Thơ hay - Thuở xa em
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG

   NHÀ THƠ PHẠM NGUYÊN TƯỜNG VÀ BÀI THƠ "THƯỞ XA EM"

                                                                                                 (Xuân Dũng)

 

  MC: Kính chào quý vị và các bạn, cảm ơn quý vị và các bạn đang nghe chương trình đến với bài thơ hay của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình được phát vào mỗi chủ nhật hàng tuần trên sóng phát thanh, tần số 92,5mkh.

PVT Đọc trên nền nhạc :

 

            Có một dòng sông chảy hoài trong tâm thức

         Thuở nào ta yêu em

        Sự hoang vu của buổi chiều kiệt sức

        Hiện ra như một kết cục đê hèn.

        Bao nhiêu đêm ký ức về đập cửa

        Lôi ta đi nạm cỏ ngậm ngang mồm

        Thành phố của những mê lộ

        Tiếng chổi dài quét vội những chiếc hôn...

MC: Thưa quý vị và các bạn, vừa rồi là những vấn thơ da diết trong bài thơ Thuở xa em của thi sĩ Phạm Nguyên Tường. Ít ai nghĩ rằng những vần thơ này được viết bởi một Tiến sĩ y khoa, bác sĩ ở Huế, bởi lời thơ mà như Nhà báo Xuân Dũng cảm nhận”  Nhiều câu thơ, đoạn thơ được viết ra như thể tâm linh cầm tay phóng bút. Anh như là thi sĩ từ trong huyết quản” .

Vâng, đúng như vậy, đọc thơ  của Phạm Nguyên Tường ta sẽ cảm nhận mạch thơ như chảy ra từ trong huyết quản và đây cũng chính là cách mà Phạm Nguyên Tường đã viết nên bài Thuở Xa em.

  

   Thơ Tường dường như chẳng ảnh hưởng một ai, kể cả các thi hào, thi bá. Anh viết thơ tự nhiên, hồn nhiên, nhi nhiên. Mở đầu bài thơ "Thưở xa em", tác giả viết:

Có một dòng sông chảy hoài trong tâm thức

         Thuở nào ta yêu em

        Sự hoang vu của buổi chiều kiệt sức

        Hiện ra như một kết cục đê hèn.

 

    Câu cuối cảm được nhưng giải thích chính xác lại không hề đơn giản. Cái kết cục của thơ hay kết cục cuộc đời. Nhưng có điều, sự day dứt, khắc khoải, tự vấn hiện lên rất rõ một tâm trạng không thể ngồi yên, không thể chấp nhận cái gọi là sự an bài. Cái tôi, cái bản ngã cần được lên tiếng, kể cả những cung bậc cảm xúc không dễ minh bạch, đo lường cũng cần có tiếng nói trong thơ và cả trong đời.

Bao nhiêu đêm ký ức về đập cửa

        Lôi ta đi nạm cỏ ngậm ngang mồm

        Thành phố của những mê lộ

        Tiếng chổi dài quét vội những chiếc hôn....

   Thơ bắt đầu chớm có ảnh hưởng của cổ tích và ngụ ngôn. Đương nhiên có những điều không dễ và không thể hiển ngôn thì cần phải hiểu và khám phá theo cảm nhận riêng mình. Sợi chỉ trường liên tưởng tuy mỏng manh, ẩn hiện nhưng rõ ràng là nó tồn tại nên mối liên hệ giữa những câu thơ, và cả tạo ra nhiều tưởng tượng giữa những "khoảng lặng" ngôn từ.

        Bao nhiêu mặt trời không giữ được giùm ta chút lửa

        Đêm ơi xin cùng cạn chén trăng rằm

        Có một dòng sông tâm thức

        Xác ta bồng bềnh như thể trăm năm...

Cô giáo giáo viên ngữ văn Trường Trần Thị Tâm chia sẻ cảm xúc của mình khi nhớ với bài Thuở xa em : Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hạnh đến từ trường THPT Trần Thị Tâm, huyện Hải Lăng. Chia sẻ thêm:

Băng ( Nội dung phỏng vấn : Thuở xa em là bài thơ rất được sinh viên yêu thích, đọc bài thơ ta cảm nhận rất nhiều sự rung cảm xucsr tác giả với cuộc sống, với thiên nhiên:  Đã có nhiều sự tưởng tượng và hóa thân. Dòng sông ở đây không hẳn là dòng sông hiện thực mà là dòng tâm tưởng, một giả định và tưởng tượng thi ca nhằm chuyên chở những hình ảnh và tư tưởng của nhà thơ trước những biến cải của cuộc đời, của nhân thế và của chính bản thân mình. Dòng sông tâm thức được nhắc đi nhắc lại như một hình tượng chủ đạo, một từ khóa trong bài thơ, để từ đó phiêu bồng cảm xúc và tâm tưởng và sự hóa thân của chính bản thể nhà thơ, hay một nhân vật trữ tình mang bóng dáng tác giả)

 

   Em vụt đến, chưa kịp gì, vụt mất

Để ta yêu mụ phù thủy trong đời

Câu thần chú biến ta thành hành khất

Xin gì đây ta ngửa nón lên trời?

   Đến đây thì cổ tích, huyền thoại và cả ngụ ngôn cùng hiện thực xen lẫn với nhau, pha trộn nhau, tương tác nhau làm nên một bức tranh thi ca trừu tượng và siêu thực. Không còn chỗ cho mặt phẳng nhận thức trên trang giấy, mặt đất mà đã hình thành không gian ba chiều và hơn thế trong cảm thụ và tưởng tượng, làm phong phú hơn đời sống nhiều vẻ của tác phẩm, khiến chúng lung linh, hấp dẫn hơn và đem lại những xúc cảm và nhiều hình dung cho người thưởng thức. Dù không phải nhiều thứ đã tường minh và có lẽ vì vậy mà bài thơ càng trở nên cuốn hút và ấn tượng, để lại âm sắc dài lâu trong tâm hồn người đọc.

 

   Thơ đến lúc cũng giở trò bội bạc

Huống hồ em xa quá triệu tầm tay

Ta với tới một vì sao đẫm ướt

Thề không sáng nữa đêm nay!

   Có ít nhất ba hình tượng và khái niệm chính cộng hưởng trong trong bài thơ này đó là : dòng sông, em và ta cứ xoay quanh trục nhận thức và tưởng tượng của người đọc, nhiều khi tách bạch, nhiều khi song trùng, tam trùng tạo nên những hiệu ứng cảm xúc và tư tưởng không chịu đứng yên một chỗ. Đó chính là điểm thú vị của bài thơ này. Nói thêm về lý do Thuở xa em dẫu được tác giả giới thiệu với công chúng rất lâu rồi nhưng vẫn luôn được bạn đọc yêu mên, Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hạnh đến từ trường THPT Trần Thị Tâm, huyện Hải Lăng. Chia sẻ thêm:

Nội dung phỏng vấn :    "Thưở xa em" là tác phẩm đầu tay, là một bài thơ hay, đánh dấu một giọng điệu thơ riêng, lạ và mới của Phạm Nguyên Tường từ ba mươi năm trước. Đó cũng là một cột mốc trong hành trình thi ca của một nhà thơ xứ Huế có tiếng của miền Trung, cho đến hôm nay càng khẳng định những thành quả nghệ thuật của mình.

Tôi rất thích những câu thơ của Thuở xa em :

Bao nhiêu mặt trời không giữ được giùm ta chút lửa

        Đêm ơi xin cùng cạn chén trăng rằm

        Có một dòng sông tâm thức

        Xác ta bồng bềnh như thể trăm năm...

MC: Thưa quý vị và các bạn, Nhà thơ Phạm Nguyên Tường sinh năm 1972, ở Thừa Thiên Huế, anh  có các bút danh Bút khác: Ngự Viên, Phạm Tường Hân. Anh Từng giữ chức Chức vụ: Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Những tập thơ đã xuất bản của nhà thơ Phạm Nguyên Tường.

 • Hoa cúc mùa thu,  Lá tháng Chạp (tập thơ),  Quang gánh và những bài thơ khác, Hóa vàng đi Tường (tập thơ), ngoài ra Phạm Nguyên Tường có có viết nhiều thể loại khác như ký và để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc như Tập ký  Chết như thế nào (bút ký) xuất bản năm 2009.

MC: Thuở xa em là bài thơ đặc sắc mang phong cách sáng tác đặc trưng của Phạm Nguyên Tường, bài thơ sáng tác đã lâu nhưng vẫn  được bạn đọc nhung nhớ và yêu mến.

 Chào kết .

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 12/11/2021 07:10

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà