Thơ pt 8/12
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ 8/12 -Đõn nghe: Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ hay của nhà thơ Thu Bồn , ct được phát sóng vào ngày thứ năm : 8/12, vào lúc 11g 10 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập , mời quý vị và các bạn đón nghe Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct" đến với bài thơ hay" xin kính chào quý thính giả! Trong ct này, chúng ta cùng đến với một sáng tác nổi tiếng của cố thi sĩ Thu Bồn qua bài viết sau của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dến với bài thơ hay, ct này Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

              NHÀ THƠ THU BỒN VỚI "TẠM BIỆT HUẾ".

                                                                               (Xuân Dũng)

 

 

   Nhà thơ Thu Bồn sinh ngày 1.12.1935, tên thật là Hà Đức Trọng. Quê gốc: xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thu Bồn tham gia thiếu sinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu từ 1947 cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông hoạt động trên nhiều chiến trường như Tây Nguyên, Khu V, Quảng Trị, biên giới Tây – Nam…, lúc là bộ đội xung kích, lúc ở pháo binh, lúc làm phóng viên chiến tranh và từng là biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội. Do có nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc kháng chiến, ông đã được tặng thưởng rất nhiều huân chương, huy chương (Huân chương kháng chiến, Huân chương quân công, Huân chương chiến công, Huân chương chiến thắng, Huân chương giải phóng…). Về văn học, Thu Bồn đã được trao Giải thưởng Nguyễn  Đình Chiểu (1965) với Bài ca chim Chrao, Giải thưởng thơ báo Hà Nội mới với bài thơ Gửi lòng con đến cùng cha. Ông cũng đã được Hội nhà văn Á Phi tặng Giải thưởng văn học Lotus (1973) cho tác phẩm Bài cứ chim Chrao. Ông mất ngày 17.6.2003 tại nhà riêng xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tang lễ nhà thơ được cử hành trọng thể tại TP Hồ Chí Minh.

  Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi còn sống đã có lần kể về nhà thơ Thu Bồn và bài thơ "Tạm biệt Huế" :

  " Người yêu thơ ở Huế không ai không thuộc bài thơ này. Bài thơ có hai câu rất xuất thần về Huế - sông Hương:

            Con sông dùng dằng con sông không chảy
            Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu


Sau này anh tục huyền với nghệ sĩ Lý Bạch Huệ, trong các cuộc rượu với Thu Bồn, anh em Huế thường đùa anh, đọc trệch chữ Huế thành ra Huệ bằng giọng Huế rất dễ thương: "Sông chảy vào lòng nên Huệ rất sâu". Đến hai câu kết bài thơ "Tạm biệt Huế với chiếc hôn thầm lặng - Anh trở về hoá đá phía bên kia", anh em lại đùa anh: "Anh trở về hoá đá ở trong bia". Đá ở đây là nước đá và bia ở đây là bia anh vẫn hay uống, chứ không phải là "trăm năm bia đá thì mòn". Điều đó chứng tỏ bài thơ "Tạm biệt" của Thu Bồn đã trở thành bài thơ ngôn truyền hết sức độc đáo.

Có một điều thú vị là khi đưa in bài thơ này, có một chữ đã được thay đổi so với "bản gốc" mà tôi được nghe anh đọc lần đầu ở câu: "Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt", thành ra "Tạm biệt Huế với em là tiễnbiệt". Tôi nghĩ rằng, trong trực giác, Thu Bồn đã biết trước một tình yêu không thành và anh đã gieo vào lòng mình hai chữ "vĩnh biệt", nhưng hình như nói thế sợ xui xẻo, nên anh đã đổi thành tiễn biệt, nó đẹp và còn mang theo chút hy vọng trở lại với "Em", với Huế".

   Trong gia tài thơ của ông, bài thơ "Tạm biệt Huế" có một vị trí đặc biệt, đây là thi phẩm nổi tiếng được nhiều người rất yêu thích, nhớ và thuộc:

  

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu.

  Huế cố đô hiện ra như trong không khí huyền tích, xa xưa, cổ kính, vừa quen vừa lạ, vừa gần gũi lại vừa xa xôi, vừa dễ hiểu lại vừa huyền bí. Ngay từ khổ thơ đầu, nhà thơ đã có những cảm nhận và thể hiện với bút pháp lãng mạn, pha lẫn siêu thực khi tái tạo một Huế thật độc đáo và ấn tượng đến từng câu chữ.
 
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô

   Say đắm và mãnh liệt, sâu sắc và tinh tế, tài hoa và diễm ảo là những cảm thụ của người đọc thơ, người yêu thơ, yêu Huế khi đọc những vần thơ của Thu Bồn.

 
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng mênh mang
( mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

  Hiện thực đấy mà siêu thực cũng đấy, hay nói đúng hơn, cái hiện thực chỉ như là cái cớ, cái lên men cảm xúc cho nhà thơ tưởng tượng và hóa thân, cho thi sĩ khúc xạ những tình cảm dồn nén được tỏ bày.


 
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

   Lại một nghịch lý của tri nhận và xúc cảm. Nhà thơ đứng trên đất Huế mà tự hỏi bằng một câu thơ mang sắc thái tu từ: một đời anh tìm Huế nơi đâu, gợi đến thơ Nguyễn Bính: Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên. Tưởng là gặp Huế, ngỡ là hiểu Huế, té ra phải mà không phải. Bởi Huế sâu lắm, thậm chí là thăm thẳm, không dễ gì hiểu hết, càng không dễ gì nói hết những gì mình đã hiểu.
 
Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hoá đá phía bên kia.

   Bài thơ kết, một cái kết rung động, ngân vang thật dài và sâu lắng đến tận tâm can. Bài thơ thật hoàn hảo, khổ thơ nào cũng vẹn toàn, cũng có những câu thơ, ý thơ hay, bất ngờ và xuất thần, đóng dấu vào tâm cảm người đọc, người nghe, như một ám thị thi ca đã neo đậu lòng người. Một bài thơ xuất sắc về Huế với những liên tưởng và khám phá. Không thực sự thi sĩ và tài hoa, không có cơ duyên và cảm xúc thăng hoa viên mãn không thể đạt đến cảnh giới thi ca như vậy.

 

Bài thơ: Tạm biệt Huế - Thu Bồn - Hồng Vân

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 05/12/2022 17:14 Lê Vĩnh Nhiên 06/12/2022 13:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà