Thơ pt 29/12
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ pt 29/12 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ hay của nhà thơ Anh Ngọc , ct được phát sóng vào ngày thứ năm : 29/12, vào lúc 11g 10 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập , mời quý vị và các bạn đón nghe -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn ! Trong ct thơ tuần này, chúng tôi xin giới thiệu một bài thơ hay của nhà thơ Anh Ngọc, bài của Xuân Dũng,mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct pt : đến với bài thơ hay, ct này Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

NHÀ THƠ ANH NGỌC VỚI BÀI THƠ "CÂY XẤU HỔ".

                                                                                (Xuân Dũng)

Nhà thơ Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc, sinh năm 1943 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Bút danh khác còn có Ly Sơn. Thể loại sáng tác: thơ, dịch, truyện ký. 1964-1972 dạy trường Trung cấp và Đại học Thương nghiệp, 1971-1973 là lính thông tin ở mặt trận Quảng Trị, 1973-1979 là phóng viên báo Quân đội nhân dân, từ năm 1979 là biên tập viên, cán bộ sáng tác tạp chí Văn nghệ quân đội. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1980).
Thơ:
- Hương đất màu cờ
- Ngàn dặm và một bước
- Sông Mê Kông bốn mặt 
- Điệp khúc vô danh
- Thơ tình rút từ nhật ký
- Sông núi trên vai
- Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
Truyện ký:
- Ba cuộc đời một trái bóng
Dịch:
- Độc thoại của Marilyn Monroe (thơ Nga nhiều tác giả)
- Những kẻ tủi nhục (Fedor Dostoievski)

 Nhà thơ Anh Ngọc từng là người lính chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ. Ở giai đoạn này trong những sáng tác của ông, người đọc biết nhiều đến bài thơ “Cây xấu hổ”.

    Nhà thơ Anh Ngọc có lần kể về xuất xứ trên báo  :

 " Bài thơ "Cây xấu hổ" tôi viết trong khoảnh khắc ngắn ngủi của một chiều hè đỏ lửa năm 1972. Nhưng trước khi có khoảnh khắc ấy là chuỗi ngày không thể nào quên từ khi tôi trở thành người lính. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, tôi có lệnh nhập ngũ. Đại đội tân binh của chúng tôi hầu hết đã tốt nghiệp đại học và sinh viên. Những người lính trí thức ấy sau này khá nhiều người  đã thành danh trong văn học nghệ thuật như Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trung Thu…

Huấn luyện xong, anh em chúng tôi được lệnh  vào chiến trường Quảng Trị. Tôi được điều về một đơn vị thông tin hữu tuyến và nhiệm vụ hàng ngày là rải dây hoặc bảo vệ tuyến thông tin liên lạc dọc đường số 9, một vùng chiến địa ác liệt, trên trời máy bay địch thường xuyên quần đảo, dưới đất bọn thám báo địch ẩn hiện khôn lường.

Chuyện là thế này.  Giữa những ngày hè năm 1972, Thành cổ Quảng Trị diễn ra những trận chiến ác liệt thì tôi được lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ đột xuất: vác súng đi bảo vệ đồng chí Nguyễn Duy, nhà báo của binh chủng Thông tin vào công tác. Chuyến đi của nhà báo thành công và nhiệm vụ bảo vệ của tôi cũng hoàn thành.

Về đến Hà Nội, vì nhớ Quảng Trị và cả nhớ người đã bảo vệ mình, thỉnh thoảng Nguyễn Duy lại nhờ binh trạm gọi điện vào cho binh nhì Nguyễn Đức Ngọc (tên thật của nhà thơ Anh Ngọc). Cần phải nói thêm rằng ngày ấy ở miền Bắc việc gọi điện từ tỉnh này sang tỉnh kia vô cùng khó khăn huống hồ là gọi từ Bắc vào Nam, mà lại gọi vào vùng chiến địa.

Nhưng nói như các cụ "làm nghề nào ăn nghề đấy", tôi làm lính thông tin ở binh trạm tiền phương, còn Nguyễn Duy là nhà báo "người nhà" nên các anh em ở binh trạm Hà Nội cũng nể mà cho gọi nhờ. Một lần đàm thoại, Nguyễn Duy bảo: "Ông viết được gì thì gửi ra". Nguyễn Duy còn mách nước: “Từ 12 giờ đêm máy sẽ đỡ bận, ông đọc mình chép".

Nửa đêm hôm ấy ngồi trong khe núi phía bắc đường 9, tôi đã đọc cho Nguyễn Duy một chùm ba bài: "Cây xấu hổ", "Mưa trên mái tôn" và "Thơ vui tặng con". Hôm sau Nguyễn Duy mang chùm thơ đến báo Văn nghệ. Vừa may Văn nghệ đang mở cuộc thi thơ"

   Nói cho thật chính xác thì tôi chưa hề có ý thức tham gia một cuộc thi thơ nào. Năm 1972, tôi còn đang ở chiến trường nên không biết có cuộc thi thơ của báo Văn nghệ và cũng không dám gửi thơ của mình đến dự thi. May sao, nhà thơ Nguyễn Duy đã quá ưu ái từ việc chép giúp và gửi dự thi giúp. Trường ca "Sóng Côn Đảo" cũng vậy, tôi chỉ gửi in trên báo Văn nghệ. Nhưng rồi, nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã gửi sang phần thơ dự thi và được Hội đồng giám khảo trao giải cao.

  Sinh thời nhà thơ Xuân Diệu và nhà phê bình văn học Hoài Thanh rất yêu bài thơ này. Xuân Diệu gọi những câu thơ trên là "sức lục hóa tâm hồn", còn Hoài Thanh thì gọi tôi bằng anh chàng "Cây xấu hổ"..

. Chùm thơ trong đó có bài thơ "Cây xấu hổ" đạt giải nhì cuộc thi thơ báo Văn Nghệ.

  Bài thơ “Cây xấu hổ” bắt đầu câu chuyện có vẻ giản đơn ít người để ý trong không khí trận mạc:

   Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười 

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim

   Giữa một vùng trận mạc, tất cả như bị hủy diệt, màu xanh sự sống thực sự hiếm hoi. Nên từ một hiện tượng thiên nhiên nhỏ bé, rất đỗi bình thường lại trở thành sự lạ trong không khí chết chóc của chinh chiến. Và câu chuyện hé mở thêm một điều thú vị, đáng yêu ở chiến trường Quảng Trị:

   Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào

Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo

  Những anh lính trẻ và lùm cây xấu hổ hay còn gọi là cây chết giả hoặc còn có tên rất hoa mỹ là “hoa trinh nữ” trong cái nhìn của nhà thơ áo lính đã trở nên sinh động như có một sự giao cảm không thành lời giữa cây với người và ngược lại. Âm thầm nhưng rất đáng yêu, rất đáng trân trọng trong không khí bức bối của chiến tranh. Và câu chuyện đã diễn biến trong sự cảm nhận tinh tế của người lính tẻ, của nhà thơ với phát hiện khá bất ngờ:

  Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình

Và chuyện này chỉ cây biết với anh.

  Đó là tình yêu thiên nhiên, là tình yêu mảnh đất gió Lào cát trắng Quảng Trị trong những năm tháng chiến tranh.

   Đọc bài thơ này dễ liên tưởng đến một bài thơ khác cũng ý nhị, tinh tế của Anh Ngọc là thi phẩm “Có lẽ nào anh lại sợ tình yêu” được nhiều người yêu thích:

  Thì ra những lúc bối rối, thậm chí hoang mang trong tình cảm mà hầu như làm người ai cũng có thì rồi người thơ cũng bình tâm lại sau những chao đảo ái tình để nhận chân sự thật: không sợ gì hồn ma bóng quế trong tình yêu, nếu có sợ thì đó chính là sợ con người. Thế mới biết nếu như người ta vẫn nói: nhận thức là một quá trình thì nhận thức tình yêu có khi không chỉ một mà số nhiều của những quá trình. Nhưng hình như lại không mấy ai từ chối sự nhọc nhằn nhận thức này, kể cả nhà thơ và thơ của họ như trường hợp của Anh Ngọc với bài thơ “Có lẽ nào anh lại sợ tình yêu”.



File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 28/12/2022 10:32 Lê Vĩnh Nhiên 29/12/2022 09:47

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà