SẮC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

RTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Kỷ niệm 77 năm ngày cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, Trong CT Sắc màu Văn hóa- Đời sống tuần này chúng tôi sẽ giới thiệu các giá trị di sản văn hóa của Quảng Trị, cùng ca khúc viết về mảnh đất Quảng Trị anh dung kiên cường trong bom đạn chiến tranh và đi lên trong lao động.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa tại Quảng Trị” được phát sóng vào lúc 10h 30, 17h ngày 2 tháng 9 và 14 h ngày chủ nhật 4/9/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 2/9/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10h 30, 17 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hang tuần.

Kính thưa quý vị. Kỷ niệm 77 năm ngày cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, Trong CT Sắc màu Văn hóa- Đời sống tuần này chúng tôi sẽ giới thiệu các giá trị di sản văn hóa của Quảng Trị, mảnh đất Quảng Trị anh dũng kiên cường trong chiến tranh và phát triển đi lên trong lao động.

Kính thưa quý vị, Trong chương trình hôm nay, quý vị sẽ biết thêm về di sản văn hóa phi vật thể “ Chiếc gùi trong văn hóa đồng bào vùng cao Quảng Trị”,  Trong tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu ca khúc“ Quảng Trị ngày về” của nhạc sỹ Nguyễn Chơn Viễn. Phần cuối của CT là mục giới thiệu Điểm đến Quảng Trị với một vùng đất trong chiến tranh là Cứ điểm quan trong trong tuyến hang rào điện tử Macnamara của Mỹ- Căn cứ Dộc Miếu, để thấy sự đổi thay từng ngày ở nơi đây.

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

Mc: Thưa quý vị và các bạn, không ai biết chiếc gùi đã có mặt trong đời sống của người dân tộc  Vân Kiều tại huyện miền núi tây Quảng Trị có từ bao giờ, chỉ biết rằng chúng là vật dụng không thể thiếu khi họ lên nương, lên rẫy hay vào rừng lấy củi và được xem như nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng.Câu chuyện văn hóa tuàn này mời quý vị và các bạn đến với vùng cao Quảng Trị để tìm hiểu thêm nét văn hóa đặc sắc này.

Không ai biết chiếc gùi đã có mặt trong đời sống của người dân tộc Bru - Vân Kiều từ bao giờ, chỉ biết rằng chúng là vật dụng không thể thiếu khi họ lên nương, lên rẫy hay vào rừng lấy củi và được xem như nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng. Cũng như những dân tộc khác, chiếc gùi của người Vân Kiều có nhiều loại khác nhau với mẫu mã đa dạng, phong phú, nhưng thông dụng nhất vẫn là chiếc xang và a chói. Ở mỗi loại gùi, người Vân Kiều dùng với từng công việc, mục đích khác nhau, xang dùng gùi củi là chủ yếu, còn a chói dùng để thu hoạch lúa, đựng măng, rau rừng... Do vậy, việc đan chiếc gùi to hay nhỏ, vành kín hay hở đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng.

Để đan được một chiếc gùi truyền thống, phải mất nhiều công đoạn, thời gian. Muốn có một chiếc a chói đẹp, bền, người đan phải dồn hết tâm sức.Trước hết, nguyên vật liệu phải cất công đi kiếm ở vùng rừng sâu, núi cao mới có những cây mây, tre, nứa vừa ý. Mây để đan a chói cần có độ bền, dẻo dai. Tre phải đúng độ già, đẹp màu, chắc...  Chặt mây thành từng đoạn, chẻ lạt và vót cho thật nhẵn rồi ngâm nước cho đủ độ dẻo, vót 4 trụ bằng nứa cho đúng kích thước và bằng nhau.

Quan trọng nhất là công đoạn làm đế, đế có đều, đẹp và chắc chắn a chói mới sử dụng được lâu. Đế a chói có 4 góc vuông, sàn đế đan từng lỗ để hở khoảng 0,5cm, sau đó dùng 2 thanh mây dài khoảng 40-50 cm đặt chéo nhau cân xứng, rồi dùng sợi mây nhỏ đan thành từng múi ở 4 đầu của 2 thanh mây. Sau khi làm được đế thì đến công đoạn làm thân. Thân a chói có thể theo hình thoi hoặc tròn, dùng 4 thanh nứa đã vót sẵn dài khoảng 1m nẹp vào 4 góc và tiếp tục dùng dây mây đan quanh 4 thanh nứa.

Sau đó dùng 2 vòng nứa uốn tròn, sử dụng dây mây đan thành múi, nẹp lại thành miệng. Như vậy là có một cái a chói gần như hoàn chỉnh. Cuối cùng là công đoạn làm dây gùi, việc này cũng quan trọng không kém vì chúng dùng để đeo, cõng trên lưng tiện cho việc di chuyển. Ngày nay, bà con đã dùng dây dù bề rộng khoảng 3 cm để làm dây gùi, nhưng ngày xưa, người Vân kiều thường làm dây gùi bằng vỏ cây rừng hoặc mây. Khi hoàn thành, a chói sẽ được hơ trên bếp lửa một thời gian cho bền và đẹp hơn.

Hầu như gia đình nào cũng tự mình làm nên ít nhất một chiếc a chói để giữ nét đẹp của "thuần hậu phong thuỷ" chốn núi rừng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, a chói của đồng bào được dùng để gùi súng đạn, lương thực ra chiến trường để cho bộ đội đánh giặc, là cảm hứng sáng tác của nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà thơ. Đến nay, a chói vẫn được giữ vẹn nguyên bản sắc vốn có của nó. Ông Hồ Phương- Nguyên Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết ( TRích băng 1)

Nếu người phụ nữ Kinh có cái quang, cái gánh làm bạn quanh năm thì người phụ nữ dân tộc Bru - Vân Kiều lại có chiếc gùi gắn bó từ lúc trẻ đến khi về già. Sống trên núi, làm nương làm rẫy, vào rừng lội suối, chiếc gùi giúp họ có thể chở tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình. Từ hạt lúa, trái bắp, củ sắn, củ khoai, nắm rau cho đến thanh củi, thanh tre... tất cả đều ở trong chiếc gùi trên lưng theo chân họ vượt núi băng rừng về nhà. Chiếc gùi giúp cuộc sống người phụ nữ Vân Kiều bớt khó khăn, giúp đôi tay lao động bớt phần mệt mỏi.

Hiện nay, cuộc sống của người Vân kiều đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế khấm khá hơn nên họ có thể mua các phương tiện luân chuyển hàng hoá như xe đạp, xe máy thậm chí cả máy kéo. Tuy nhiên đối với người phụ nữ Vân kiều khi lên nương, lên rẫy, chiếc gùi, đặc biệt a chói vẫn là vật dụng lao động được lựa chọn. Để lưu truyền nghề truyền thống của cha ông, hiện nay ở một số gia đình khi con trai, con gái lớn, bố mẹ vẫn truyền lại cách đan a chói cho con.

Với người Bru - Vân Kiều, chiếc gùi như một người bạn tâm giao cùng họ chia sẻ mọi niềm vui, khó nhọc trong cuộc sống. Chiếc gùi là nút thắt sợi tình kết nối tình đoàn kết giữa bà con bản trên mường dưới thêm thấm đượm tình nghĩa. Chiếc gùi chính là nét đẹp trong bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số Việt Nam.

              Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

Phát bài hát Quảng Trị ngày về

Quý vị vừa thưởng thức ca khúc “ Quảng Trị ngày về”. Một sáng tác rất hay về của tác giả Nguyễn Chơn Viễn, qua sự thể của ca sĩ Anh Tú. Xin được nói thêm anh Nguyễn Chơn Viễn hiện nay là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, là tác giả của một số ca khúc được công chúng yêu thích như “ Hành trang blouse trắng” viết về những y bác sĩ tham gia chống dịch covid 19, “ Sương nắng mẹ tôi” và “ Quảng trị ngày trở về” viết về quê hương Quảng Trị…

Trong chương trình hôm nay những người thực hiện CT có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Chơn Viễn.

MC: Thưa anh Nguyễn Chơn Viễn, những người thực hiện CT rất vui khi có cuộc trò chuyện với anh ạ.

NCV: (Chào) thính giả nghe đài và MC Đỗ Hằng

MC: Vâng, Thưa anh. khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị vừa được nghe một sáng tác rất hay của anh, ,ca khúc  “Quảng trị ngày về” . Vậy anh có thể cho biết cảm xúc của ông để cho ra đời ca khúc này được không ạ

NCV: Trả lời

MC: Vâng, Thưa anh trong mỗi ca khúc thì phần lời- tức là ca từ đóng vai trò rất quan trọng, là linh hồn của ca khúc, được biết ông có những bài thơ hay. Vậy anh thấy sáng tác ca khúc từ phần lời mình viết có thuận lợi như thế nào ạ

NCV: Trả lời

MC: Vâng, Trong ca từ của ca khúc, hình ảnh dòng sông luôn xuất hiện. Không biết anh có thể nói rõ hơn về điều này cho thính giả biết được không ạ

NCV: Trả lời

MC: Vâng, Còn về giai điệu ca khúc. Anh có thể cho biết đã sử dụng nghệ thuật sáng tác như thế nào ạ?

NCV: ( trả lời)

MC: Thưa anh, được biết anh là một bác sĩ và là nhạc sĩ không chuyên. Tuy nhiên anh đã có những sáng tác đi vào lòng công chúng, có thể kể tên một số ca khúc như “ Hành trang blouse trắng” viết về những y bác sĩ tham gia chống dịch covid 19, “ Sương nắng mẹ tôi” viết về những người mẹ. Vậy đến nay ông đã sáng tác bao nhiêu ca khúc, và dự định sắp tới của anh như thế nào ạ?

NCV: Trả lời

MC: Vâng,những người thực hiện CT và Khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị rất vui khi được nghe những chia sẽ  của anh. Chúc anh luôn cháy mãi ngọn lửa đam mê nghệ thuật và có những sáng tác hay ạ.

Phát lại ca khúc    

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

Nhạc lồng vào giọng đọc PTV

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Dưới những vòm lá của các loại cây trái xanh tươi của một vùng đất đỏ ba zan được tạo hoá đắp bồi nên một ngọn đồi cao, có tên Dốc Miếu. Có lẽ nó cũng bình thường như bao ngọn đồi khác mà con người đã đặt tên. Nhưng không, Dốc Miếu này những năm tháng chiến tranh chống Mỹ là hoa lửa hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Dốc Miếu đã thay da đổi thịt, cây trái đâm chồi nảy lộc trên một vùng chiến địa, hạnh ngộ bình yên đang gõ cửa từng nhà, từng người, Những bông hoa xinh tươi lại nở tươi trên đường quê hương

Mời quý vị và các bạn đến nơi đây qua bài viết “ Dốc Miếu- Hoa vẫn nở trên đường quê hương” của tác giả Nguyễn Việt.

Căn cứ quân sự Dốc Miếu xưa hiện nay nằm trên trục Quốc lộ 1A,  thuộc xã Phong Bình- Gio Linh, cách Cầu Hiền Lương chừng 7 km về phía nam. Dốc Miếu là đồi đất bazan nằm trong vùng địa hình 3 con dốc chạy ngoằn ngoèo.

Ngay từ năm 1947, để án ngữ Quốc lộ 1A, thực dân Pháp đã lập đồn đóng chốt quân sự ở đây gọi là đồn Ba Dốc. Chính tại nời đây giặc Pháp đã man rợ giết hại 24 đồng bào để hồng làm nhụt ý chí đấu tranh của cán bộ nhân dân vùng này. Hiện bia di tích vẫn còn, nằm cận đường quốc lộ Bắc- Nam.

Mỹ đã đã từng tự tin tuyên bố: “Đây là pháo đài bất khả xâm phạm, một con chuột cũng không chui lọt”. Tại nơi đây, Mỹ đã xây dựng hàng rào điện tử Macnama dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Macnama. Hàng rào điện tử Macnama bao gồm 12 lớp kẽm gai, mỗi lớp cao khoảng 3m, xen giữa những hàng rào địch đã cài các loại mìn tự động và hệ thống bãi mìn dày đặc hàng trăm mét. Ngoài ra, địch còn cài các hệ thống thu tiếng động, cài phương tiện thông tin, hệ thống đèn pha để chống mọi sự tiếp cận của quân ta. Có thể thấy được đây là một cứ điểm quan trọng của phòng tuyến Macnama
Ngôi nhà nhỏ gọn gàng xinh xắn của Ông Nguyễn Thanh Tâm thuộc thôn Lễ Môn xã Phong Bình, huyện Gio Linh. Khu vực này trước đây nằm trong tuyến hàng rào điện tử Macnamara. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Ông Nguyễn Thanh Tâm giữ chức vụ Trưởng ban an ninh và Phó chủ tịch cách mạng lâm thời xã Gio Lễ ( nay thuộc Thị trấn Gio Linh, một phần xã Gio Châu và một phần xã Phong Bình). Ông Nguyễn Thanh Tâm, Tâm sự ( Trích băng )

 

Tuy căn cứ Dốc Miếu là một căn cứ với các hệ thống hiện đại nhưng nó đã dần đần bị quân ta vô hiệu hóa. Ngoài pháo kích từ bên bờ Bắc sông bến Hải thì bộ đội địa phương cùng dân quân du kích thường xuyên tập kích địch, với phương châm “ Vây- lấn- đánh- tỉa”. Nhiều tay súng bắn tỉa nổi tiếng, trong đó có bà Hoàng Thị Chẩm, thuộc du kích xã Trung Hải, Gio Linh, 9 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ.

Nằm trên đỉnh đồi Dôc Miếu còn sót lại một chiếc xe tăng của Mỹ- Đây là một trong 22 chiếc xe tăng của địch bị quân ta pháo kích tiêu diệt vào ngày 20/3/1967.

Chiến thắng căn cứ Dốc Miếu đã thể hiện tinh thần đấu tranh, đầy mưu, anh dũng, quả cảm của quân và dân ta. Căn cứ Dốc Miếu được Nhà nước xếp hạng Di tich lịch sử quốc gia trong cụm Di tich Cồn Tiên- Dốc Miếu thuộc tuyến hàng rào điện tử Macnamara.

 Ông  Trần Viết Lào- Cựu chiến binh, xã Phong Bình, cho biết ( trich băng)

 

Vào dịp Lễ kỷ  niệm ngày 30/4-Ngày hội thống nhất non sông, những người Cựu binh tham gia tuyến trước năm xưa của xã Phong Bình, huyện Gio Linh tổ chức gặp mặt truyền thống. Họ đến viếng đồng đội tại Nghĩa trang của huyện. Nghĩa trang nằm trong khu vực Căn cứ Dốc Miếu xưa. Trong những liệt sỹ tại nghĩa trang này, có những người đã chiến đấu và hy sinh ngay tại cứ điểm Dốc Miếu. Ông Nguyễn Hiện, xã Phong Bình, chia sẽ ( Trích băng)

Đi qua cuộc chiến tranh vệ quốc dài dằng dặc hơn 20 năm, vùng Dốc Miếu nói riêng và Gio Linh nói chung, hoang tàn đổ nát. Nhà Thơ Tố Hữu có những nỗi niềm thảng thốt trong bài thơ: Nước non ngàn dặm: 

Anh về Quảng Trị… Gio Linh/ Trèo lên Dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang /Bời bời cỏ lút đồng hoang / Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn /Tả tơi mấy ấp khu dồn /Mái tôn, rào kẽm, tháp đồn chơ vơ”…

Ngày nay, nơi vùng chiến địa năm xưa ấy đã nhường chỗ cho sự tốt tươi hoa lợi cây trái. Đi qua vùng đất hoang tàn năm ấy giờ đây đã là những miền xanh trù phú. Trên những miệng bom hố pháo quả ngọt đã trĩu cành. Dọc theo tuyến hàng rào điện tử của địch giờ là cao vút những rặng cao su căng đầy nhựa sống, hồ tiêu đậm đà tỏa bóng trong những vườn nhà.

Đây là ngôi nhà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nậy, nằm dưới chân đồi Dốc Miếu. Năm nay Mẹ Giỏ bước vào tuổi 92. Tuy tuổi cao, sức yếu, mắt mờ, nhưng mẹ nhớ rõ những năm tháng chiến tranh. Mẹ có chồng và một người con trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bản thân mẹ cũng đã tham gia du kích, tải lương đạn và thương binh qua về sông Bến Hải. Nghĩ về cuộc sống của ngày hôm nay, Mẹ rất đỗi vui mừng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nậy, ở xã Phong Bình, Gio Linh, Quảng Trị, cảm xúc nói ( Trích băng)

Sau thực hiện sáp nhập, xã Phong Bình (trước đây là hai xã Gio Phong và Gio Bình) nói chung và vùng Dốc Miếu nói riêng, can bộ và nhân dân địa phương đã khắc phục những khó khăn để tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế điển hình tạo ra giá trị hàng hoá. Đi trên miền quê này hôm nay, không thể tin là đang ở trên miền đất mang đầy thương tích chiến tranh khói lửa năm xưa. Ta chỉ thấy những đường bê tông rộng rãi thuận tiện cho giao thông đi lại, những vườn cây trái trĩu quả thơm hương, những sắc hoa nở rộ dọc các con đường.

Câu chuyện Dốc Miếu là một câu chuyện trong nhiều trang sử hào hùng của dân tộc. Trang sử ấy không chỉ được thấy, được nghe kể lại mà còn là sự cảm nhận của mỗi chúng ta. Lịch sử không bao giờ dừng lại mà sẽ được viết bởi những thế hệ tiếp nối- Và đó là sợi chỉ đỏ thắm hồn dân tộc xuyên suốt qua ngàn năm trước và mãi sau này.

Nhạc cắt Ngắn

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTHQuảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. ……

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau. Trước khi kết thúc CT mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc “ Ước nguyện của Người”, thơ Nguyễn Văn Dùng, Sáng tác Võ Thế Hùng  qua sự thể hiện của ca sỹ Minh Loan.

Kỹ thuật phát bài hát  

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 28/08/2022 15:23 Lê Vĩnh Nhiên 29/08/2022 16:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà