Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật:  20.2.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại Quý thính giả trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý vị và các bạn một số nội dung đáng chú ý sau đây:

- Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Quảng Trị

- Làng Nại Cửu trao Giải thưởng Võ Tử Văn đầu năm mới

-Nhạc sỹ Lê Đình Trí với cuộc thi “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

- Bài viết: TẾT CƠM MỚI CỦA NGƯỜI PA CÔ

- Nhà thơ NVD với những rung cảm qua bài thơ “Hát về em bluose trắng”

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

1. Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Quảng Trị

Thưa Quý vị và các bạn! Với người Quảng Trị, những ngày đầu xuân không chỉ gắn liền với phong tục đốc đáo của mỗi làng quê mà đây còn là khoảng thời gian người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Những ngày này, tại các ngôi chùa trên địa bàn Quảng Trị luôn thu hút người dân đến lễ chùa đầu năm bởi họ tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Đối với mỗi người, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần mỗi người thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn.

2. Làng Nại Cửu trao Giải thưởng Võ Tử Văn đầu năm mới

Trong không khí ấm áp đầu xuân mới, vừa qua, làng Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong tổ chức Lễ Xuân thủ truyền thống, đồng thời trao Giải thưởng Võ Tử Văn cho các em học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.

Theo phong tục của làng Nại Cửu, Lễ Xuân thủ truyền thống được tổ chức trang trọng tại đình làng. Trong lễ Xuân thủ năm nay có 49 em được làng vinh danh và trao thưởng Giải thưởng Võ Tử Văn. Được biết, đây là lần thứ 19 làng Nại Cửu tổ chức lễ Xuân thủy và trao Giải thưởng Võ Tử Văn. Qua đó động viên con em trong làng nỗ lực học tập, rèn luyện, ý thức hơn tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương.

3. 14 tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi Tìm hiểu văn hóa ẩm thực trên EWEC

Vừa qua, Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tổng kết trao giải cuộc thi “Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây" (EWEC).

Cuộc thi “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực trên Hành lang kinh tế Đông - Tây” do Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị tổ chức với mục tiêu góp phần quảng bá hình ảnh về văn hoá, du lịch ở các địa phương tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC). Cuộc thi đã tiếp nhận hơn 150 tác phẩm, ban tổ chức đã lựa chọn ra 27 tác phẩm tham gia vòng chung khảo, trong đó có 14 tác phẩm chất lượng được trao giải.Với cuộc thi này, Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị mong muốn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thông qua phát hiện những danh thắng mới, món đặc sản ở các địa phương. Bên cạnh đó, tạo cầu nối giao lưu, kết nối giữa các địa phương trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC), lưu giữ những giá trị trong truyền thống văn hóa của ẩm thực Việt Nam.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” là Giải thưởng của tỉnh Quảng Trị, xét tặng cho những công trình, tác phẩm sáng tạo VHNT xuất sắc được xuất bản, công bố trong giai đoạn 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển của tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2022). Sau một thời gian phát động, cuộc thi đã thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều tác giả với những tác phẩm thuộc nhiều thể loại như thơ ca, hội họa, âm nhạc...

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi có cuộc p/v nhạc sỹ Lê Đình Trí- với tác phẩm tham gia cuộc thi lần này. Mời Quý vị và các bạn cùng nghe!

1.Thưa NS Lê Đình Trí, là một nhạc sỹ miệt mài sáng tác và tham gia rất nhiều cuộc thi VHNT của tỉnh nhà. Vậy lần này với cuộc thi“Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”, anh mang đến tác phẩm gì ạ?

Anh Trí trả lời....(Nói về hai tác phẩm tham gia)

2. Vâng! Anh vừa chia sẽ về hai nhạc phẩm được anh gửi tham gia cuộc thi lần này. Vậy với hai tác phẩm này, ns Lê Đình Trí đã có sự đầu tư ntn về nội dung cũng như cách thể hiện ạ?

Anh Trí trả lời...

3. Và nếu có một sự so sánh giữa hai nhạc phẩm này thì theo anh đó là gì ạ?

Anh Trí trả lời....(Mỗi tác phẩm mang chất liệu ntn? (Hát minh họa)

4. Thưa nhạc sỹ Lê Đình Trí! Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” là cuộc thi gắn liền với chiều sâu và bề dày lịch sử đổi mới và phát triển của mảnh đất Quảng Trị. Là một nhạc sỹ, anh có cách thức thể hiện ntn để người nghe vừa thấy được chiều sâu lịch sử của quê nhà Quảng Trị vừa có thể cảm nhận phong cách hiện đại, mới mẻ phù hợp với thời đại ạ?

5. Vâng! Theo đánh giá của BTC, cuộc thi lần này đã thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều văn nghệ sỹ của tỉnh nhà. Vậy theo anh, ý nghĩa cuộc thi này mang lại ntn ạ?

Anh Trí trả lời...

Vang! Xin cảm ơn những chia sẽ của NS Lê Đình Trí và chúc anh sẽ đạt giải cao tại cuộc thi lần này.

Trích bài hát:

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Người Pa Cô thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme và là một trong số những tộc người có nguồn gốc bản địa, cư trú lâu đời trên địa hình Trường Sơn. Ở tỉnh ta, người Pa Cô sinh sống chủ yếu ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Như đa số các dân tộc ít người sinh sống ở Trường Sơn, người Pa Cô là cư dân làm nông nghiệp nương rẫy ở trình độ thấp, với họ việc được hay mất mùa chủ yếu dựa vào thần linh.

PTV: Cũng như vai trò của cây lúa, các lễ thức nông nghiệp được người Pa Cô coi trọng hàng đầu, từ các bước như xin đất, gieo một khoảnh lúa tượng trưng để báo cáo với Giàng, đến lúc lúa chín, trước khi tuốt lúa, thu hoạch... đều được tổ chức cúng Giàng một cách thận trọng, thành kính, với đầy đủ nghi thức thủ tục.Trong những lễ thức nông nghiệp của người Pa Cô thì Tết cơm mới là một trong những truyền thống văn hóa đặc sắc của người Pa Cô. Để tìm hiểu về phong tục độc đáo này, CTV Quỳnh Như có bài viết: Tết Cơm mới của người Pako. Chúng ta cùng nghe.

TẾT CƠM MỚI CỦA NGƯỜI PA CÔ

Đối với người Pako, tết cơm mới là cái tết của đồng bào khi kết thúc vụ mùa, là cái tết tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, chuẩn bị cho mùa vụ mới. Tết cơm mới một năm được tổ chức một lần vào những ngày chẵn trăng tròn của tháng 11 hoặc 12 âm lịch. Với đồng bào Pa Cô đây là dịp để tạ ơn các thần linh đã phò trợ cho cộng đồng làng/bản trong vụ mùa đã qua đồng thời cầu mong nương rẫy xanh tươi, mùa màng bội thu, nhà cửa bình an, mọi người trong nhà khỏe mạnh, không ốm đau, năm mới phát đạt, no ấm, con cái học hành tiến bộ hơn hoặc cũng để giải tỏa những bất hòa giữa 2 làng, hai họ tộc với nhau.... Tết cơm mới cũng là tết đoàn tụ, người Pa Cô dù làm ăn, sinh sống ở đâu cũng cố gắng về quê, sum họp cùng gia đình, cùng bản làng.

Tết cơm mới gồm cả phần lễ và phần hội. Thường là người đàn ông chuẩn bị các con vật nuôi phục vụ các nghi lễ cúng, phụ nữ kiếm sản vật từ rừng như măng tre, nứa, các loại lá cây rừng như đọt mây, đoác… để chế biến các món ăn truyền thống. Trong lễ hội Tết cơm mới phải có các sản vật cúng Giàng như cơm lam, gà nướng ống, thịt lợn, chim, ếch, cá…

Theo quan niệm của người Pa Kô, thời gian để cúng lúa mới, cúng thần linh là vào buổi sáng, bởi vào lúc đó khí trời tốt nhất trong ngày. Lễ hội bắt đầu rộn rã khi những khách mời đến. Khách quý đi từng đoàn mang theo nào lợn, bò; gà, vịt, cá… đến góp vui cùng lễ hội. Trong buôn, gia đình nào cũng phải chuẩn bị ba mâm đồ để cúng tạ ơn các Giàng: Giàng xứ Núi (Thần núi), Giàng Tro (Thần Lúa), Giàng A ưm, Adủa, Atoong (Thần bắp, kê, đậu). Trong nghi lễ cúng tế thần linh, ngoài mâm cúng dành cho các Giàng, thì mỗi gia đình còn chuẩn bị các mâm cơm dành cho khách quý gọi là “Khơi” và họ hàng, dân các bản làng khác được mời dự lễ hội. Trong các lễ vật linh thiêng để cúng không thể thiếu tâng họt – loại hoa làm từ tre được cắm lên từng lễ vật và những tấm dzeng. Bánh aquat là loại bánh nếp không nhân như bánh chưng, bánh tét được làm từ nếp cũng là thứ lễ vật không thể thiếu trên bàn lễ.

Sau khi bản làng tổ chức cúng Giàng, các nhà trong bản làng lấy một phần lễ vật mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng hay nhà của trưởng làng để cùng mọi người chung vui lễ và cúng Giàng chung cho cả làng. Khi dân làng tiến vào nhà rông để chuẩn bị lễ cúng bái chung thì già làng là người chủ trì lễ bái. Các dòng họ Pa cô thường mang theo lễ vật đến. Khi tiếng kẻng triệu dân làng đến thì chiêng trống và các điệu múa cũng chuẩn bị hòa vang. Người Pa cô quan niệm, tiếng khèn hòa cùng tiếng chiêng và các điệu múa truyền thống sẽ tăng không khí lễ hội Tết cơm mới, không gian văn hóa trở nên náo nhiệt vô cùng.

Kết thúc các nghi lễ trong phần Tết cơm mới thì các thành viên trong làng sẽ cầm thanh tre tâng họt trên tay cùng nhau ném lên ngôi nhà chung của bản làng để cầu nguyện. Cùng với đó, trong phần hội sẽ diễn ra những hình thức vui chơi, hát múa với các làn điệu dân ca tự ứng tác như: Chachấp, ba-bói, câr-lơi... Các điệu múa, điệu nhảy lả lơi với tiếng đệm của các loại nhạc cụ cồng, chiêng… càng thu hút nhiều người trong bản và các bản lân cận cùng đến lễ hội chung vui.

Trong dịp lễ hội Tết cơm mới, con cháu, người thân trong gia đình dù làm ăn xa hay bận rộn đều phải quay về nhà để cùng gia đình đón lễ. Khi lễ Tết cơm mới được bắt đầu thì phần lễ vật luôn là phần được chú trọng và thực hiện đầy đủ, trang trọng. Người dân Pa Cô quan niệm rằng, Tết cơm mới là dịp để họ được quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả và cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cho một mùa màng bội thu trong năm mới… Cho nên, mặc dù cuộc sống đã nhiều thay đổi, nhưng lễ hội Tết cơm mới vẫn được người Pa Kô xác định là tài sản văn hóa vô giá nên luôn hết lòng bảo tồn và gìn giữ.

Trích bài hát:

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Trong những ngày gần đây, dịch bệnh Covid 19 tại Quảng Trị tiếp tục có những diễn biến phức tạp với số ca dương tính với covid 19 ngày một tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc đội ngũ y bác sỹ- những người mặc áo bluose trắng càng vất vả hơn với công việc chữa trị, chăm sóc cho bệnh nhân của mình. Và không phải thời điểm này mà kể từ khi dịch bệnh covid 19 xảy ra, đội ngũ văn nghệ sỹ bằng tình cảm và trái tim yêu thương của mình đã có nhiều sáng tác ca ngợi những chiến công thầm lặng của y bác sỹ ngày đêm chống dịch.

PTV: Thông qua những bài hát, vần thơ, các văn nghệ sỹ mong muốn truyền đi thông điệp về tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng với dịch bệnh Covid-19 cũng như chia sẻ những khó khăn, vất vả với lực lượng tuyến đầu chống dịch. Hòa trong dòng cảm xúc ấy, chúng ta hãy đến với bài thơ “Hát về em bluose trắng” của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị để cảm nhận tình cảm của nhà thơ dành cho những nữ y bác sỹ đang ngày đêm miệ mài với công việc thầm lặng của mình.

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng là một tâm hồn rất đỗi yêu thơ và ông dễ rung động với hơi thở, nhịp điệu của cuộc sống thường ngày. Ông sáng tác với nhiều chủ đề và để lại ấn tượng trong lòng công chúng với những bài thơ xúc động. Đặc biệt từ khi dịch bệnh covid 19 xảy ra, bằng trái tim yêu thương và cảm phục của một người nghệ sỹ dành cho lực lượng áo trắng chống dịch, Nguyễn Văn Dùng đã từng có bài thơ “Chuyện tình thời covid” được đông đảo người yêu thơ biết đến. Không dừng lại ở đó, khi chứng kiến những câu chuyện, những hình ảnh chân thực của các nữ y bác sỹ ngày đêm căng mình với công việc của mình, nhà thơ NVD đã xúc động và sáng tác bài thơ “Hát về em bluose”- với những câu từ giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa.

“Lâu lắm rồi em sống xa nhà

Nghe tiếng gọi con tim, em vào tâm bão

Gửi lại quê hương mẹ già, con thơ yêu dấu

Và gác lại biết bao dự định dở dang

Cùng đồng nghiệp tư thế sẵn sàng

Nào giãn cách, khử trùng truy vết

Chăm trẻ sơ sinh, giúp cụ già, người mù, bại liệt

Cứu sống bao mạng người giữa tâm dịch cuồng xoay”.

Chia sẽ về bài thơ này, nhà thơ NVD cho biết:

P/v: Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng

Trích băng: 4p56s Đọc thơ

Được chứng kiến và được nghe nhiều câu chuyện về y bác sỹ chống dịch nên nhà thơ NVD rất thấu hiểu được sự hy sinh không thể nói hết bằng lời, cũng không có thước đo nào đong đếm cho đủ về lòng biết ơn những “chiến binh” áo blouse trắng. Đối với nhừ thơ NVD, thơ ca làm ông cảm thấy cuộc đời thêm tươi đẹp. Đây là món ăn tinh thần mà ông vô cùng trân quý. Từ thực tế cuộc sống, nhà thơ VND đã cảm nhận và gửi đến mọi người bằng câu từ để mang đến những thông điệp yêu thương và sẽ chia.

P/v: Nhà thơ  Nguyễn Văn Dùng nói thêm:

Trích băng: 6p17s Đọc thơ

Có thể nói cuộc chiến chống dịch lần này là cuộc chiến đấu của cả cộng đồng không chỉ bằng tri thức khoa học y học mà bằng cả đạo lý con người và những vần thơ chống dịch chính là mạch đập, nhịp đập của dòng máu nhiệt huyết. Với một sự trầm tĩnh điềm đạm của một người từng trải, nhà thơ NVD đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn với những người mặc áo bluose trắng, góp phần to lớn để mang đến thắng đại dịch:

“Bluose trắng ơi, em là một vì sao.

Lấp lánh giữa làn ranh tử sinh được mất

Có thể nào tin nhưng đó là sự thật

Xin ngàn lần hát mãi về em”

Cố thể thấy với diễn biến của dịch bệnh covid 19, hàng loạt bài hát, bài thơ mới về phòng chống dịch COVID-19, góp phần tuyên truyền, động viên cộng đồng cùng chung tay phòng chống dịch và thể hiện lòng biết ơn đối với những thiên thần áo trắng. Đó chính là sự rạng ngời một nguồn năng lượng mới lớn lao: Năng lượng tình yêu và tình thương của con người của cả nhân loại.

Trích bài hát: Thiên thần áo trắng

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 15/02/2022 10:49 Lê Vĩnh Nhiên 16/02/2022 08:56

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà