Dọc đường VN 6/5
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 6/5 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :về "Tình Quảng Trị của Nguyễn Tuân"Một nghệ sĩ duyên nợ với Quảng Trị, và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 61/5 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 105/5 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct là bài viết về một nghệ sĩ có nhiều duyên nợ với Vĩnh Linh-Quảng Trị, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. Phần cuối ct là cảm nhận về một ca khúc ngợi ca chiến thắng Điện Biên Phủ, bài của Xuân nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

              NHÀ ĐẠO DIỄN TÀI LIỆU XUÂN PHƯỢNG VỚI VĨNH LINH.

                                                                                               (Xuân Dũng)

 

 

   Thời gian gần đây báo chí và giới văn học nghệ thuật trầm trồ một tác phẩm của bà lão ngoài 90 tuổi, đó là tập hồi ký "Gánh gánh, gồng gồng" của đạo diễn Xuân Phượng, nhưng không phải ai cũng biết bà là người nặng duyên nợ với Vĩnh Linh, Quảng Trị. Bà đã vào vĩ tuyến 17 vào những ngày ác liệt nhất khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc.

   Vào năm 1967 bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Phượng được mời sang phủ Chủ tịch nước có việc quan trọng. Khi ấy bà đang là bác sĩ, công tác ở Uỷ ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, phụ trách Phòng Y tế của cơ quan này. Đến nơi gặp mới biết Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa tiếp đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng người Pháp gốc Hà Lan Ivens có vợ Loridan, một tù nhân của trại tập trung phát xít Đức. Hồ Chủ Tịch trân trọng giới thiệu họ là "Những nhà điện ảnh cách mạng nổi tiếng".

   Bà Phượng được cử làm phiên dịch đi cùng đoàn làm phim vào Vĩnh Linh thực hiện bộ phim tài liệu “Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân”. Hai tháng ở Vĩnh Linh, sống và chiến đấu như những người lính với biết bao nguy hiểm, với nhiều kỷ niệm quý giá. Đến khi phim đưa ra Hà Nội, dọc đường bị ném bom, cuốn phim cũng thấm máu của những nhà làm phim.

   Bộ phim được công chiếu ở nước ngoài đã gây được tiếng vang và được dư luận thế giới chú ý. Sau chuyến đi này số phận của bà Xuân Phượng đã rẽ sang hướng khác, trở thành nữ đạo diễn phim tài liệu chuyên nghiệp hiếm hoi như gợi ý và mong mỏi của đạo diễn Ivens. Với nhiều cống hiến cho giao lưu văn hóa Việt-Pháp, Bà Xuân Phượng đã được chính phủ Pháp tặng thưởng huân chương cao quý Bắc đầu bội tinh.

   40 năm sau vào 2007 bà Xuân Phượng trở lại Vĩnh Linh với mong muốn thực hiện bộ phim về những nhân vật đã từng xuất hiện trên màn ảnh cách đây nửa thế kỷ. Điều này còn nhằm thảo ước nguyện của đạo diễn Ivens trăng trối với vợ trước lúc qua đời: hãy tìm về với những nhân vật trong phim tài liệu về Vĩnh Linh ngày trước đã nói ở trên.

   Nhà thơ Nguyễn Duy được mời làm biên kịch của bộ phim này với tên gọi "Trở lại Vĩnh Linh". Với ông, vốn từng là người lính đây cũng là dịp làm sống dậy những ký ức chiến tranh của một thời trai trẻ và của cả dân tộc này một thời bi tráng. UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức buổi tiếp đoàn trọng thị và được nhận bộ phim tài liệu " Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân" của đạo diễn Ivens do bà Xuân Phượng tặng. Tôi và một đồng nghiệp ở đài PTTH tỉnh Quảng Trị đã được cử đi theo đoàn suốt mấy ngày trên đất Vĩnh Linh.

   Đi dọc theo bắc vĩ tuyến 17, đoàn chiếu lại bộ phim "Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân trên đất Vĩnh Linh. Bà còn xem rất đông, họ như thấy lại một thời khói lửa, đạn bom ác liệt không thể nào quên. Những người lớn tuổi như được nhìn thấy quá khứ bi tráng của mình qua những thước phim sống động. Đạo diễn phim thấy mình như trẻ lại khi chứng kiến những khán giả là nhân chứng lịch sử vùng giới tuyến.

   Thu hoạch cảm động nhất trong chuyến đi này là vào hôm cuối cùng bà đã được gặp lại một nhân vật trong bộ phim tài liệu nổi tiếng thời khói lửa, chú bé Trần Công Đức, nay đã là một thầy giáo gắn bó với nghề dạy học bao năm. Một kết thúc có hậu cho những người sống hết mình với cuộc đời và nghệ thuật.

         BÀI HÁT "CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN" CỦA ĐỖ NHUẬN.

                                                                                              

                                                                                                                   (Xuân Dũng)

 

  Trong các khúc thời kháng chiến chống Pháp và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ thì bài hát "Chiến thắng Điện Biên" của nhạc sĩ Đỗ  Nhuận được nhiều người yêu thích và phổ biến rộng rãi.

   Mở đầu là khung cảnh chiến thắng:

 

 Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui
Bản mường xưa nương lúa mới trồng 
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.

   Một khúc hoan ca, một khung cảnh chiến thắng của cả dân tộc, một ngày hội của hết thảy người Việt Nam yêu nước thương nòi:

   Dọc đường chiến thắng ta tiến về
Đoàn dân công tiền tuyến, vẫy chào pháo binh vượt qua 
Súng đại bác quấn lá ngụy trang
Từng đàn bươm bướm trắng vờn lá ngụy trang. 

   Trong khung cảnh chiến thắng hào hùng lại càng nhớ những ngày kháng chiến gian khổ của 9 năm trường chinh cứu nước:

   Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc
Đồng bào nao nức mong đón ta trở về
Giờ chiến thắng ta đã về, vui mừng đón chúng ta tiến về
Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời
Cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.

   Và trong ngày hội lớn không thể nào quên những nỗ lực của bao người để có được ngày vui chiến thắng như tâm nguyên của cả dân tộc này:

    Giải phóng miền Tây, bộ đội ta đã mau trưởng thành
Thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên 
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng 
Qua suối đắp đường thắng lợi về đây 
Phương châm đánh chắc ta tiến lên, lực lượng như bão táp
Quân thù mấy cũng phải tan.

   Và điệp khúc lại vang lên tự hào, lạc quan và giục giã tâm hồn quân dân trong ngày vui chiến thắng:

   Vang lừng tiếng súng khi mừng công
Thỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong
Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới
Nông dân hăng hái khi chúng ta trở về.


Ruộng đất chúng ta đã về, vui mừng đón chúng ta tiến về
Chiến sĩ Điện Biên, thế giới đang đón mừng Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình. 

   Khúc khải hoàn kháng chiến chống Pháp đã vang lên, và vang vọng mãi cho đến hôm nay.

  (Tiếp theo là một đoạn bài hát này)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 04/05/2022 13:07 Lê Vĩnh Nhiên 04/05/2022 17:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà