Dọc đường VN 17/6
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 17/6 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Truyện ngắn Lê Tri Kỷ" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 17/6 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 21/6 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. *Ptv dẫn: -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct, chúng ta cùng cảm nhận đôi điều về truyện ngắn của một nhà văn có tiếng quê Quảng Trị qua bài viết của Xuân Dũng. -Phần cuối ct mời mọi người cùng thưởng thức một tác phẩm báo chí giàu chất văn chương của nhà báo, nhà văn Phan Quang, bài của Xuân Nguyên. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                                   TRUYỆN NGẮN LÊ TRI KỶ.

 

                                                                                                   (Xuân Dũng)

                                      

   Nhà văn Lê Trị Kỷ (1924-1993)  quê ở Triệu Phong, (Quảng Trị) từng là đại tá công an, nhà văn chuyên nghiệp.với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản có tiếng.

    Tính nhân văn sâu sắc và tinh tế trong văn chương nói chung và truyện ngắn nói riêng của nhà văn Lê Tri Kỷ, có thể nói đây trọng tâm sáng nhất, và chính nó cũng làm nên thành công nổi bật trong văn nghiệp của ông.

 Chẳng hạn truyện ngắn “Bí mật cho những cuộc đời”  nói về một người từng làm công tác thuế vụ sau Cách mạng Tháng Tám. Anh ta nhanh nhẹn, tháo vát làm rất được việc, mỗi tội háo sắc. Chính vì vậy đã phạm kỷ luật vốn rất khắt khe vào thời ấy. May mà gặp được cán bộ công an từng trải và nhân hậu không xử nặng còn tạo điều kiện cho anh sang công tác  khác thích hợp hơn và cũng tránh xa cám dỗ khó vượt qua ở tuổi thanh niên. Và sau bao năm làm việc anh cán bộ thuế vụ ngày xưa đã luôn rèn luyện, phấn đấu trở thành một con người có ích, một cán bộ gương mẫu. Dụng nhân như dụng mộc, nếu chỉ cần khắt khe, dù là làm đúng nguyên tắc có khi làm hỏng cả một cuộc đời. Câu chuyện xưa chỉ có mấy người trong cuộc biết với nhau, sống để dạ, chết mang theo dù thực ra không phải nghiệm trọng được đặt tên cho truyện ngắn này và cả tập truyện.

Cùng với cách nhìn như vậy truyện ngắn  “Mụ Quới” lấy bối cảnh vùng quê Quảng Trị cũng sau Cách mạng Tháng Tám. Nhân vật vốn khá phổ biến ở làng quê thời thực dân phong kiến với những thói xấu như lười nhác, cắp vặt, đanh đá, chua ngoa khiến nhiều người ghét. Nhưng khi nước nhà độc lập, bà thấy cuộc sống cung quanh nhiều người giác ngộ, ý thức mình bây giờ là  người dân tự do, không nô lệ, hầu hạ ai cả, phải có lòng tự trọng, tự hào và cố sống tử tế. Và bà đã lột xác không ngờ trở nên một công dân mới, quá trình hoàn lương không đơn giản nhưng đầy hứa hẹn trong một bối cảnh rung trời chuyển đất. Mọi người không gọi bà là “Mụ  Quái” như trước nhưng cũng không thể gọi “Mụ Qúy” như tên khai sinh nghe chưa thuận tai nên gọi chệch đi là “Mụ Quới”. Một truyện ngắn hay và cảm động vì tác giả luôn nâng niu số phận con người, phát hiện ra những mầm thiện dù là nhỏ nhất để thắp sáng cuộc đời này.

   Chính lòng tin vào sự hướng thiện gần như bất diệt của con người mà nhà văn của chúng ta đã viết nên truyện ngắn”Giấy chứng nhận cho quỷ dữ” được cả giới văn bút trầm trồ. Nhân vật Nguyễn Viết Lới phạm trọng tôi gián điệp trong kháng chiến bị tòa án Bình Trị Thiên kết án tử hình. Nhưng cán bộ công an Lê Huy bằng lòng trắc ẩn và vị tha đã xin cho giảm án. Lới cái tạo rất tốt, hơn hai mươi năm được ra tù. Lẽ ra câu chuyện sẽ chẳng cần bàn thêm nếu như Nguyễn Viết Lới không đến xin ông cán bộ công an cao cấp Lê Huy một giấy chứng nhận đã từng bị tù đày để chính phủ Pháp hoàn trả lương. Ông Lê Huy quá bối rối bèn đến nhà Lới để tìm sự thật. Người vợ ông ta đã nói những lời rất thấm thía : “

  "Bác cho rằng ông Lới nhà tôi vẫn là một tên gián điệp? Thế thì hai mươi ba năm cầm giữ ông ấy trong trại các bác làm được việc gì?...  Viên quặng ra khỏi lò thành thép là điều ai cũng thấy. Nhưng con người xấu ra khỏi lò thành người tốt không phải ai cũng chịu ngay vì nó còn bị bao nhiêu thứ lòng dạ hẹp hòi và đầu óc tối tăm của con người kéo lại"...

   Đó là bài học nhân văn và sâu sắc, tinh tế khi cảm nhận và đánh giá con người qua truyện ngắn Lê Tri Kỷ.

                 MỘT DU KÝ MẪU MỰC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ VĂN PHAN QUANG.

                                                                                                   (Xuân Dũng)

  Nhà báo, nhà văn Phan Quang quê Quảng Trị, từng là Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1980.

Bạn đọc thú vị với những bút ký của nhà báo Phan Quang, ký chân dung và  ký sự đường xa. Du ký "Chia tay trên sông Missisippi" là một tác phẩm báo chí mẫu mực mà chính người viết cũng tâm đắc, phần nào tiêu biểu cho phong cách báo chí Phan Quang: trí tuệ, am hiểu đối tượng, sự vật đến nơi đến chốn, lối viết sâu sắc, điềm tĩnh và tinh tế, giàu chất văn chương... Một nước Mỹ hiện ra vừa có vẻ quen lại vừa lạ lẫm, kỳ thú đến bất ngờ...Đôi khi thú vị như bắt đầu từ chuyện địa danh khởi nguồn liên quan một loài thảo mộc chẳng hạn ở Los Angeles mà không phải ai cũng biết:

  " Sao lại không ?Hôm nay là thứ bảy, sáng ngày kia tôi phải bay đi Washington sớm, rồi sẽ trở về Việt Nam bằng đường khác, biết bao giờ có dịp trở lại đây ? Đại lộ Hollywood đây rồi, con đường nổi tiếng của một đô thành nổi tiếng thế giới, nơi mà đầu thế kỷ này vẫn còn là khu rừng với một loài cây có gai, cây holy..."

   Một nước Mỹ trẻ trung, đa văn hóa và luôn  năng động, kể cả cách khai thác du lịch một cách hiện đại và chuyên nghiệp từ những hình tượng văn học lấy từ cuốn truyện "Những cuộc phiêu lưu của Hấc Phin và Tôm Sôi-ơ" của nhà tiểu thuyết nổi tiếng Mac Tuên như hang động, đại lộ, khách sạn đều mang tên nhà văn này. Đó cũng là điều mà nhiều nước cần học tập :

   Người Mỹ biết cách giữ gìn, tái tạo tất cả. Họ có đủ tiền để làm việc ấy. Những hang động mà Tôm Sôi-ơ cùng bạn mình thám hiểm, nay trở thành một khu du lịch lớn. Nhà cô bạn gái của Tôm, Becky Thatcher-tên thật của người mẫu trong đời là Laura Hawkins-ở bên kia đường phố. Nhà Hấc Phin- tên thật là Tom Blankenhip-sát sau nhà Mac Tuen. Văn phòng của thân phụ nhà văn, nhìn qua cửa sổ còn thấy được y nguyên bộ sách luật dày cộm, mấy chiếc bút lông ngỗng, đôi kính lão gọng kim loại và cả vò rượu whisky. Và trang trọng ở lưng chừng đồi là tượng đôi bạn thân Tôm Sôi-ơ và Hấc Phin, mà người Mỹ kiêu hãnh cho là "pho tượng duy nhất thế giới về những nhân vật hư cấu..."

   Một nước Mỹ dễ mến, dễ gần nhưng không phải dễ hiểu và muốn hiểu thì cần có thời gian nếm trải nhất định, còn như "Cưỡi ngựa xem hoa" thì :

  "Thật khó mà hiểu hết được sự đa dạng của nước Mỹ. Huống hồ những người chỉ lướt qua một mẫu đường như chúng tôi..."

    Nhà báo Phan Quang quan niệm về nghề báo phải luôn phải tận tâm và chuyên nghiệp, biết tận dụng lợi thế của văn chương để thể hiện tác phẩm báo chí  :“Tôi luôn phấn đấu, dù một bài báo nhỏ cũng phải có chất văn. Chất văn trong báo hiện lên khi tôi nghĩ, tôi viết, không chỉ ở những câu từ bóng bẩy, mà ngay trong vấn đề và cấu tứ, trong hình tượng và hình ảnh, trong sự liên tưởng từ quá khứ đến tương lai…; chất văn là những thủ pháp đồng hiện qua những đoạn văn trữ tình…; nó phải đến với số phận con người, góp phần giải quyết được các câu hỏi của con người”.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 13/06/2022 06:05 Lê Vĩnh Nhiên 14/06/2022 08:48
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà