Thơ pt 18/9
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ 18/9 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay".Trong ct này, chúng ta sẽ đến với tác phẩm tiêu biểu là mang tên "Đồng chí""" của nhà thơ Chính Hữu. Nội dung này sẽ được phát sóng vào ngày CN 18/9, lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà bt, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct: đến với bài thơ hay xin kính chào quý thính giả ! Trong ct hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nhà thơ Chính Hữu và tác phẩm nối tiếng của ông, bài của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay do Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                          BÀI THƠ "ĐỒNG CHÍ" CỦA CHÍNH HỮU.

   Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926] 27 tháng 11 năm 2007), tên thật làTrần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai (năm 2000).

   Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được nhạc sĩ, nhà báo Minh Quốc phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí" . Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Bài thơ "Đồng chí " là đỉnh cao trong sáng tác của Chính Hữu..                                                                                        

   Trong kháng chiến chống Pháp, có một bài thơ hay và khá đặc biệt khi khắc họa chân dung người nông dân mặc áo lính đánh đuổi giặc ngoại xâm, đó là tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu.

   Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

   Vậy là hoàn cảnh xuất thân của những chiến sĩ Vệ quốc đoàn kháng Pháp chẳng khác gì nhau, đều là con nhà nông dân, con nhà nghèo ở nông thôn, quen cày sâu cuốc bẫm, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Và nếu không có Cách mạng Tháng Tám đổi đời, họ cũng chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, không thành anh Pha trong tác phẩm  nhà văn Nguyễn Công Hoan thì cũng thành Chí Phèo của Nam Cao. Nghĩa là cùng cực, nghĩa là bế tắc. Nhờ cách mạng đổi đời, họ thành người của một nước độc lập, tự do. Khi giặc Pháp muốn xâm lăng nước ta lần nữa, họ lại lên đường chiến đấu và trở thành đồng chí của nhau, một mối đồng cảm sâu xa và bền bỉ. Chợt nhớ tới những nông dân áo lính khởi nghĩa chống giặc Pháp trong thơ cụ Đồ Chiểu: "Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ..."

   Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

   Từ những người nông dân, trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân, đội quân của những người áo vải, chân đất nên nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ ruộng vườn, nỗi nhớ xóm thôn của họ đều rất cụ thể. Họ hiểu rằng, mình đi chiến đấu là để bảo vệ ruộng đất, bảo vệ xóm làng, và rộng hơn là bảo vệ đất nước. Nên dù còn nhiều bỡ ngỡ bởi cầm cày, cầm cuốc mà chưa hề cầm súng, cầm gươm, nhưng họ vẫn một lòng vượt khó khăn, gian khổ mà chiến đấu anh dũng đến cùng để bảo vệ những phẩm giả làm người cơ bản và thiêng liêng.

   Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

   Tình cảm đồng chí trong quân ngũ cũng thể hiện mộc mạc, giản dị, có khi không cần phải nói nhiều, thậm chí không cần lên tiếng. Chỉ cần tay nắm lấy bàn tay, mắt nhìn vào mắt là đủ để diễn tả bao điều muốn nói. Không nhiều lời, không hoa mỹ, những người nông dân đa số mù chữ không biết văn hoa bóng bẩy, nhưng sống với nhau như anh em ruột thịt, nhường cơm xé áo cho nhau, chia sẻ mọi nỗi vất vả, khó khăn và cả hy sinh trong đời thường cũng như trong chiến đấu. Tình đồng chí vì thế mà sâu nặng, thiêng liêng và làm nên sức mạnh quân đội, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, và kết thúc bằng chiến dịch Điên Biên Phủ: lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ 9 năm.

   Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

   Đoạn cuối và nhất là câu cuối thật đẹp và lãng mạn: đầu súng trăng treo. Cứ ngỡ trong chiến tranh, gian khổ và ác liệt sẽ thiếu vắng những hình ảnh nên thơ nhưng không vẫn có và được nhà thơ, chiến sĩ cảm nhận đủ đầy. Hình thức vừa thực, cụ thể lại mang ý nghĩa tượng trưng, khái quát làm cho bài thơ kết thúc trong sự rung ngân rất đỗi thi ca.

   "Đồng chí" của Chính Hữu là một bài thơ hay. Trước hết nó chân thực, đưa ra nhiều chi tiết sống động và tiêu biểu, tạo nên bối cảnh và tình cảm điển hình, gây xúc động và khiến cho người đọc đồng cảm, đồng điệu. Đó là một bài thơ hay của cách mạng Việt Nam ngay từ buổi đầu kháng chiến.

 

Đồng chí- giọng ngâm Nguyễn Ngọc ( Bình Thắng- Dĩ An)

  

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 12/09/2022 16:01 Lê Vĩnh Nhiên 13/09/2022 10:47

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà