Dọc đường VN 18/2
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 19/2 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, có nội dung chính mang tên "Nhà văn Hồ Sĩ Bình với tâm cảm quê nhà" và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 18/2 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 22/2 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct là bài viết về một nhà văn quê Quảng Trị của Xuân Dũng, chúng ta cùng theo dõi. -Phần cuối ct là đôi điều cảm nhận về một ca khúc mùa xuân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này do Việt Thanh biên tập, được thực hiện với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

                 TÂM CẢM QUÊ NHÀ.

                                                                  (Xuân Dũng)

 

   Hồ Sĩ Bình là nhà văn quê Quảng Trị hiện sống tại Đà Nẵng có những trang viết tùy bút về cố hương lay động lòng người thể hiện qua tập ký "Nhạn qua sông bóng còn in mặt nước".

    Tác giả say sưa bàn về cơm hến dân dã và sau khi rong ruổi dọc theo những con sông đã coi món đặc sản chân quê này là có “bản quyền” Quảng Trị (chứ không phải là của Huế) hay khi nhìn lại sông đào Vĩnh Định người viết tiếc rẻ rằng đây không chỉ đề tài của sử học mà còn là cảm hứng của văn chương.

   Chợ mà lại là chợ quê cố hương cứ đeo đẳng Hồ Sĩ Bình không dứt, vì đó tấm vé thông hành cho anh về lại tuổi thơ, về với mẹ xưa tảo tần, lam lũ, với món bánh ướt của làng chấm nước mắm Cửa Việt mà anh xếp hạng thuộc vào loại ngon nhất nước. Hương vị tuổi thơ không chỉ là chuyện món quà quê, chuyện văn hoá ẩm thực mà chứa chan những chuyện không thể nào nói hết cứ mãi theo anh đến hết cuộc đời. Đó quả tình là những thứ mà ta quen gọi nhiều khi mòn cũ là kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại dù cho người từng trải cũng không khỏi xốn xang :  “Thiệt lòng mà nói tôi ngồi nhìn anh chị trong đoàn ăn một cách ngon lành không gì sướng bằng, thầm tự hào về đặc sản chợ Thuận quê miềng. Ngon dở cũng tuỳ khẩu vị nhưng có một điều cái vị giác của mình từ ngày thơ dại đã quen với hương vị đầu đời mà mẹ nấu cho ta ăn, kể cả mấy món hàng vặt mẹ mang về cho con, nó như đóng đinh vào vị giác quen thuộc của mình. Huống chi những ngày ấy trong đôi mắt mẹ ngập tràn niềm vui khi nhìn đứa con út ăn một cách say sưa. Với một không gian tâm cảm như thế đã in đậm lên tâm hồn tôi một sự tiếc nuối vì biết mọi thứ đã qua đi không bao giờ quay lại được. Ngày ấy tôi quá vô tư, để có những món quà vặt trong thời buổi mọi thứ còn khó, mẹ đã dè sẻn cắt xén chút ít chi tiêu bữa ăn của cả nhà để mua quà cho tôi”.

   Người mẹ của anh vốn sinh hạ ở cù lao Bắc Phước, một người mẹ chân đất mà minh triết dầu rằng không biết chữ. Nhớ công ơn trời biển mẹ sinh thành dưỡng dục, người viết gọi quê mẹ là “miền đất Cù Lao” mà hai chữ cuối viết hoa tượng trưng cho người Mẹ vô vàn yêu dấu: “ “Mẹ tôi không biết chữ , một chữ bẻ đôi cũng không biết, vì thế đọc sách Thiền tôi rất thích Lục tổ thiền sư Huệ Năng vì ngài không biết chữ mà ngộ được những điều Phật dạy. Bù lại, mẹ tôi là một kho ca dao, tục ngữ đầy mình. Cuôc sống đụng đến bất kỳ chuyện nhỏ gì mẹ tôi cũng đều kịp ra “thơ” bằng ca dao, tục ngữ, phương ngữ để xử lý. Khi thì khuyên lơn dạy bảo con cái, những kỹ năng làm việc hay là những kinh nghiệm về thời tiết, cây cỏ, món ăn, quan hệ vợ chồng, xóm làng, láng giềng…”

   Trong nỗi cảm hoài về mẹ và cố hương, trong đêm trăng hoài niệm ngay trên quê ngoại, bước chân hiện tại cứ muốn ngược về quá khứ, muốn vượt qua những ý niệm thời gian, không gian vật lý để được một lần về bên mẹ: “Đêm rảo bước trên cây cầu Triệu Phước, trăng hạ huyền ở miền cửa sông vằng vặc một màu đáo để. Trong nỗi niềm giữa yên ba thâm xứ bỗng ray rứt nhớ mẹ vô cùng. Giá như mẹ còn sống, tôi sẽ cùng mẹ qua sông để khoả lấp nỗi mong ước đời mẹ về lại quê nhà không còn chiến tranh và đò giang cách trở”.

   Nhà thơ Võ Văn Hoa tâm tình đôi điều cảm nhận (băng)

    Cho nên khi nhắc đến cố xứ và những người ruột thịt, một bài  viết của Hồ Sĩ Bình lấy ý một câu thơ Thiền : “Nhạn qua sông bóng còn in mặt nước”  dẫu biết rằng cố định thời gian và kỷ niệm bao giờ cũng giống chuyện vớt trăng, hay mộng mị mông lung như “khắc dấu mạn thuyền...

             "HOA XUÂN CA" CỦA TRỊNH CÔNG SƠN.

                                                                                           (Xuân Dũng)

 

    "Hoa xuân ca" là một sáng tác về mùa xuân của cố nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn.

   Mở đầu bài hát là những ca từ giàu chất suy tưởng:

   Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời dịu dàng như cơn gió
Em cứ bay nhưng đừng bỏ lại tôi một mình

   Cũng như nhiều sáng tác của ông, Trịnh Công Sơn không phải phản ánh hiện thực mà suy ngẫm về hiện thực, dù đó hiện thực mùa xuân. Ngoại cảnh dường như chỉ là cái cớ để người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc và gởi gắm tâm tình.

   Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ

   Mùa xuân thiên thần, còn em thì thánh thiện, một người em cứu rỗi như cái đẹp cứu rỗi thế giới. Nhân vật trữ tình trong ca khúc Trịnh Công Sơn thường là một nhan sắc hiện hữu để an ủi và nâng đỡ con người, thậm chí cứu rỗi cả loài người.

   Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ

   Đoạn hai bài hát gần như lặp lại nguyên vẹn, chỉ có từ đầu tiên thay từ "cây" sang "đời " mà thôi. Thiện nhiên và ngoại cảnh có cảm giác giống nhau, tuy hai mà một, một quan niệm như triết lý phương Đông, trong đó có Việt Nam; thiên nhân tương dữ, trời đất và con người chỉ là một mà thôi, và đều có linh hồn như nhau.

   Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Xuân đến bên kia đồi trời mở ra cánh én
Em đến bên tôi ngồi đời mở ra cuộc tình

   Ca từ lạ, cách lập ngôn cũng lạ và chất triết lý độc đáo riêng có của Trịnh bàng bạc trong từng câu hát.

   Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần

   Đoạn cuối này lặp đi lặp lại, chất suy tưởng, triết lý mượn cây nói đời, mượn người nói số phận và cả những khao khát, ước mơ thiện lành đã cho thấy một Trịnh Công Sơn không hề hô to gọi giật mà nhẹ nhàng, sâu lắng và ám ảnh.

   Bài hát về mùa xuân trong trẻo, thánh thiện và chan chứa những hoài vọng của một  nghệ sĩ bậc thầy.

    Bài hát như vậy thường có một đời sống riêng, một lối đi không giống ai gieo trồng những bông hoa đãm sương tinh khiết trong trái tim của không chỉ một người...

   (Một đoạn bài hát này)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 11/02/2022 11:24 Lê Vĩnh Nhiên 16/02/2022 09:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà