AN TOÀN GIAO THÔNG 5-9
Danh mục
An toàn giao thông
NỘI DUNG

 

Kịch bản chương trình PTTT An toàn giao thông:

Phát thanh trực tiếp thứ 2 ngày 5-9

Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không?

MC: Kính chào Qv & các bạn!  Cảm ơn quý vị đã chọn nghe chương trình của Đài PTTH QT. Và tôi là Thái Hiền của An toàn giao thông sẽ đồng hành cùng quý vị trong 30 phút vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Chương trình đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp.

Thưa quý vị! Một mùa tựu trường nữa lại về. Xin được chúc cho quý thầy cô giáo, các em học sinh một năm học với thật nhiều thành quả để mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc an toàn với tất cả các em cùng thầy cô giáo. Chủ đề của ATGT hôm nay là Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không? Chủ đề này tôi nghĩ cũng rất thiết thực với các em học sinh bởi bước vào năm học mới mật độ di chuyển và tham gia giao thông của các em là rất nhiều. Vì vậy những kỹ năng đi bộ qua đường, qua vạch kẻ ngang các em cũng cần phải nắm vững. Thực tế cho thấy không chỉ trẻ em, học sinh mà ngay cả người lớn, hình ảnh vượt dải phân cách, leo rào chắn, luồn lách qua dòng xe... để sang đường bất chấp các quy định về an toàn giao thông đang diễn ra khá thường xuyên trên các tuyến đường. Đi bộ qua đường không đúng quy định đã và đang là thói quen thường ngày của nhiều người. Điều này không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông. Đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn làm rõ trong ATGT số này với khách mời là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – đến từ Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Xin chào chị Hương

Chị: Chào quý thính giả của chương trình An toàn giao thông

MC: Cảm ơn …. đã đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT. Thưa chị! Qua nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông hàng ngày chị có thấy thực trạng như tôi vừa nêu ở phần đầu chương trình không ạ?  

Chị:

MC: Vâng! Chúng ta sẽ còn gặp lại Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT trong phần sau của chương trình. Và quý vị đừng quên, số điện thoại 0233.3595399 luôn sẵn sàng đợi quý vị. Nếu có thắc mắc cần tư vấn quý vị hãy gọi ngay cho chúng tôi để được khách mời giải đáp chi tiết quý vị nhé! Còn bây giờ, chúng tôi xin dành ít phút để điểm lại một số tin tức an toàn giao thông đáng chú ý trong tuần qua.

                                                Nhạc cắt Tin tức giao thông 

Tin 1: Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, ngày 3/9/2022, toàn quốc xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 14 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 14 người. So với ngày nghỉ lễ thứ ba 4/9/2021 (thời điểm dịch covid diễn biến phức tạp, toàn quốc đang thực hiện giãn cách xã hội), tăng 7 vụ (tăng 53,8%); tăng 8 người chết (tăng 160%); tăng 4 người bị thương (tăng 40%). Đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. So với ngày nghỉ lễ thứ ba 4/9/2021 không tăng, không giảm. Tình hình trật tự an toàn giao thông cơ bản ổn định, lưu lượng phương tiện giao thông ra vào cửa ngõ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ trọng điểm tăng cao, nhưng không xảy ra ùn tắc giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông, Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 9.912 trường hợp vi phạm; phạt tiền 13,613 tỷ đồng; tạm giữ 262 xe ô tô, 3.811 xe mô tô, 21 phương tiện khác; tước 1.361 giấy phép lái xe (GPLX) các loại. Các Đội TTKSGT đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, lập biên bản 72 trường hợp vi phạm, phạt tiền 459,3 triệu đồng, tước GPLX 43 trường hợp, tạm giữ 10 phương tiện.

Tin 2: Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực từ ngày 1/9/2022 quy định: người gửi hàng trên xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận. Do đó, người dân cần nắm được để chuẩn bị đầy đủ, chính xác các thông tin trên trước khi đưa hàng hoá ra xe khách gửi hàng để tránh mất thời gian bổ sung tại bến xe. Nhất là với trường hợp một số người dân có thói quen gửi hàng hoá dọc đường, việc gửi hàng cần diễn ra nhanh chóng, tránh gây ùn tắc giao thông hoặc bị lực lượng chức năng xử phạt vì dừng, đỗ.

Tin 3: Vào khoảng 4h30 sáng 1/9 đã xảy ra 1 vụ TNGT tại Km 739+400 QL1 thuộc xã Trung Sơn (huyện Gio Linh). Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe máy BKS 74L1- 02774 do ông Lê Đức T. (SN 1940, trú tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) điều khiển, chở bà Nguyễn Thị Q. (SN 1945, vợ của ông T.) lưu thông theo hướng Bắc - Nam. Khi đến địa điểm trên thì va vào phía sau xe ô tô đầu kéo BKS 73H - 005.95 kéo theo rơmoóc mang BKS 73R - 010.07 do anh Nguyễn Văn T. (SN 1982, trú thôn Liên Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) điều khiển đang dừng sửa chữa ở phần đường bên phải theo hướng lưu thông, phía sau xe có đặt cảnh báo. Cú va chạm mạnh vào sau rơmoóc đã khiến 2 vợ chồng ông Lê Đức T. tử vong, xe máy bị hư hỏng.

Nhạc cắt Giao thông và cuộc sống

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không? với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Thưa chị, Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình tai nạn giao thông đang diễn ra khá phức tạp, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ người đi bộ. Vậy ở Quảng Trị chúng ta thực trạng này như thế nào? Chị Hương có thể thông tin thêm ạ!

Chị… trả lời: Ở tỉnh ta, tình trạng người đi bộ qua đường tùy tiện diễn ra trên mọi tuyến đường từ thành thị đến nông thôn, thậm chí có người còn vô tư chạy băng qua đường mà không cần nhìn trước ngó sau. Điều này khiến nhiều người đi đường bức xúc...... Nhiều người đi bộ xem đường sá như sân nhà mình, muốn là chạy ào qua mà không cần quan sát hay xin đường. Có hôm tôi đang chạy xe trên đường ..... thì tự dưng có nhiều thanh niên băng qua đường, nếu không xử lý kịp thời chắc đã xảy ra tai nạn. Người điều khiển xe trên đường bây giờ toàn phải quan sát để tránh không đụng phải người đi bộ. .Không chỉ băng ngang qua đường, rất nhiều người đi bộ còn băng qua cả dải phân cách, giẫm lên cây cảnh để qua đường.........

MC: Như vậy là có quy định xử phạt đối với người đi bộ không thưa chị?

Anh… trả lời: Hiện nay, theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, có 03 mức phạt dành cho người đi bộ vi phạm Luật An toàn giao thông đường bộ như sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 60.000 đồng nếu người đi bộ:

– Không đi đúng phần đường quy định

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông

Phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng nếu người đi bộ:

– Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông

– Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn

– Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy

Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Ngoài ra, từ sau khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông còn có thể bị xử lý hình sự. Chi tiết về các tội và hình thức xử phạt xem tại điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

MC: Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và để quý vị có thể hình dung rõ hơn về thực trạng này mời quý thính giả và khách mời hãy cùng nghe một phóng sự sau đây mà PV chúng tôi vừa thực hiện:

Phóng sự: Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không?

17 giờ 00, đường Hùng Vương đoạn cổng trường Tiểu học Hùng Vương đông như mắc cửi. Đã từ lâu, cứ vào giờ cao điểm là tuyến đường này lại rơi vào tình trạng ùn ứ cục bộ ở các nút giao và khu vực cổng trường do số lượng xe của phụ huynh đón con rất đông. Tại đoạn gần nút giao Nguyễn Trãi – Hùng Vương, một nam thanh niên điều khiển xe máy vừa vượt lên khỏi đám đông, tăng ga định phóng đi thì từ bên kia đường, một phụ nữ băng qua, trèo lên dải phân cách rồi xồng xộc lao vào trước đầu xe với ý định sang đường. Tình huống bất ngờ khiến nam tài xế đi xe máy bóp phanh dúi dụi, chiếc xe loạng choạng đổ xuống đường. May mắn là các phương tiện khác đã kịp giảm ga, đạp phanh nên không có va chạm nào đáng tiếc xảy ra. Nam tài xế lồm cồm bò dậy thì người phụ nữ kia đã khuất tầm nhìn. Đây chỉ là một trong số vô vàn tình huống người đi bộ qua đường vô tội vạ đang diễn ra trên nhiều tuyến đường. Thậm chí, tại nhiều điểm dù đã có vạch kẻ đường giành cho người đi bộ nhưng rất nhiều người đi bộ vẫn hồn nhiên băng cắt qua đường, bất chấp hành vi ấy có thể gây nguy hiểm cho người khác và chính bản thân họ.

Anh Bùi Văn Sơn – một lái xe ôm hoạt động tại chốt đèn xanh đèn đỏ Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết ở TP Đông Hà cho biết, tình trạng người đi bộ băng qua đường tại khu vực này diễn ra như cơm bữa. Cũng có một số ít người rất nghiêm túc, qua đường tại nơi có vạch sơn kẻ ngang. Số còn lại đều băng qua đường rất tùy tiện, chẳng cần quan tâm đến xe cộ chạy trên đường. Không ít vụ va chạm giữa người đi bộ với xe máy, xe ô tô trên đường đã xảy ra. Nhiều người nghĩ  do “ngại trèo”, “mất thời gian” và “nhiều người đi có ai bị phạt đâu”. Chính vì tâm lý đó, rất nhiều vạch kẻ ngang cho người đi bộ được trang bị nhưng nhiều người vẫn đi bộ không đúng luật. Từ ngày 1/1/2018, theo quy định mới của Bộ luật Hình sự, người đi bộ băng qua đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có nguy cơ bị phạt tù ở khung cao nhất là 15 năm tù giam. Luật cũng quy định rất rõ ràng, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. Ngoài ra, người đi bộ không vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy...Như vậy, trong quy định mới về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, mà còn được mở rộng ra về người nào tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua kể từ khi những quy định mới của Bộ luật Hình sự có hiệu lực, tình trạng người đi bộ vi phạm giao thông vẫn rất phổ biến. Việc tăng chế tài xử phạt đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông, đặc biệt là hành vi băng qua đường một cách tùy tiện là điều rất cần thiết và kịp thời để ngăn chặn vi phạm. Tuy nhiên, để lực lượng chức năng có thể xử phạt hết tất cả những trường hợp người đi bộ vi phạm lỗi này là rất khó.

MC: Vâng! Vừa rồi là một phóng sự ngắn về thực trạng người đi bộ vi phạm luật giao thông và những khó khăn trong xử phạt. Chị Hương có ý kiến gì không khi nghe phóng sự vừa rồi ạ?  

Chị Hương: Vâng! Thực trang như phóng sự vừa nêu là hoàn toàn đúng. Vấn đề xử phạt người đi bộ vi phạm cũng không phải là dễ. Tôi ví dụ: Nếu người đi bộ vi phạm ở những tuyến đường cấm đi bộ thì hành vi đã quá rõ ràng, trách nhiệm của người đi bộ trong vụ tai nạn là rất rõ. Nhưng nếu người đi bộ liên quan đến một vụ tai nạn giao thông ở đường hỗn hợp thì để xác định rõ lỗi của người vi phạm khá phức tạp. Cần phải làm rõ người đi bộ có phải là nguyên nhân chính gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ đó mới có căn cứ để buộc tội.  Đối với những lỗi vi phạm thông thường của người đi bộ mà không liên quan đến vụ tai nạn nào thì để phát hiện và xử phạt những trường hợp này còn khó hơn. Đặc biệt là trong bối cảnh giao thông hiện nay đang phức tạp và rất đông đúc, lực lượng CSGT chỉ tập trung vào việc phân luồng, điều tiết giao thông và xử lý các lỗi vi phạm đối với người điều khiển phương tiện đã quá tải.

Theo tôi, việc đưa ra các chế tài xử phạt với người đi bộ vi phạm giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, không phải cứ phạt thật nặng là sẽ có hiệu quả mà quan trọng nhất là cải thiện hạ tầng giao thông cho thuận tiện với người đi bộ thì vi phạm sẽ giảm. Bởi hiện nay, hạ tầng giao thông của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người đi bộ. Và quan trọng hơn vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân.

MC: Cảm ơn chị Hương! Và sau đây là ý kiến của một số người dân về việc người đi bộ sang đường không đúng luật. Mời chị Hương và quý thính giả cùng nghe!

VOXPOP: 4 ý kiến của người dân về tình trạng người đi bộ sang đường trái quy định (Chung thực hiện)

1.

2.

3.

4.

MC: Vâng! Chúng ta vừa nghe một vài ý kiến về việc người đi bộ sang đường trái quy định. Lúc này chị Hương có điều gì muốn chia sẻ không ạ?  

Chị … trả lời:

MC: Thưa chị! Vậy nguyên tắc cho người đi bộ tham gia giao thông là như thế nào ạ?

Chị Hương: Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đi bộ tham gia giao thông phải ghi nhớ những nguyên tắc sau:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn;

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

- Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường.

Khi người đi bộ vi phạm những nguyên tắc trên sẽ bị xử phạt. Từ ngày 01/01/2020, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và xử phạt người đi bộ nói riêng thực hiện theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 do Chính phủ ban hành.

MC: Vậy thực tế tại tỉnh ta đã ghi nhận những trường hợp nào bị phạt vì việc đi bộ trái quy định chưa thưa chị Hương?  

Chị trả lời:

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông? với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và chúng tôi cũng vừa nhận được tín hiệu điện thoại của một thính giả theo dõi chương trình. Kỹ thuật viên thu âm Vĩnh Lộc nối máy giúp ạ?

MC: A lô chào thính giả ạ! Thính giả có thể tự giới thiệu về mình một chút không ạ?

Thính giả: Tôi tên là … ở ….

MC: Vâng! Vậy thính giả có điều gì muốn chia sẻ nhân chủ đề của CT hôm nay là: Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không?

Thính giả trả lời: Vâng! Tôi thấy mặc dù chế tài xử phạt đã tăng nặng hơn nhưng tình trạng người đi bộ vi phạm giao thông vẫn diễn ra phổ biến. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức của nhiều người đi bộ chưa cao, còn tâm lý chủ quan, tùy tiện. Tôi xin được hỏi là nếu người đi bộ mà mang vác vật cồng kềnh gây cản trở Gt thì bị xử phạt như thế nào? Vì bản thân tôi khi tham gia Gt đã từng gặp một số trường hợp như thế. Nhờ khách mời của CT giải đáp ạ! Xin cảm ơn CT!

MC: Vâng! Câu hỏi này của thính giả xin được chuyển cho Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Thính giả chờ máy để nghe ạ!

Chị trả lời: Vâng! Theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì người đi bộ hoặc người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì xử lý như sau: Đi bộ mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông: Phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

b) Để súc vật đi trên đường bộ; để súc vật đi qua đường không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

c) Đi dàn hàng ngang từ 02 (hai) xe trở lên;

d) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

đ) Xe không có báo hiệu theo quy định.

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Cảm ơn thính giả đã quan tâm và tương tác cùng ATGT. Hẹn gặp thính giả ở một chủ đề khác của ATGT! Và đừng quên số ĐT: 02333595399 lúc nào cũng sắn sàng để kết nối cùng thính giả ạ!

MC: Quay trở lại với chủ đề của ATGT hôm nay là Xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông như thế nào? Thưa chị Hương! Trong quá trình công tác của mình chị đã ghi nhận những trường hợp tai nạn giao thông nào liên quan đến việc người đi bộ đi sai quy định không ạ?

Chị trả lời:

MC: Theo chị Hương? Thời gian tới cần phải làm thế nào để tình trạng người đi bộ vi phạm giao thông không còn nữa?  

Chị trả lời:

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT đã giành thời gian đến trao đổi và làm rõ hơn về thực trạng người đi bộ vi phạm GT. Có lẽ sẽ còn nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cần phải bàn đối với việc người đi bộ sai luật cũng như những hiểm nguy, rủi ro từ người đi bộ sai luật cho các phương tiện GT khác. Tuy nhiên, thời lượng của ATGT có hạn nên chúng tôi xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe và tương tác cùng CT! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

         

 

 

 

         

         

           

         

         

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 05/09/2022 08:49 Lê Vĩnh Nhiên 05/09/2022 10:51

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà