thơ pt 17/11
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ pt 17/11 Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, nhân chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Minh Chính , ct được phát sóng vào ngày thứ năm : 17/11, vào lúc 11g 10 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập , mời quý vị và các bạn đón nghe -Ptv dẫn: *Thưa quý vị và các bạn! Trong ct thơ tuần này, nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta cùng tìm hiểu về bài thơ được nhiều thế hệ biết đến, bài viết của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.\ *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct do Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

HOÀNG MINH CHÍNH VÀ BÀI THƠ "ĐI HỌC".

                                                                                                     (Xuân Dũng)

                                                                                       

 Hoàng Minh Chính (1944–1970) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Đi học được in trong sách giáo khoa và đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát thiếu nhi phổ biến cùng tên.

  Theo các nhà nghiên cứu công bố:   Bài thơ Đi học bắt đầu được Hoàng Minh Chính viết khi mới 15 tuổi với 4 khổ theo thể thơ ngũ ngôn. Sau đó ông gia nhập quân đội và những lúc rảnh lại thêm những khổ thơ mới. Tuy nhiên bài thơ hoàn chỉnh và cả lời bài hát sau đó phần lớn giữ nguyên nội dung ban đầu.

Năm 1969, ông là thượng úy đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 312, trước khi hành quân vào Nam, Hoàng Minh Chính ghé qua Nhà xuất bản Kim Đồng và gửi cho nhà thơ Định Hải, biên tập viên nhà xuất bản, tập thơ của mình. Định Hải đã chọn được bài Đi học, biên tập từ 6 khổ thơ còn 5 khổ và thay đổi một số trật tự câu cú. Năm 1971, bài thơ được in trong tập thơ thiếu nhi Mặt trời xanh. Tuy nhiên tác giả bài thơ đã hi sinh tại Quảng Trị  trước đó 1 năm) và không biết được điều này. Sau này bài thơ được chọn vào sách giáo khoa lớp 2.

Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc từ lời bài thơ, vận dụng những giai điệu mang âm hưởng dân ca TàyNùng của vùng trung du Bắc Bộ. Từ đó trở đi nó gần như trở thành ca khúc của ngày tựu trường. Đi học có lẽ là tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

   Thưở nhỏ từng lên học ở tỉnh Phú Thọ, một vùng trung du nên quang cảnh trong bài thơ đi học chính là hình ảnh đến trường thưở thiếu thời của nhà thơ.

   Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi

   Mở đầu là cảnh vật trung du với đồi chè, với rừng cọ với những khung cảnh quen thuộc trên đường đến trường, qua đôi mắt quan sát và cảm nhận của trẻ thơ, đặc biệt là lứa tuổi vỡ lòng, khi vạn vật còn lạ lẫm trong cái nhìn vào đời. Đó là lứa tuổi lần đầu đi học, được cô giáo khai tâm, khai trí. Bối cảnh trung du là bối cảnh cho bài thơ "Đi học" . Với thể thơ năm chữ, gọn gàng và gợi cảm, dễ đọc và dễ nhớ, như một bài đồng dao dành cho trẻ em buổi đầu mới đến trường, còn lạ lẫm với thế giới bên ngoài, nhất là học đường.

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp

   Cảnh vật hiện ra trong lành, thân thiện và được đến trường khai giảng và học hành là một niềm vui lớn không thể nào quên của tuổi thơ. Bài thơ nhẹ nhàng, xinh tươi và ngắn gọn với thể loại ngũ ngôn. Thế giới được miêu tả và xúc cảm bằng ánh mắt và tâm hồn trẻ thơ. Ngày khai giảng, em đến trường với người thân thiết nhất trên đời là mẹ của mình, chan chứa bao cảm xúc và bỡ ngỡ. Nhưng đó là ngày đầu tiên thôi, cái ngày hôm qua, còn hôm nay, mẹ bận lên nương, mẹ bận đi làm rồi. Và em tự mình, một mình đến lớp cùng với bạn bè. Câu chuyện tự lập ngay trong việc đi học cũng bắt đầu được quen dần như thế. Con đường đến trường đã không còn xa lạ, đã không còn đón những bước chân non trẻ ngại ngùng mà dần quen thuộc.

   Đường xa em đi về
Có chim reo trong lá
Có nước chảy dưới khe
Thì thào như tiếng mẹ

   Thiên nhiên trung du được mô tả rất gần gũi, cụ thể và nên thơ. Trong đôi mắt và trí tưởng tượng trẻ thơ còn nhuốm màu cổ tích và đồng dao thì những gì thân thương nhất thường gắn liền với mẹ, được so sánh với mẹ: thì thào như tiếng mẹ là vì vậy.

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay

   Trường của em như thế đấy. Khung cảnh thanh bình, êm ả của ngôi trường mới đón em. Và cảm quan trẻ thơ sau mẹ là cô giáo, người thân thương sau gia đình. Và rm nhớ nhất là cô giáo, chưa phải chuyện dạy dỗ văn hóa, dạy học chữ,  mà là dạy hát cho em. Rất phù hợp với tâm lý tuổi thơ.

   Tất cả đều trong sáng, tất cả đều hồn nhiên trong tâm thế háo hức của những đứa bé được cắp sách đến trường. Hạnh phúc được đi học, được đến trường là hạnh phúc đầu tiên của tuổi thơ.

   Mũ rơm thơm em đội
Hương cốm chen hương rừng
Mỗi lần em tới lớp
Hương theo em tới trường...

   Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh nên có chiếc mũ rơm đặc thù thời bom đạn. Còn hết thảy những sự ác liệt, chết chóc không hề được tái hiện và miêu tả. Khung cảnh đến trường vẫn rất nên thơ, vẫn là thiên đường của trẻ em. Suối như tiếng hát, hoa thơm ngát đồi, còn em và bạn bè thì hớn hở, tung tăng đến lớp.

   Bài thơ "Đi học"  là một bài thơ hay, lại được âm nhạc chắp cánh, nên được nhiều thế hệ ghi nhớ. Đó là cơ duyên gặp gỡ giữa thơ và nhạc,  nên đã thăng hoa qua sáng tác trong bài hát cùng tên của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo ....

(đọc gần hết bài bình thì cho bài hát "Đi học" của Bùi Đình Thảo)

  

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 16/11/2022 18:30 Nguyễn Việt Hà 23/11/2022 15:59

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà