Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 31.10.2021

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Trên mảnh đất không được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, thì lao động luôn đòi hỏi sáng tạo. Hay nói cách khác, sự sáng tạo phải là yếu tố quan trọng đầu tiên để vượt qua gian nan thử thách. Quảng Trị, vùng đất khó khăn về địa thời địa thế, vùng đất đi qua chiến tranh với biết bao tang thương mất mát. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, mảnh đất ấy vẫn tiềm tàng một sức sáng tạo mãnh liệt. Chỉ riêng lĩnh vực nghệ thuật, những nghệ sĩ trên quê hương Quảng Trị đã nối tiếp nhau, tạo nên một sự kế thừa trên hành trình sáng tạo, mang đến cho đời những giá trị tinh thần cao đẹp.

PTV: Khi nhìn vào đội ngũ những người làm thơ và viết văn của tỉnh nhà, một cách chủ quan, chúng ta vẫn  thấy có sự kế tục, tiếp nối thế hệ. Bên cạnh các cây bút thành danh, lớn tuổi, hằng năm lại có thêm những cây bút trẻ được kết nạp vào hội VHNT Quảng Trị. Thế nên cụm tù “Cây bút trẻ” là chỉ cách gọi những người sáng tác văn chương tuổi đời đang còn trẻ và đang nỗ lực hết mình với chính câu chuyện của họ.

PTV:  Đó là cuộc sống, tuổi trẻ, tình yêu, nghề nghiệp-mưu sinh, những suy tư về quá khứ-lịch sử, những âu lo về hiện tại-tương lai, những hình dung mang đậm màu sắc của thời đại…Đây sẽ là nội dung chúng tôi chuyển đến Quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Còn mở đầu chương trình, chúng ta hãy cùng điểm lại một vài TT Văn hóa văn nghệ đáng chú ý sau đây.

Nhạc cắt

1.Ra mắt cuốn sách "Hồ Chí Minh - biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới"

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! "Hồ Chí Minh - biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới " là cuốn sách do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An thực hiện, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành. Đây là cuốn sách ảnh đặc biệt, được biên soạn để chào mừng kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, 80 năm Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, qua đó tri ân công lao vĩ đại của Người.

Cụ thể,  phần đầu mỗi chương sách đều là một chuyên luận, được bố cục thành các phần: Quê hương, gia đình, tuổi trẻ Hồ Chí Minh; Hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giai đoạn 1911-1945; Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954; Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1954-1969; Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại; Kế thừa và phát huy di sản ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đơn vị xuất bản cho biết, sẽ tiến hành số hóa để công trình này có sức lan tỏa rộng hơn.  Được biết ngoài phiên bản tiếng Việt, sách cũng đã có phiên bản tiếng Anh nên việc tiếp cận sách đối với bạn bè quốc tế khá thuận lợi.

Trước đó, nhân kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, NXB Thông tin và Truyền thông. cũng đã phối hợp. với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước  bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Nga, Trung Quốc, với mong muốn tuyên truyền cho đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh một cách sâu rộng nhất có thể.

2.Chèo đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định được lập hồ sơ trình UNESCO

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.

Cũng là nét văn hóa đẹp, Võ cổ truyền Bình Định xuất hiện từ rất sớm, đến thời Tây Sơn, vào thế kỷ XVIII thì thể hiện rõ nét. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định quyết định thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định - nơi giao lưu, trao đổi về các dòng võ cổ truyền, ngôi nhà chung của các làng võ cổ truyền Bình Định, nơi bảo trợ trên 100 võ đường võ cổ truyền Bình Định.

3. 38 tác phẩm đoạt giải A trong cuộc thi nghệ thuật về phòng, chống COVID-19

Thưa Quý vị và các bạn! Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam vừa tổ chức trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề "Phòng, chống dịch bệnh COVID-19"

Theo đó, sau hai tháng phát động, Ban tổ chức Giải thưởng đã nhận về hơn 200 tác phẩm dự thi. Qua vòng sơ loại, 143 tác phẩm hợp lệ đạt chất lượng chuyên môn cao đã được chọn vào vòng chấm giải của Ban giám khảo. Đa số các tác phẩm đều có sự đầu tư về chuyên môn như nội dung, dàn dựng, diễn xuất của các nghệ sỹ.

Các nội dung đều bám vào quy chế của cuộc thi: Ca ngợi tinh thần Việt Nam, ca ngợi công lao của các y bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội khi giãn cách hoặc cách ly, cũng như tuyên truyền về các cách phòng chống dịch COVID-19. Ngoài ra, nhiều tác phẩm còn đề cập đến các vấn đề như giáo dục, sự hi sinh của những người lính tuyến đầu, niềm tin vào Đảng, vào sự lãnh đạo của Chính phủ trong cuộc chiến chống COVID-19. Ban tổ chức đã chọn và trao 38 giải A, 24 giải B cho các tác phẩm và 2 giải cá nhân xuất sắc. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải Tác phẩm được yêu thích nhất (với tổng số lượt share, like, comment nhiều nhất) cho 2 tác phẩm gồm, tác phẩm “Tình anh Người Chiến sỹ áo trắng" của tác giả Lê Thế Song và tác phẩm “Lớp học đặc biệt mùa COVID” của Nhà hát múa rối Thăng Long.

4. CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT “TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG” CỦA ĐOÀN NTTT QUẢNG TRỊ

Với mục đích xây dựng các chương trình nghệ thuật phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 phức tạp, vừa qua Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Trị đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tổ quốc thiêng liêng”.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tổ quốc thiêng liêng” gồm có 03 phần: “Tiếng vọng non sông”; “Vượt lên” và “Bình minh quê hương”.  Đây là chương trình biểu diễn không khán giả, được ghi hình và phát trên sóng Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Trị và mạng xã hội nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cùng nhau vượt qua đại dịch; cổ vũ ngọn lửa đam mê, sự nhiệt huyết, sáng tạo của các nghệ sĩ để sáng tác các tác phẩm mới về đề tài phòng, chống dịch COVID-19, lan tỏa trong cộng đồng những thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Từ cuối tháng 4 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành Văn hóa đã tạm dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa, văn nghệ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Nhiều hoạt động văn hóa chuyển sang hình thức tổ chức tránh tập trung đông người và với nhiều cách thức thực hiện khác nhau. Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tổ quốc thiêng liêng” lần này gồm 12 tiết mục được các nghệ sỹ đoàn NT Truyền thống Quảng Trị dàn dựng công phu và mang nhiều ý nghĩa, góp phần mang đến cho người xem nhiều cảm xúc.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển và đổi mới của văn học tỉnh nhà, một đội ngũ người viết trẻ đông đảo, với sức viết dồi dào đã xuất hiện, tiếp sức cho đội ngũ nhà văn gạo cội. Được thừa hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới trong văn học, văn chương của các cây bút trẻ đang dần thoát khỏi mọi trói buộc cũ, kể cả trói buộc trong những xu hướng và cảm thụ hẹp hòi, để cho sáng tác ngày càng đa dạng và phong phú, với đúng mục đích hướng thiện, giữ vững định hướng của chủ nghĩa nhân văn, hướng tới cái đẹp và cái cao thượng.

PTV: Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng gặp gỡ cây bút trẻ Ngô  Diệu Hằng-sinh năm 1988, chị hiện là Giáo viên ngoại ngữ Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh qua phần p/v cùng BTV Ánh Tuyết.

1/MC: Cảm ơn Diệu Hằng đã tham gia cùng chương trình của chúng tôi. Được biết, hiện tại bạn là một trong những cây bút trẻ  của Hội VHNT Quảng Trị, vậy cơ duyên nào đưa bạn đến với văn chương?

Diệu Hằng trả lời….

2/MC: Và bạn có thể kể lại tác phẩm đầu tiên bạn viết đó là gì hay ko ạ?

Diệu Hằng trả lời….(nói về tp đầu tiên, câu chuyện nào, cảm hứng từ đâu…?)

3/MC: Vâng! Như vậy đến với văn chương từ rất sớm, khi còn là một cô bé. Vậy thường những câu chuyện hay chủ đề tư tưởng nào mà bạn gửi gắm trong từng trang viết của mình ạ?

Diệu Hằng trả lời

P/s chèn: Qua phác thảo diện mạo các cây bút trẻ của tỉnh nhà  như Hoàng Hải Lâm, Diệu Ái, Hoàng Công Danh, Ngô Diệu Hằng, Yên Mã Sơn… có thể thấy đội ngũ sáng tác trẻ hiện nay khá đa dạng về thể loại, nhiều tác giả viết đều tay trên hai, ba thể loại. Họ tiếp nhận các trào lưu nghệ thuật đương đại mà vẫn giữ được hồn văn truyền thống, sử dụng các kỹ thuật viết mới để hòa nhập được vào dòng chảy văn học chung. Nhờ đó, mỗi người đều có những nét riêng, một phong cách khác nhau nhưng đều tự tin khẳng định vị trí nghệ thuật của mình. Họ tham gia tích cực vào các hoạt động văn chương, tạo được dấu ấn và triển vọng. Tác phẩm đều có chất lượng và được đón nhận nghiêm túc. Đối với cây bút trẻ Ngô Diệu Hằng, chị đến với văn chương từ sớm và bắt đầu sáng tác bắt nguồn từ những ước mơ. Chính những ước mơ thôi thúc Diệu Hằng cầm bút thể hiện, và dần dần vun đắp thành hình tượng trong thế giới nghệ thuật của chị. Với các tác phẩm đa phong cách, đa góc nhìn, gần gũi, mang hơi thở cuộc sống của một người trẻ tuổiNgô  Diệu Hằng có một cách nhìn riêng biệt, toát ra từ tâm hồn của một cô gái luôn trong trẻo và tinh khiế, thể hiện khát khao thánh thiện như trong những giấc mơ…

4/MC: Chương trình xin tiếp tục cuộc trò chuyện với cây bút trẻ Ngô Diệu Hằng. Hiện tại bạn là một giáo viên Ngoại ngũ. Vậy giữa công việc thường nhật của mình và văn chương có sự đồng điệu nào hay ko và có bao giờ bạn đưa chủ đề này vào tp của mình hay ko ạ?

Diệu Hằng trả lời

5/Được biết năm 2020, bạn đã xuất bản Tập truyện ngắn “Cỏ”, bạn có thể chia sẽ về cuốn sách này ạ?

Diệu Hằng trả lời

6/ Và tại sao bạn lấy tên “Cỏ” để đặt tên cho đứa con tinh thần của mình ạ?

Diệu Hằng trả lời

7/ Với sự ra đời của Tập truyện ngắn “Cỏ”, điều mà bạn muốn gửi gắm đến người đọc xuyên suốt cuốn sách này là gì ạ?

Tập truyện ngắn “Cỏ”

P/s chèn:

8/ Diệu Hằng này! Với những người đam mê nghiệp viết lách, để có thể sáng tác nên những tp ấn tượng thì sự từng trải và kinh nghiệm sống là điều vô cùng quan trọng. Với Diệu Hằng- một người còn khá trẻ thì làm thế nào để giúp tp của mình có chiều sâu hơn?

Diệu Hằng trả lời

9/Vâng! Quảng Trị là vùng đất gắn bó với nhiều tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ- những người thuộc thế hệ đi trước. Và chắc chắn trong quá trình sáng tác đôi lúc sẽ có sụ trùng lặp về đề tài. Vậy bản thân bạn có lúc nào cảm thấy đó là một khó khăn và bạn đã làm thế nào để tạo nên dấu ấn riêng biệt của mình ạ?

Diệu Hằng trả lời

10/Vậy là một cây bút trẻ, bạn nghĩ ntn về sứ mệnh của mình- những người sẽ nối tiếp thế hệ đi trước trên con đường văn chương ạ?

Diệu Hằng trả lời

Xin cảm ơn bạn!

Trích bài hát Quảng Trị

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Chúng ta đang ở trong những ngày đầu đông với thời tiết thay đổi khi những cơn mưa và cái se lạnh đầu đông ùa về. Trong khoảnh khắc giao mùa đó, dễ gieo vào lòng người những hoài niệm khó quên. Phần cuối chương trình hôm nay, mời Quý vị cùng đến với cảm nhận: Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

Những ngày mưa vốn dĩ mênh mang bởi con phố vắng bóng người, dài ướt nhẹp. Tiếng mưa rơi rơt từng giọt, men theo bờ tường rồi vỡ òa thấm sâu vào lòng đất. Dễ chừng, cơn mưa khiến lòng người dễ chịu trước khí trời bao ngày nóng bức, không lạnh giá rét buốt như mùa đông, không rốt ráo xáo động hệt lúc xuân về. Cứ phẳng lặng trôi mà không có chút gì lắng lại, không còn mặc nhiên những ý nghĩ tại sao.

Nhớ lại ngày xưa trẻ con đứa nào cũng thích mưa. Cũng mưa vào mùa này, bọn trẻ xóm nghèo như ngày hội rủ nhau dầm mình, vui đùa dưới mưa. Mặc quần áo ướt sũng, mưa xối xả vào mắt vào mũi. Tiếng cười giòn tan của bọn trẻ rộn ràng xua đi cả những nặng lòng mưu sinh trong người lớn. Mẹ lại nhắc đứa này, đứa kia dầm mưa ít thôi. Cơn mưa cứ thế trưởng thành với những ký ức của mỗi đứa trẻ miền quê.

Lớn lên cơn mưa tuổi thơ được thay bằng làn mưa mộng mơ, biết rung động, biết nhớ thương một người. Có lẽ vì vài đôi ba câu chuyện ngôn tình lãng mạn. Vì những lá thư e ấp dưới cuốn sổ mà mơ hoài theo những giọt mưa. Đấy, những cảm xúc tưởng chừng đã ngủ yên nay trở lại. Nhớ lắm cái cảm xúc dịu dàng êm đềm của những năm tháng biết dấu yêu đó. Nhớ những câu chuyện lâu rồi chưa kể, nhớ những khoảng trời riêng đã lâu chưa tìm về, nhớ những con người đã lâu chưa gặp, nhớ những kỷ niệm vốn đã lãng quên.

Người ta bảo mưa là tiếng lòng, tiếng khóc, là tiếng thét chênh chao của một ai đó. Không còn nụ cười tuổi thơ hồn nhiên tắm mưa, không phải sắc màu lãng mạn nữa. Cơn mưa bây giờ giống như đồng bọn che dấu cùng những giọt nước mắt. Cuộc sống có nhiều điều phải khiến người ta phải “lớn lên” quá, chỉ nhờ mưa xuống, nước mắt chảy cùng mưa xối xả.

Lại một ngày mới với những cơn mưa bất chợt đầu mùa. Từng giọt mưa tí tách thi nhau rơi cả ngày lẫn đêm. Dường như mưa gợi cho người ta nhiều nỗi buồn, tràn ngập nỗi hiu cô quạnh. Có lẽ vì mưa, vì những ngày không nắng. Ở một vùng kí ức thênh thang nào đó vẫn nhớ tới những hoài niệm không tên../

Trích bài hát: Nỗi nhớ mùa đông

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Ca khúc Nỗi nhớ mùa đông- ST: Phú Quang cũng đã khép lại tạp chí VNCN tuần này….

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 26/10/2021 22:09 Lê Vĩnh Nhiên 27/10/2021 09:31

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà