiến chống dịch trên những phương tiện truyền thông đã phản ánh suốt thời gian qua. Phim chỉ chú trọng khai thác và khám phá thế giới nội tâm, tình cảm và những tình huống khốc liệt mà người trong cuộc phải đối diện: Ranh giới giữa sự sống và cái chết, trạng thái phức tạp của con người khi đối diện với loại virus gây bệnh quái ác.

“Bản mệnh thiên thần” là một câu chuyện hư cấu dựa trên những sự kiện được ghi nhận từ các nhân chứng trong cuộc chiến và thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông suốt thời gian qua. Câu chuyện được kể lại thông qua hồi ức đầy kinh khủng của một nhân vật shipper chuyên ship các hũ tro cốt sau khi hoả táng của nạn nhân đã mất trong đại dịch mà chưa được người thân kịp nhận về. Ký ức dẫn anh về những ngày khởi đầu cho trận chiến dài kỳ là chỉ thị phong tỏa các bệnh viện đang có ca nhiễm trong toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh bộc bạch thêm về ý nghĩa của tựa đề “Bản mệnh thiên thần”: Bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu chống lại Covid-19 của toàn dân Việt Nam. Được cố vấn về kiến thức y khoa của các y bác sỹ có uy tín nhưng Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh không khai thác vào các kiến thức y khoa chuyên sâu mà dựa vào chủ đề y đức được thể hiện qua sự hy sinh của đội ngũ y bác sỹ dành cho bệnh nhân của mình trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19 và tái hiện lại một lát cắt nhỏ về tinh thần chiến đấu và phẩm giá nhân hậu “lá lành đùm lá rách” của người Việt trong trận chiến này.

2.ÂM VANG TÙ TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH, CA KHÚC  “CÔ GIAO LIÊN” CỦA NHÀ BÁO, NHÀ THƠ NGUYỄN HỒNG VINH

Vừa qua, Truyền hình Nhân Dân đã phát sóng chương trình giới thiệu “Tác giả - Tác phẩm” mới với ca khúc “Cô giao liên” do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phổ nhạc bài thơ “Cô giao liên ở Ba Lòng” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh.

Sau khi lên sóng, chương trình đã thu hút sự quan tâm, yêu mến của đông đảo khán, thính giả cả nước, với những phản hồi, ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng tư tưởng, nghệ thuật và sức lan tỏa của tác phẩm; đồng thời bày tỏ ấn tượng, sự mến mộ và cảm phục đối với ekip sản xuất chương trình trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, đặc biệt ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước đang phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch.

Việc giới thiệu hình ảnh chiến đấu, hy sinh dũng cảm của cô giao liên ở mặt trận Quảng Trị năm 1972 có tính thời sự - chính trị cao, góp phần thiết thực giáo dục, bồi đắp truyền thống cách mạng, nối tiếp ý chí bất khuất của cha anh ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để có thêm sức mạnh đẩy lui kẻ thù giấu mặt hôm nay. Chính vì vậy, chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, chỉ sau một giờ phát sóng, đã có gần 500 ý kiến về ý nghĩa và tác dụng thiết thực của một tác phẩm truyền hình. Phần lớn ý kiến đều đánh giá cao sự hòa quyện giữa thơ và nhạc, tạo thành sinh thể nghệ thuật trọn vẹn, có tính tư tưởng, nghệ thuật cao, mang lại niềm xúc động dâng trào trong lòng người nghe.

3.GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA BẢN LÀNG

Với sự vào cuộc đầy tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa cùng sự tham gia tích cực, đầy tâm huyết của các nghệ nhân, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Pa Kô đã được thực hiện hiệu quả. Những nhạc cụ dân tộc, làn điệu âm nhạc truyền thống, nghề truyền thống… đã được giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân cũng như quảng bá, giới thiệu nét đẹp văn hóa lâu đời đến nhiều vùng miền trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Một trong những việc làm ấn tượng của các nghệ nhân ở xã Lìa đó là dành trọn tâm huyết để truyền lại “linh hồn” của bản làng cho thế hệ hôm nay. Họ đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 2 câu lạc bộ cồng chiêng với khoảng 50 thành viên; tổ chức sinh hoạt thường xuyên nhằm giữ gìn và quảng bá nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. Các CLB cồng chiêng này thường xuyên tham gia hội thi ở trong huyện, tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên đạt nhiều kết quả cao. Nhiệm vụ quan trọng được các CLB quan tâm là tổ chức các hoạt động truyền dạy văn hóa dân tộc, sử dụng cồng chiêng, hát dân ca… cho người dân, nhất là thanh niên trong bản làng. Cụ thể, nghệ nhân Hồ Cu Chảnh, nghệ nhân Côn Giới trực tiếp dạy các làn điệu dân ca; nghệ nhân Ăm Khăm, nghệ nhân Côn Khia... trực tiếp dạy sử dụng nhạc cụ.

Nghệ nhân Hồ Văn In- Kỳ Nơi cho hay: “Niềm vui của những nghệ nhân ở đây là truyền dạy lại cho người dân bản làng biết sử dụng, giữ gìn các nhạc cụ, làn điệu âm nhạc dân tộc. Lớp trẻ hôm nay đã lĩnh hội đầy đủ và sử dụng tốt các nhạc cụ, làn điệu dân ca từ các nghệ nhân truyền lại. Đây là điều đáng mừng, bởi thế hệ sau sẽ tiếp nối truyền thống, làm cho nền văn hóa đặc trưng của người Pa Kô vang xa”.

Nhạc cắt

 PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Thời gian qua, các văn nghệ sỹ đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Qua đó đã truyền tải các thông điệp ý nghĩa trong công tác phòng chống dịch, cổ vũ, động viên các lực lượng tuyến đầu và nhân dân chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Với mỗi người một lĩnh vực, mỗi cách thể hiện khác nhau, song tất cả đều thể hiện sự sẽ chia và gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa trong cuộc chiến chống đại dịch.

PTV: Đối với nhà thơ Trần Thị Lý- Không nằm ngoài cuộc, chị vốn là một giáo viên tiểu học về hưu, bằng tình yêu với văn chương, chị cũng tích cực cho ra mắt nhiều bài thơ với chủ đề covid 19.

Trích bài thơ: Con hiểu rồi

1.     Quý vị và các bạn vừa đến với bài thơ: “Con hiểu rồi”- một bài thơ vô cùng xúc động của nhà thơ Trần Thị Lý. Chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với chị để hiểu hơn về những sáng tác của nhà thơ Trần Thị Lý với chủ đề này.

Thưa chị Trần thị Lý, với bài thơ “Con hiểu rồi” mà Quý thính giả vừa thưởng thức, Chị có thể chia sẽ về sự ra đời của bài thơ này ạ?

Chị Lý trả lời….

2.Vâng! “Con hiểu rồi” là bài thơ bắt nguồn từ một câu chuyện xảy ra trong dịch bệnh C0Vid 19. Vậy để có thể chuyển tải câu chuyện đó thành những vần thơ xúc động như vậy, ắt hẳn chị đã chắt chiu từng con chữ trong quá trình sáng tác phải ko ạ?

Chị Lý trả lòi…

3/ Vâng! Sau khi bài tho hàn thành thì chi tiết nào trong bài thơ khiến chị day dứt và xúc động nhấ ạ?

Chị Lý trả lời….

Trích bài thơ: Con hiểu rồi

4/ Chương trình xin tiếp tục cuộc trò chuyện với chị Trần thị Lý! Thưa chị! Trong thời gian qua, khi dịch bệnh covid 19 xảy ra, đã có rất nhiều tp văn học NT ra đời gắn với chủ đề này. Là một người yêu mến và gắn bó với thơ ca, vậy chủ đề covid 19 gợi lên trong chị những cảm xúc sáng tác ntn ạ?

Chị lý trả lời….

5/Vâng! Và với chị, khi viết về các bài thơ gắn với chủ đề covid 19 có phải đều gắn với những câu chuyện chị được nghe hay chứng kiến từ thực tiễn cuộc sống phải ko ạ?

Chị Lý trả lời….

P/s chèn: Nhà thơ Trần Thị Lý đén với thơ ca bằng cả tâm hồn rung động của mình. Những sáng tác của tác giả Trần Thị Lý đều bắt nguồn từ những câu chuyện có thực trong những ngày dịch bệnh hoành hành. Bằng sự nhạy cảm và tìm tòi trong cách thể hiện, các tác phẩm của bà đã truyền tải năng lượng tích cực về phòng chống dịch COVID-19. Trong thời điểm khi dịch bệnh khiến nhiều người, nhiều gia đình gặp muôn vàn khó khăn; nhà thơ Trần Thị Lý với mong muốn sẻ chia và góp thêm tiếng nói, tình cảm của mình bằng những vần thơ giản dị nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, thể hiện tinh thần, trách nhiệm và tình cảm của mình với lực lượng tuyến đầu chống dịch. Những giai điệu, lời thơ của chị như liều thuốc tinh thần lan tỏa, chạm vào trái tim của mọi người. Trong đó có một số bài được thu âm, dựng MV và  đăng tải trên mạng xã hội, nhanh chóng ghi dấu đậm nét trong lòng người nghe.

Trích bài thơ: Ba sẽ về

Quý vị và các bạn vừa đến với bài thơ: Ba sẽ về- ST: Trần Thị Lý, qua giọng ngâm của Nghệ sỹ Mạnh Hùng.

6/Thưa chị! Với bài thơ “Ba sẽ về” được chị lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện nào ạ?

Chị lý trả lời

7/Vậy so với bài thơ “Con hiểu rồi” thì bài thơ “Ba sẽ về” được nhà thơ Trần Thị Lý dành những mạch nguồn cảm xúc ntn ạ?

Chị Lý trả lời…

Trích p/v diễn ngâm: Mạnh Hùng

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Vừa rồi chúng ta đã đến với giọng ngâm thơ của anh Mạnh Hùng- một giọng ngâm vô cùng quen thuộc đối với những người yêu thơ trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh cũng là người thường xuyên thể hiện các bài thơ của nhà thơ Trần Thị Lý như bài thơ Ba sẽ về mà chúng tôi vừa gửi đến Quý thính giả. Chúng ta hãy nghe những chia sẽ của Mạnh Hùng khi thể hiện bài thơ này.

(1.Cảm xúc của anh ntn khi đến với bài thơ ; Ba sẽ về của nhà thơ Trần Thị Lý?)

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Là một ngườ rất yêu thơ, trong thời gian qua nhà thơ Trần Thị Lý  đã sáng tác rất nhiều bài thơ với những chủ đề khác nhau. Mỗi bài thơ của Trần thị Lý đều là những rung cảm của chị trước nhịp điệu cuộc sống, được nhà thơ cảm nhận với những góc nhìn đầy yêu thương và sẽ chia, đặc biệt là những câu chuyện về chủ đề covid 19. Nghệ sỹ Mạnh Hùng cho biết thêm.

(2.Được biết anh thường xuyên thể hiện các bài thơ của tg Trần Thị Lý rất ấn tượng, đặc biệt là những sáng tác về covid 19. Vậy điều gì trong các tp của Trần Thị Lý mang lại cho anh nhiều suy nghĩ?)

8/ Thưa chị Trần Thị Lý, vừa rồi chúng ta cùng nghe chia sẽ của Nghệ sỹ Mạnh Hùng- Một người đã thể hiện rất thành công các tp của chị. Vậy cơ duyên nào đã giúp chị gặp gỡ và chọn Mạnh Hùng thể hiện các tp của mình ạ?

Chị Lý trả lời…

9/Và thường sau khi hoàn thành xong tác phẩm của mình, chị và NS Mạnh Hùng có cùng trao đổi với nhau trước khi thể hiện tp hay ko ạ?

Chị Lý trả lời…

Trích bài thơ

10. Thưa chị Lý! Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay, chị nghĩ ntn về vai trò của văn học nghệ thuật trong cuộc chiến chống đại dịch ạ?

Chị Lý trả lời..

Vâng! Xin cảm ơn chị

Trích thơ:

PTV: Trong lúc diễn biến của đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, các lực lượng đang ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch với tinh thần quyết tâm cao nhất,  cùng vớ các lĩnh vực VHNT khác thì những sáng tác âm nhạc góp phần cổ vũ động viên tinh thần họ. Đây cũng là hoạt động thiết thực của các nhạc sĩ đóng góp vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Phần cuối chương trình hôm nay, xin giới thiệu đến Quý vị và các bạn ca khúc: "Sài Gòn tôi sẽ" của thầy giáo 9X Thái Dương.

“ Gòn tôi sẽ”- Thái Dương

Thầy giáo Thái Dương sinh năm 1991, là thầy giáo dạy tiếng Anh khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Ngoài ra, anh còn được biết đến nhờ tài chơi đàn, ca hát và sáng tác. Mới đây, ca khúc do anh sáng tác về những ngày Sài Gòn giãn cách, căng mình chống dịch - "Sài Gòn tôi sẽ" đã gây sốt mạng xã hội.

"Sài Gòn tôi sẽ" là ca khúc được anh viết theo điệu valse, nhịp 3/4 khoan thai. Ca từ bài hát thấm đẫm tính nhân văn và hết sức nồng nàn, tả thực về một thành phố sôi động giờ đây vắng lặng không một bóng người. Từng câu từng chữ chậm rãi đi vào lòng người:

"Hàng quán hay chợ búa hay là cổng trường/ Rạp hát hay là công viên rồi giáo đường/ Cửa đóng then cài để bao người nhớ thương/ Quạnh vắng khi nhìn lá rơi đầy vấn vương/ Những dây giăng mắc khắp mọi nơi/ Như đang buộc trói tâm hồn tôi/ Tiếng xe còi hú nghe tả tơi, nghe tả tơi".

Song, bài hát cũng mang đến những hy vọng, lạc quan về một ngày mai không xa, cuộc sống sẽ trở lại bình thường, mọi người sẽ lại được gặp nhau "tay bắt mặt mừng":

"Sài Gòn tôi sẽ sớm mai sum vầy/ Sẽ không có dây, phố thưa lại đầy/ Sài Gòn tôi sẽ tái sinh rạng ngời/ Sẽ như lúc xưa sẽ lại vui/ Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, Phú Nhuận/ Sẽ ôm siết nhau, bắt tay, vui mừng...".

Trích: “Sài Gòn tôi sẽ"

Thái Dương cho biết, ca khúc này anh tặng người Sài Gòn và những ai yêu Sài Gòn. Bản thân anh không phải nhạc sĩ, chỉ viết nhạc để tâm sự. Có lẽ chính vì sự giản dị, mộc mạc từ một người không chuyên, từ mong ước muốn tâm sự ấy mà ca khúc chạm được trái tim người nghe một cách đầy xúc động.

Phần cuối chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức lại ca khúc: "Sài Gòn tôi sẽ" Thái Dương. Ca khúc này cũng khép lại thời lượng của Tạp chí VNCN tuần này tại đây. Thân ái chào tạm biệt Quý thính giả.

Trích: Sài Gòn tôi sẽ"

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 20/10/2021 16:01 Lê Vĩnh Nhiên 22/06/2022 14:36

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà