Dọc đường VN 1/3
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 1/3 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, nhân kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, có nội dung chính mang tên " Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của một nhà văn Quảng Trị xa quê" và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 1/3 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 5/3 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct tuần này là bài viết của Xuân Dũng khi đọc những trang viết về hình tượng phụ nữ trong văn xuôi của một nhà văn Quảng Trị xa quê, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct là một vài cảm nhận về một ca khúc mùa xuân của cố nhạc sĩ Thanh Tùng, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này do Việt Thanh biên tập với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

         HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TÁC PHẨM MỘT NHÀ VĂN XA QUÊ.

                                                                                                  (Xuân Dũng)

 

   Cho đến nay, Hồ Sĩ Bình (xuất thân là một nhà giáo nhiều năm dạy học ở Tây Nguyên) là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn chục tập sách. Từ mấy năm nay, ngoài công việc biên tập với cương vị Phó trưởng Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại miền Trung và Tây Nguyên, anh vẫn say mê đi và viết. Tập sách “Nhạn qua sông bóng còn in mặt nước” là ấn phẩm mới đây của một cây bút Quảng Trị xa quê hiện sống ở Đà Nẵng.

   Đặc biệt trong tập sách này có những tùy bút mang tâm cảm về những người phụ nữ quê hương, đặc biệt là người mẹ.

  Chợ mà lại là chợ quê cố hương cứ đeo đẳng Hồ Sĩ Bình không dứt, vì đó tấm vé thông hành cho anh về lại tuổi thơ, về với mẹ xưa tảo tần, lam lũ, với món bánh ướt của làng chấm nước mắm Cửa Việt mà anh xếp hạng thuộc vào loại ngon nhất nước. Hương vị tuổi thơ không chỉ là chuyện món quà quê, chuyện văn hoá ẩm thực mà chứa chan những chuyện không thể nào nói hết cứ mãi theo anh đến hết cuộc đời.

    Đó quả tình là những thứ mà ta quen gọi nhiều khi mòn cũ là kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại dù cho người từng trải cũng không khỏi xốn xang :  “Thiệt lòng mà nói tôi ngồi nhìn anh chị trong đoàn ăn một cách ngon lành không gì sướng bằng, thầm tự hào về đặc sản chợ Thuận quê miềng. Ngon dở cũng tuỳ khẩu vị nhưng có một điều cái vị giác của mình từ ngày thơ dại đã quen với hương vị đầu đời mà mẹ nấu cho ta ăn, kể cả mấy món hàng vặt mẹ mang về cho con, nó như đóng đinh vào vị giác quen thuộc của mình. Huống chi những ngày ấy trong đôi mắt mẹ ngập tràn niềm vui khi nhìn đứa con út ăn một cách say sưa. Với một không gian tâm cảm như thế đã in đậm lên tâm hồn tôi một sự tiếc nuối vì biết mọi thứ đã qua đi không bao giờ quay lại được. Ngày ấy tôi quá vô tư, để có những món quà vặt trong thời buổi mọi thứ còn khó, mẹ đã dè sẻn cắt xén chút ít chi tiêu bữa ăn của cả nhà để mua quà cho tôi”.

   Người mẹ của anh vốn sinh hạ ở cù lao Bắc Phước, một người mẹ chân đất mà minh triết dầu rằng không biết chữ. Nhớ công ơn trời biển mẹ sinh thành dưỡng dục, người viết gọi quê mẹ là “miền đất Cù Lao” mà hai chữ cuối viết hoa tượng trưng cho người Mẹ vô vàn yêu dấu: “ “Mẹ tôi không biết chữ , một chữ bẻ đôi cũng không biết, vì thế đọc sách Thiền tôi rất thích Lục tổ thiền sư Huệ Năng vì ngài không biết chữ mà ngộ được những điều Phật dạy. Bù lại, mẹ tôi là một kho ca dao, tục ngữ đầy mình. Cuôc sống đụng đến bất kỳ chuyện nhỏ gì mẹ tôi cũng đều kịp ra “thơ” bằng ca dao, tục ngữ, phương ngữ để xử lý. Khi thì khuyên lơn dạy bảo con cái, những kỹ năng làm việc hay là những kinh nghiệm về thời tiết, cây cỏ, món ăn, quan hệ vợ chồng, xóm làng, láng giềng…"

   Trong nỗi cảm hoài về mẹ và cố hương, trong đêm trăng hoài niệm ngay trên quê ngoại, bước chân hiện tại cứ muốn ngược về quá khứ, muốn vượt qua những ý niệm thời gian, không gian vật lý để được một lần về bên mẹ: “Đêm rảo bước trên cây cầu Triệu Phước, trăng hạ huyền ở miền cửa sông vằng vặc một màu đáo để. Trong nỗi niềm giữa yên ba thâm xứ bỗng ray rứt nhớ mẹ vô cùng. Giá như mẹ còn sống, tôi sẽ cùng mẹ qua sông để khoả lấp nỗi mong ước đời mẹ về lại quê nhà không còn chiến tranh và đò giang cách trở” .

   Nhà thơ Võ Văn Hoa cảm nhận (băng)

   Hồ Sĩ Bình vẫn mải miết trên con đường sáng tác, vẫn nặng lòng với cố hương và những kỷ niệm đẹp đẽ vô giá về người mẹ quê chín chữ cù lao.

                CÂU CHUYỆN NHỎ CỦA TÔI, BÀI HÁT HAY VỀ MÙA XUÂN

                       CỦA CỐ NHẠC SĨ THANH TÙNG.

                                                                                

                                                                                  (Xuân Dũng)

 

   Trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của mình, cố nhạc sĩ tài danh Thanh Tùng có nhiều bài hát giàu chất trữ tình và lãng mạn được công chúng yêu thích như : " Một mình", "Hoa tím ngoài sân", "Lối cũ ta về", " Giọt nắng bên thềm", "Ngôi sao cô đơn"...và không thể không nhắc tới một ca khúc ngọt ngào, đắm đuối có tên "Câu chuyện nhỏ của tôi".

   Bài hát là một tự sự của người đang yêu gắn liền với mùa xuân, màu của yêu thương.

   Mở đầu là những lời ca thật dễ thương:

   Ai cho em mùa xuân long lanh mùa xuân trong ánh mắt cười.
Ai trao em nụ hoa cho nụ hoa đến bên tôi ngồi.

  Ai là ai mà cũng không là ai cả, một câu hỏi mang màu sắc tu từ, hỏi không cần trả lời, không chờ đợi câu trả lời vì đã biết mười mươi đáp án. Một hiện hữu của tình yêu đẹp, một hạnh phúc trong vắt yêu thương của đôi lứa khi mùa xuân đến.

   Tôi nghe đất trời bỗng nhiên thênh thang hơn.
Tôi nghe mỗi người bỗng nhiên như vui hơn.
Xin anh hãy về hát riêng cho em nghe.
Để cơn gió chiều xanh ngát những hàng me.

   Và từ khi em đến cùng mùa xuân thì vạn vật đã khác, ít nhất là trong mắt gã si tình, trong trái tim cảm nhận phập phồng của chàng trai đang yêu. Và những tình cảm ấm nồng của trai gái gởi trao cho nhau như hoa cỏ mùa xuân, nhìn đâu cũng đẹp, cũng nên thơ và dạt dào hạnh phúc, hạnh phúc của một tình yêu của hai tâm hồn đồng cảm.

  Và điệp khúc như một lời hẹn ước, nguyện thể, như một lời chúc phúc thật diệu kỳ của mùa xuân, từ mùa xuân:

   Hát với em về mọi người về ngày mai và ước mơ.
Lời hát với em về cuộc đời .Oh cuộc đời thật nên thơ.
Nói với nhau dù một lần. Rồi buồn vui hãy lãng quên.
Để thấy trái tim ngập ngừng ngập ngừng lời hát yêu em, yêu em.

   Khi yêu và được yêu ai cũng dễ trở thành thi nhân, nhạc sĩ để hát lên lời của trái tim, hát lên niềm hạnh phúc lứa đôi, để cảm nhận đầy đủ và sẻ chia đến với mọi người. Hạnh phúc là điều kỳ diệu và nhiều lúc tưởng nó quá lớn lao và xa xôi nhưng kỳ thực lắm khi chỉ là những điều cảm nhận có vẻ bình thường, đời thường, không hề cao xa mà ở ngay cạnh mình, ngay ở chính bản thân mình, là cái mà chúng ta hướng tới và nắm bắt. Ai biết yêu, biết sống cho mình và cho người khác, biết quan tâm đến chung quanh, người ấy chắc rằng sớm muộn sẽ có hạnh phúc, sẽ có tình yêu.

   Câu chuyện nhỏ của tôi của cố nhạc sĩ Thanh Tùng là một ca khúc khá chân phương, không nhiều biến hóa so với các khác sáng tác khác của ông. Nhưng bằng tình cảm và tài năng của một nhạc sĩ, ông đã khiến cho tác phẩm có một hơi thở riêng, một đời sống riêng và được nhiều người đón nhận.

   Hạnh phúc cho một đời nghệ sĩ khi có những sáng tác về mùa xuân và tình yêu vượt qua sự sàng lọc của thời gian và công chúng. Vì vậy: câu chuyện nhỏ của tôi cũng là của nhiều người.

   (một đoạn bài hát này...)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 01/03/2022 10:22 Phạm Xuân Dũng 01/03/2022 10:22
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà