Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta 13-9         

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng hòa mình vào không gian âm nhạc và sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Bài học vỡ lòng đầu tiên

Nhạc bài: Ở trường cô dạy em thế

Thái Hiền: Thái Hiền xin kính chào QV & các bạn, rất vui khi được đồng hành cùng Qv & các bạn trong 30 phút chương trình hạnh phúc quanh ta.

Thưa Qv & các bạn! Tuổi thơ mỗi người luôn gắn bó với những trang sách vỡ lòng, những trang sách đầu tiên cho ta bài học khi mới vừa mới chập chững bước vào đời. Chính vì vậy, những bài học này vô cùng giá trị mà mỗi người không thể nào quên. Những bài học đó đôi khi cũng là hành trang để ta mang theo trong suốt những hành trình của cuộc đời. Và trong những ngày đầu của năm học mới, Chúng ta sẽ cùng lắng nghe những cảm nhận và chia sẻ về điều này cùng với vị khách mời là cô giáo Hoàng Thị Phụng, cô là giáo viên bộ môn ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn nay đã về hưu.

Xin cảm ơn cô Phụng đã nhận lời tham gia chương trình.

Khách mời chào thính giả đang nghe đài, chào Thái Hiền….

Quý vị và các bạn thân mến! Chương trình của chúng tôi đang được phát trên sóng phát thanh và livestream trên trang facebook của Đài PTTH Quảng Trị. QV có thể tham gia chia sẻ câu chuyện của mình bằng cách gửi thư theo địa chỉ email: hanhphucquanhtaqrtv@gmail.com . Chúng tôi luôn sẵn sàng kết nối cùng Qv.

Nhạc cắt câu chuyện cuộc sống

Thưa Qv& các bạn! Ngày khai trường đầu tiên luôn để lại những dấu ấn khó phai trong cuộc đời của mỗi người mà mỗi độ thu sang, khi tiếng trống khai trường vang lên, trong lòng mỗi chúng ta lại rưng rưng với nhiều cảm xúc. Mời Qv & các bạn cùng lắng nghe một chia sẻ về cảm xúc ngày khai trường như thế:

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”  - bao nhiêu năm tháng cuộc đời đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi đọc được những câu văn trong trẻo này của Thanh Tịnh nhưng chưa bao giờ nó khiến tôi cảm thấy nhàm chán. Bởi cái cảm giác thiêng liêng, háo hức xen lẫn chút hồi hộp, lo lắng khi bước vào ngày khai trường - ngày đầu tiên của năm học mới vẫn mãi là kỷ niệm đẹp, là hành trang quý báu trong tâm hồn, cuộc đời mỗi con người, tựa như dòng suối mát lành không bao giờ vơi cạn.

Tính đến nay cũng đã qua mấy chục năm kể từ khi bước qua cái thời học sinh, cụm từ “mùa thu - mùa khai trường” vẫn như một câu thần chú diệu kỳ, mở ra cánh cửa thời gian đưa tôi trở về những ngày xưa ấy. Và bất kỳ ai đã trải qua năm tháng học trò, các bạn có đồng ý với tôi rằng: Ký ức về những ngày khai giảng khi vừa chuyển cấp học luôn để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều ấn tượng khó phai? Một ngôi trường mới, thầy cô mới, những người bạn mới... Tất cả hòa trong cảm xúc vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, hoang mang... khó diễn tả thành lời.

Ngày ấy, cuộc sống khó khăn, kinh tế eo hẹp, nhà nào khá giả thì cả năm mới có vài bận sắm sửa cho con cái dăm ba bộ quần áo mới. Mấy đứa trẻ nhà “bình dân” như chúng tôi, chỉ chực chờ đến ngày khai giảng hoặc ngày tết mới được mua quần áo mới. Đâu chỉ có quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cũng “ngốn” của bố mẹ một khoản tiền không nhỏ. Từ trước lễ khai giảng khoảng nửa tháng, mẹ tôi đã bắt đầu sắm sanh dần mọi thứ. Khi thì dăm ba quyển vở, cái thước, cái bút; khi lại vài cuốn sách giáo khoa, dần dà gom đủ bộ. Sách vở mua về, mẹ dạy mình cách bọc bìa, dán nhãn. Mẹ tận dụng mấy tờ lịch cũ trong nhà, tỉ mỉ cắt theo khuôn sách, vở rồi gấp gấp, dán dán, miết các góc, cạnh phẳng đét. Tôi ngồi kế bên, thích thú nhìn mẹ, chốc chốc lại lật từng trang vở ô ly ra hít hà mùi giấy mới. Dường như, ai ai cũng muốn con cái của mình đẹp đẽ, sáng sủa trong ngày đầu tiên đến trường nên cố gắng tươm tất cho con. Thế mới biết, muôn đời nay, dân tộc Việt luôn là dân tộc trọng chữ nghĩa, xem trọng việc học hành, giáo dục thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Chẳng thế mà, mặc dù bận bịu, quay cuồng với biết bao công to việc lớn, mưu sinh vất vả, trong ngày khai giảng vẫn luôn bắt gặp hình ảnh các bậc phụ huynh, nhiều người nhấp nhổm bên ngoài, ánh mắt cứ dõi theo từng bước chân chạy nhảy hồn nhiên của con. Có nhiều ông bố, bà mẹ không yên tâm để con đi một mình với bạn mà dắt con vào tận sân trường. Nhất là đối với những học sinh lớp một như chúng tôi, ngày khai giảng đều có người thân ở lại bên cạnh cho đến khi kết thúc buổi lễ. Dường như bố, mẹ biết được rằng: Nếu mình rời đi, có thể đứa trẻ lần đầu tiên bước vào cánh cổng trường tiểu học sẽ cảm thấy hoang mang, lo sợ nên nhẫn nại chờ đến khi kết thúc buổi lễ mới ngậm ngùi, xúc động ra về.

Cho đến tận ngày hôm nay, khi đã bước qua thời cắp sách đến trường tôi vẫn luôn khắc ghi trong lòng hết thảy những háo hức, bâng khuâng, khôi nguyên, vụng dại mà thiêng liêng ấy.

          Vâng, thưa Qv& các bạn! Thưa cô Hoàng Thị Phụng, chắc rằng những cảm xúc của một thính giả về ngày khai trường sẽ gợi cho thầy nhiều ký ức đúng không ạ.

          trả lời: Chia sẻ về cảm xúc của mình… nhớ về những ngày khai trường ngày xưa, cũng vẹn nguyên như thế… Chia sẻ về 1 thời gian khó nhưng cũng để lại nhiều dấu ấn khó phai, đầy thiêng liêng về ngày khai trường…

          Vâng, quả thật rất xúc động đúng không ạ. Và tôi nghĩ bài học đầu tiên của thế hệ học sinh lúc ấy không chỉ là những nét, những vần, những chữ viết đầu đời đâu ạ mà bài học đầu vỡ lòng của học sinh thời đó là sự trân trọng giá trị của việc học đúng, bài học đó được dạy từ cha, từ mẹ, từ thầy, cô đúng không ạ?

          trả lời

          Chúng ta cũng biết rằng đối với trẻ bắt đầu vào lớp 1 thì những bài học đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho suốt cả cuộc đời học tập. Trong đó có việc trẻ sẽ được học những kỹ năng đầu tiên của việc học từ việc cầm bút đến những lễ giáo của học sinh. Thưa cô, cô có thể chia sẻ một chút về những bài học đầu tiên mà thế hệ các thầy, các cô được dạy là gì được không ạ?

          trả lời

          Tôi vẫn nhớ khoảng thời gian lúc mới bắt đầu bước chân vào cổng trường, những tiếng ê a tập đọc, rồi những bài thơ dạy con trẻ về tình yêu quê hương, yêu gia đình, về sự đoàn kết. Thưa cô Phụng, cô có thể chia sẻ 1 chút về 1 vài bài thơ của thời tiểu học mà đã theo cô cho đến bây giờ?

          Trả lời

          Là một người đã công tác lâu năm với ngành giáo dục, hẵn rằng cô đã chứng kiến sự thay đổi trong hoạt động giáo dục đúng không ạ?

          trả lời:

          Và các bài học, bài thơ như cô chia sẻ cũng đã không còn trong các bộ sách giáo khoa tiểu học hiện nay nữa, vậy cô có hay đọc, hay bày lại cho các con, cháu của mình không? Và theo cô, những bài thơ, bài học này có ý nghĩa như thế nào?

          Trả lời

          Vâng, và dù có thay đổi như thế nào thì bài học đầu tiên của tất cả chúng ta, của các em học sinh vẫn bài học về tình yêu quê hương, đất nước đúng không ạ. Tất cả đều thiêng liêng biết bao. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe 1 chia sẻ của thính giả gửi về cho chương trình.

Nhạc cắt kết nối

          Băng ghi âm: Năm nay tôi có bé vào lớp 1, cả gia đình đều háo hức, chờ đón và chuẩn bị cho ngày khai trường. Chúng tôi đã chuẩn bị sách vỡ, đồng phục đẹp nhất cho con, chúng tôi còn kể cho con nghe về những ngày khai trường ngày xưa, cháu rất háo hức. Bài học vỡ lòng của con là những nét chữ, những o ô, là 5 điều bác Hồ dạy... Nhưng tôi nghĩ cũng từ đây các con sẽ được học những bài học vỡ lòng khác, các con sẽ biết như thế nào là thích nghi với hoàn cảnh mới, biết tự bảo vệ bản thân, phòng tránh dịch bệnh, biết nêu cao tinh thần tự giác… Những bài học đầu tiên, dù ở dưới bất cứ hình thức nào cũng đặc biệt quan trọng và đáng quý. Chúng ta cũng sẽ hy vọng, sẽ tin tưởng rằng với tinh thần quyết tâm cao, sự đoàn kết chúng ta sẽ đẩy lùi những khó khăn, gian khổ, các con  được tung tăng đến trường… Bởi vì chúng ta biết, trong chiến tranh dưới mưa bom bão đạn, những lớp học vẫn được diễn ra, những em thơ vẫn được ê a học chữ thì ngày nay, việc học sẽ vẫn được tiếp nối như thế.

          Vâng, xin cảm ơn một vị thính giả có địa chỉ email là lenhutrang1984@gmail.com đã gửi về cho chương trình, một chia sẻ xúc động và cũng rất ý nghĩa đúng không thưa cô?

          trả lời: Bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình khi nghe chia sẻ này.

          Và như bạn thính giả vừa chia sẻ thì đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đối mặt với khó khăn, thách thức, chúng ta cũng đã có những buổi khai giảng, những lớp học dưới lòng đất, trong mưa bom bão đạn. Và Quảng Trị chúng ta gánh chịu trận mưa lũ lịch sử, nhiều trường học cũng bị hư hại nặng nề, nhưng chúng ta bằng mọi cách đã ứng phó và vượt lên tất cả, thưa cô, cô có thể chia sẻ 1 chút về kỷ niệm của những ngày đứng lớp trong khó khăn như thế được không ạ?

          trả lời

          Thưa cô, chúng ta cũng biết từ trong những gian khó, trở ngại chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống. Vậy theo cô, việc học trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy sẽ  mang lại cho các em học sinh giá trị gì?

          trả lời

          Cuối cùng cô có điều gì muốn nhắn gửi, chia sẻ đến giáo viên, các bậc phụ huynh và các em học sinh?

          trả lời

          Xin cảm ơn cô với những chia sẻ ý nghĩa và xin chúc cho các thầy cô sẽ luôn sức khỏe, vững vàng để dạy dỗ học sinh.

            Quý vị và các bạn thân mến! Chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này cũng xin được khép lại tại đây, cảm ơn Qv & các bạn đã quan tâm lắng nghe và chia sẻ cùng chương trình, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Nhạc ca khúc Bài học đầu tiên

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 08/09/2022 10:55 Lê Vĩnh Nhiên 12/09/2022 09:29

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà