SẮC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, Bên cạnh đó, lịch sử văn hóa Quảng Trị là một câu chuyện xuyên suốt từ giai đoạn người Việt từ đàng Ngoài vào đàng Trong mở cõi, lập làng cho đến ngày hôm nay, để lại cho chúng ta những ngưỡng vọng không chỉ Đất mà còn Người Quảng Trị .

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Văn hóa các làng ven biển Quảng Trị ” được phát sóng vào lúc 10 h 30 , 17h  ngày 14 tháng 10 năm 2022 và 17 h ngày thứ ba 16/10/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 14/10/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10 h 30, 17 h ngày thứ 6 và 17 h ngày thứ ba hàng tuần.

Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, Bên cạnh đó, lịch sử văn hóa Quảng Trị là một câu chuyện xuyên suốt từ giai đoạn người Việt từ đàng Ngoài vào đàng Trong mở cõi, lập làng cho đến ngày hôm nay, để lại cho chúng ta những ngưỡng vọng không chỉ Đất mà còn Người Quảng Trị, với những danh nhân văn hóa lịch sử từ xưa cho đến nay.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị  những nét đẹp, những văn hóa đặc sắc của các làng ven biển Quảng Trị. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

 

MC: Kính thưa quý vị, tìm hiểu và phân tích kỹ một lễ hội dân gian ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị quả là không dễ. Dù Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa nhưng qua hai cuộc chiến tranh, nhiều kiến trúc văn hóa vật chất như: đình, chùa, miếu mạo bị tàn phá nặng nề cái còn cái mất. Cái còn thì đã rêu phong hoang phế, hoặc là những kiến trúc mới được xây dựng lại trong những năm gần đây. Những lễ hội dân gian gắn liền với đình, chùa, đền miếu do vậy cứ bị mai một dần đi, mặt khác dù nhu cầu văn hóa tinh thần của đời sống tâm linh là lớn nhưng đời sống hiện tại còn gặp muôn vàn khó khăn chế ngự nên lễ hội có tính quy mô, rầm rộ ít được diễn ra.

Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội dân gian, lễ hội mang yếu tố lịch sử. Đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa cộng đồng thấm đượm tinh thần đoàn kết và nhân bản sâu sắc. Những lễ hội đa sắc màu truyền thống của con người và vùng đất Hải Lăng không những góp phần rèn luyện thể lực, phục vụ lao động sản xuất mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm và sự gắn bó cộng đồng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống đã làm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước; qua đó củng cố tình đoàn kết, lòng tự hào của người dân về nguồn cội của mình; tạo không gian giao lưu, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống; khơi dậy những nét đẹp của con người Hải Lăng; góp phần tôn vinh những giá trị vĩnh 3hằng của chân, thiện, mĩ trong đời sống hôm nay.

Mở file trống hội vật

MC: Kính thưa quý vị, quý vị  vừa nghe thanh âm rộn rã, sôi nổi   tiếng trống hội, đó là thanh âm tiếng trống hội vật xã biển  Hải Khê, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Tại xã biển Hải Khê, thộc hyện Hải Lăng  hằng năm cứ đến ngày rằm tháng Giêng âm lịch, ngư dân 2 thôn Trung An và Thâm Khê lại rộn ràng, háo hức với lễ cầu ngư và hội vật truyền thống. Sau phần cúng tế theo nghi thức truyền thống của các bậc trưởng tộc, hội chủ và các vị cao niên trong làng tại miếu thờ Thành hoàng với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang… là phần hội vật truyền thống được tổ chức ngay trên bãi cát ven biển. Đây là nội dung không thể thiếu và được chờ đợi nhất trong lễ hội cầu ngư của xã Hải Khê. Thông thường, hình thức đấu vật diễn ra theo trình tự từ lứa tuổi nhỏ đến lớn. Nếu đô vật nào có 4 lần thắng liên tiếp thì được vào vòng chung kết. Sau khi chọn được 4 đô vật xuất sắc vào vòng trong sẽ tiến hành lượt đấu bán kết và tìm ra 2 đô vật vào đấu chung kết và chọn ra người xuất sắc nhất để trao giải. Tuy giải thưởng có giá trị không cao nhưng mang ý nghĩa tinh thần thượng võ rất lớn. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, đây còn là sân chơi truyền thống bổ ích nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, phục vụ cho nghề đi biển của ngư dân nơi đây.

 

 Để bảo tồn và duy trì hội cù, những năm qua, UBND xã Hải Quế đã giao cho các tổ chức đoàn thể trong xã thường xuyên tổ chức cho đông đảo người dân tham gia, tạo không khí vui tươi, đoàn kết để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình hạnh phúc...

 

                                                   Nhạc cắt

  

Phát bài hát “ Mái đình làng biển”

 Kính thưa quý vị, Nằm dọc theo miền chân sóng vùng bãi ngang Gio Linh, Quảng Trị, làng biển Diêm Hà Trung an nhiên nhưng căng tràn sức sống, đang đổi thay từng ngày. Từ những bàn tay tảo tần và sự cố kết cộng đồng, bao thế hệ người người làng Diêm Hà Trung đã tạo dựng nên một hương thôn khởi sắc, để con cháu xa gần của làng luôn ngưỡng vọng về một chốn quê đong đầy niềm thao thiết.

Có phải do làng nằm trên dãi đại trườg sa cát trắng và những hạt muối mặn chắt từ biển cả mà tạo nên cái tên Diêm Hà Trung hay chăng.Nhưng nếu lật từng trang ngọc phả của làng, chúng ta sẽ thấy tên làng ấy đã đi suốt từ khi sáng lập hương hiệu cho đến ngày hôm nay. Thuở sơ khởi ấy, các vị tiền khai ra làng đã cùng với các đoàn dân binh từ xứ Thanh- Nghệ tiến vào Đàng Trong mở mang cõi bờ nam nước Việt. Những bậc tiền nhân ấy đã chọn vùng đất này, coi biển là nhà, trầm trải nắng mưa “ Ăn sóng - nói gió”, cùng các con thuyền và nghề khai thác thô sơ ở biển  bãi ngang làm kế mưu sinh. Quyết tâm định cư lập làng làng Diêm Hà Trung ra đời trong gian khó như thế.

Không chỉ riêng các giia phả các họ tộc và ngọc phả của làng mà qua các cổ sử như Ô châu Cận Lục, Phủ Biên Tạp lục và Đồng Khánh dư địa chí, thì được biết, làng Diêm Hà Trung là một trong những làng cổ được thành lập sớm tại tỉnh Quảng Trị. Sau này, cho dù qua bao nhiêu lần tách nhập các địa giới hành chính khác nhau nhưng tên làng Diêm Hà Trung vẫn không thay đổi. Hiện nay, Diêm Hà Trung thuộc xã Gio Hải , huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ông Hồ Văn Biền- Trưởng làng Diêm Hà Trung, cho biết ( Trích băng 1)

Cũng như các làng cổ khác của tỉnh Quảng Trị, những người dân Việt ngày xưa đi mở cõi sau khi đã tiến hành phân chia địa bộ và hương thôn có phần hưng thịnh bắt đầu chú tâm đến việc xây dựng đình chùa miếu mạo. Ngôi đình làng khang trang như chúng ta thấy hiện nay là nơi tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân “khai canh lập ấp”, “ sáng lập hương hiệu” của làng. Đình làng được bà con trong làng cùng con em ở xa xứ tâm huyết đóng góp dựng xây nên, đến tháng 9 năm Nhâm Dần 2022 thì đình được xây xong. Đình làng Diêm hà Trung nằm về hướng nam của làng, trong một quần thể tâm linh của làng, xung quanh có tôn miếu các vị thiên thần và nhà thờ của các tôn phái trong làng. Đây là ngôi đình mới, còn đình cũ thì chiến tranh đã tàn phá hoàn toàn.

Theo lời các vị hào lão làng Diêm Hà Trung thì đình là nơi hàng năm làng tổ chức nhiều Lễ hội, các lễ trọng này còn là sợi dây kết nối tình cảm của tất cả các họ tộc, dân làng cùng đồng lòng xây dựng hương thôn. Các câu thơ của dân làng Diêm Hà Trung thể hiện sự quý trọng linh về ngôi đình của làng mới của mình

Mừng vui đã có đình làng

Để cho con cháu đèn hương phụng thờ

Từ nay thỏa nguyện ước mơ

Đình làng sáng đẹp bây giờ là đây

Ông Hồ Văn Biền- Trưởng làng Diêm Hà Trung, cho biết thêm ( Trích băng 2)

Cũng như các làng cổ Quảng Trị thì bên cạnh đình làng, Diêm hà Trung còn có các chùa- miếu- vũ để làm nơi thờ cúng các vị tổ tiên khai khẩn ra làng và thờ các vị thần bảo hộ cho làng. Cùng với các đại lễ tại đình làng thì các miếu mạo luôn được dân làng Diêm Hà Trung trọng vọng cung kính khói hương.

Ông Hồ Xuân Tương- làng Diêm Hà Trung, nói ( Trích băng 3)

Có một điều đặc biệt ở làng Diêm Hà Trung là hiện nay tại đình làng còn lưu giữ 10 đạo sắc phòng của các triều vua nhà Nguyễn như vua Gia Long, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… cho các danh thần, nhân thần của làng. Như chúng ta biết, sắc phong  vốn là văn bản truyền mệnh của vua phong tước, khen thưởng cho nhưng người có công hoặc phong thần cho các vị thần được thờ trong các đình đền, tín ngưỡng. Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về têntuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công trạng và xếp hạng biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó. Đây là một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện. Trong những năm tháng chiến tranh tao loạn, mưa bom bão đạn, tuy phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng nương đi lánh nạn, nhưng những bậc trưởng thượng của làng đã không quên đem theo những tờ sắc phong quý giá đó. Để giờ đây những tờ giấy cổ xưa đó chính là hồn cốt của làng, luôn được người làng Diêm Hà Trung nâng niu quý trọng.

Những vất vả của thiên tai địch họa rồi cũng qua đi, một ngày mới sáng bừng bình minh lại về nơi miền quê biển Gio Hải, trong đó có làng quê Diêm Hà Trung. Những người dân quê miền biển mộc mạc, thẳng ngay nhưng ngoan cường đã đoàn kết vẽ nên một bức tranh hương thôn đầy màu sắc rạng ngời. Để cho những con thuyền nhỏ cần mẫn này, ngày ngày vẫn ra khơi, nhận những thảo thơm từ mẹ biển mà bồi đắp cho cuộc sống mình.

Cho dù nhiều khó khăn vẫn còn đó nơi mảnh đất cát trắng bạc màu Diêm Hà này, nhưng vẫn vững tin rằng, một tương lai tươi sáng, không xa, sẽ mở cửa ra với đất và người nơi đây. Để cho các thế hệ con em của làng mai sau luôn tự hào rằng: Nơi đây có một làng Diêm Hà Trung như thế.

       Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

                                                  Nhạc cắt

File Biể diễn đàn bầu cả cả NS Ngọc Long

MC: Thưa quý vị và các bạn, vừa rồi nghệ sĩ trẻ đàn bầu đã thể hiện một giai điệu du dương và trầm ấm cuả đàn bầu. Hiện nay, để chơi hay thể loại âm nhạc cổ tryền này tại Q u ảng Trị rất ít người, phần lớn đề đã lớn t u ổi. Nhưng với sự đam mê cuả mình NGọc Long đã tạo dựng nên một thương hiệu về sử dung cây đàn này khi đang sinh viên tại Huế   Hiện nay Ngọc Long công tác tại Đoàn Nghệ thật Truyền thống tỉnh Quảng Trị.

Nói về việc đến với cây đàn bầu, Ngọc Long tâm sự ( Trích băng- Trả lời câu phỏng vấn 1)

 Đàn bầu được coi là nhạc cụ thuần Việt, độc đáo nhất trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản, với lối diễn tấu không giống bất cứ một nhạc cụ nào, nhưng lại tạo ra được nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ.

Từ xa xưa cây đàn bầu Việt Nam đã gắn bó với đời sống của người Việt, từ các bản làng xa xôi đến các miền quê hẻo lánh và cho tới các sân khấu lớn trong nước và quốc tế, không đâu là không có sự xuất hiện của cây đàn bầu Việt Nam. Mỗi khi xa quê, dù bất kỳ ở đâu, khi ta nghe một tiếng đàn bầu chúng ta đều thấy lòng mình rộn lên một tình cảm sâu nặng với quê hương. Tiếng đàn bầu đưa chúng ta về bờ tre, gốc lúa, dòng sông con đò, cây đa bến nước và gợi lên biết bao những hoài niệm về tuổi thơ, về những nỗi vui buồn trong cuộc đời. 

Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn bầu của Việt Nam được đánh giá là rất đặc sắc, độc đáo, bởi nó là cây đàn duy nhất phát ra âm bồi, không có phím bấm nhưng có thể chơi được tất cả các cao độ, có khả năng trình diễn tất cả các kỹ thuật rung, nhấn, đặc biệt là kỹ thuật luyến láy…

Trải qua những bước thăng trầm, chuyển hóa, trong suốt quá trình lịch sử, đàn bầu cũng có những thay đổi. Từ cây đàn đơn giản làm từ một ống bương, hoặc vầu, hoặc mai, ngựa đàn là mảnh sành, mảnh sứ hoặc miếng gỗ cứng, vòi đàn là một que tre dài, dây đàn làm bằng dây móc, dây gai, dây tơ… sau này, đàn bầu được làm bằng gỗ, vòi đàn làm bằng sừng, dây đàn làm bằng hợp kim… Từ chỗ âm lượng nhỏ do thân đàn nhỏ, quả bầu nậm nhỏ, các nghệ nhân hát xẩm đã nghĩ ra cách để lên mặt đàn phía dưới đuôi đàn một thùng sắt tây hoặc một chậu đồng tỳ vào dây đàn để tần số rung của dây đàn truyền trực tiếp vào thùng, do đó âm lượng được phóng to hơn. 

Về phương diện chức năng nghệ thuật, đàn bầu có thể dùng đệm cho hát và ngâm thơ, có thể độc tấu, hòa tấu cùng các nhạc cụ dân tộc khác, và cũng có thể tham gia độc tấu với phần đệm của các nhạc cụ phương Tây, trong đó bao gồm cả việc biểu diễn âm nhạc Việt Nam và âm nhạc nước ngoài. Đàn bầu đã tham gia vào nghệ thuật hát xẩm, vào dàn nhạc chèo, cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ, ban  nhạc Ngũ tuyệt ở Huế. Đàn bầu cũng là một trong số ít nhạc cụ Việt Nam đã được người nước ngoài nghiên cứu đến từ đầu thế kỷ XX. Chngs ta có thể khẳng định rằng, cây đàn bầ không chi góp phần làm vào NT âm nhạc mà còn làm đẹp thêm hình ảnh văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Sắc màu văn hóa- Đời sống của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa quý vị

Quảng Trị với 75km bờ biển với cát trắng, nước trong xanh, hải sản phong phú tươi ngon, địa hình đa dạng và nguyên sơ, đa phần đất đai là bãi, đụn cát, rừng phòng hộ ven biển đã được quy hoạch và căm mốc bảo vệ rất thuận lợi cho tiềm năng phát triển du lịch biển Quảng Trị trong tương lai. Khi nói đến Quảng Trị, người ta sẽ nói về những địa điểm du lịch, những di tích lịch sử, những công trình văn hóa tôn giáo, những cơn gió Lào và cả những bãi biển dài thơ mộng, cát trắng sạch đẹp. Vùng ven bờ của tỉnh Quảng Trị có 16 xã miền biển thuộc 4 huyện ven biển gồm Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ. Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm sạch đẹp như bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, Gio Hải, cùng nhiều bãi tắm vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng như Trung Giang, Triệu Lăng, Mỹ Thủy… là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

Xin được kể tên Những bãi biển đẹp ở Quảng Trị 
1. Biển Vĩnh Thái:
Nằm ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Biển Vĩnh Thái là địa điểm hấp dẫn thu hút đông đảo lượt khách du lịch hằng năm. Biển có bãi cát trắng dài, với dòng nước mát, trong xanh. Bãi biển Vĩnh Thái rất thích hợp cho những du khách thích khám phá và yên tĩnh, vì đây là bãi biển chưa được khai thác nhiều, vẫn còn hoang sơ. Đó cũng chính là lợi thế tạo nên sự khác biệt cho vùng biển này.
Thật thích thú, khi những ngày nắng nóng, được ngâm mình trong làn nước mát, tha hồ vẫy vùng, ngắm thiên nhiên tuyệt đẹp, đầy ấn tượng. Biển Vĩnh Thái có bãi cát trắng, chạy dài, với dòng nước mát, trong xanh, đầy ấn tượng.

Người ta nói rằng, hải sản miền Trung, được thiên nhiên ưu đãi nên săn ngon hơn những nơi khác. Biển Vĩnh Thái bao gồm những hải sản như tôm, mực, cá được người dân kéo lên từ biển rất tươi ngon và hấp dẫn. Du khách không thể chê vào đâu được bởi ẩm thực tươi sống từ vùng biển này.

2. Biển Cửa Tùng:

Nằm tại địa phận thôn An Đức, Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cách trung tâm TP. Đông Hà khoảng 35km về phía Nam. Biển Cửa Tùng là một điểm đến lý tưởng bởi cảnh vật được ví như thiên đường nơi mặt đất với những bãi tắm đẹp đầy cuốn hút, chính vì thế biển Cửa Tùng được mệnh danh là “thiên đường của những bãi tắm” vì vẻ cuốn rũ và cảnh vật thơ mộng. Biển Cửa Tùng lại rất gần với di tích Địa đạo Vịnh Mốc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, di tích đôi bờ Hiền Lương. Chính vì những lí do đó mà biển Cửa Tùng là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Đón bình minh trên biển Cửa Tùng Quảng Trị là một trong những trải nghiệm rất khó quên, phía xa đường chân trời hiện lên trên biển, không gian mờ tối dần xóa nhòa bởi những tia nắng ban mai đầu tiên. Khung cảnh dần hiện lên một cách sinh động, nhịp sống chài lưới của người ngư dân đã bắt đầu từ bao giờ nay càng rõ nét trong ánh bình minh buổi sớm.

3. Biển Cửa Việt:

Nằm tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Cách TP Đông Hà 15km về phía Đông Nam. Biển Cửa Việt đang là điểm thu hút du khách đông nhất trong tất cả các bãi biển của tỉnh Quảng Trị, phương tiện đi lại gần thành phố, gần trục đường xuyên Á, gần cảng,… Đây thật sự là điểm đến tuyệt vời cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng mà đến đây biển sẽ làm dịu và tạo cho du khách có thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình.

Bãi biển có độ an toàn cao, gió nhẹ. Vào buổi chiều, quý khách còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn trên bãi biển như: Đá bóng, bóng chuyền, các hoạt động vui chơi giải trí khác.

4. Biển Triệu Lăng:
Nằm tại xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cách TP. Đông Hà khoảng 25km và cách quốc lộ 1A khoảng 15km. Bãi biển Triệu Lăng được du khách biết đến vốn là một bãi biển dài và đẹp, hấp dẫn những du khách yêu thích khám phá bằng phong cảnh hoang sơ mà

hữu tình, bằng những bãi cát trắng mịn như tan chảy dưới chân.
 Bãi biển Triệu Lăng không quá nổi tiếng như những bãi biển khác dọc theo hành trình du lịch trong nước, cũng chính vì điều này mà ở đây cái gì cũng mang một vẻ đẹp hoang sơ, đầy thú vị, thách thức khách du lịch khám phá. Sẽ thật tuyệt vời trên bãi biển Triệu Lăng xanh trong, cát trắng, nắng vàng một mình như sở hữu, du khách sẽ quên đi những bãi tắm đông đúc, chen chúc nhau trong một không gian chật hẹp.



5. Biển Mỹ Thuỷ:

Nằm tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách thành phố Đông Hà khoảng 35km về hướng Đông Nam. Đây được xem là một trong số những bãi biển hoang sơ chưa chịu sự mài dũa của bàn tay con người. Bãi Mỹ Thuỷ có bãi cát phẳng và mịn, nét đẹp hoang sơ thuần khiết, bờ cát trắng mịn, sạch sẽ. Không chỉ có cảnh quang thiên nhiên đẹp, cuộc sống nơi đây cũng vô cùng thú vị với những con người vô cùng mộc mạc, thân thiện và hiếu khách.

Biển Mỹ Thuỷ phơi trong nắng gió miền Trung, quanh năm bảo bọc đời sống của những làng chài ven biển sẽ là những ký ức đẹp đối với những ai một lần ghé qua. Sóng ở Mỹ Thuỷ rất êm, những con sóng gợn lăn tăn nâng niu những con thuyền đánh cá của ngư dân Mỹ Thuỷ, tạo nên một vũ điệu dập dìu trên mặt nước, đặc biệt sẽ rất đẹp vào lúc hoàng hôn.

6. Đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ Là một hòn đảo thuộc khu vực biển tỉnh Quảng Trị nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh khoảng 17 hải lý. Đảo nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, có toạ độ 17008’15’’ - 17010’05’’ vĩ độ Bắc; 107019’50” – 107020’40” kinh độ Đông. Đảo Cồn Cỏ có diện tích khoảng 2,3 km2, có độ cao trung bình 7 – 10m so với mặt nước biển. Trên đảo có 2 điểm cao: điểm phía Đông đảo 37m (vì vậy có tên điểm cao 37), điểm phía Tây - gần chính giữa đảo - là điểm cao 63,4m đây là điểm cao nhất đảo. Mặc dù diện tích đảo nhỏ, nhưng các đặc điểm về hình thể và cấu trúc không gian, cấu tạo địa chất; diện tích, độ cao và cảnh quan sinh thái… đã tạo ra giá trị lớn cho đảo về tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái thuận lợi cho các loài sinh vật và con người.

Đón bình minh trên đảo, cùng nhau thưởng thức những món ăn hương vị của biển cả, cảm giác yên bình và thoải mái khi cùng bạn bè và người thân cùng một chuyến Camping trên đảo Cồn Cỏ sẽ thật tuyệt vời và mới lạ dành cho các bạn. Ngoài ra, các bạn còn có thể đạp xe đạp dạo quanh đảo Cồn Cỏ khám phá rừng nguyên sinh trên đảo. Đảo Cồn Cỏ có những con đường uốn lượn chạy quanh biển, là nơi tuyệt vời để bạn rong đuổi trên chiếc xe đạp đi dạo ngắm nhìn phong cảnh biển đảo bao la.

7/ Bãi tắm Gio Hải:

Nằm tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Cách TP Đông Hà 19km về phía Đông Nam. Bãi tắm Gio Hải đang là điểm thu hút du khách rất đong so với   các bãi biển của tỉnh Quảng Trị, phương tiện đi lại gần thành phố, gần trục đường xuyên Á, gần cảng,…

Bãi biển   có bờ cát trắng mịn, làn nước trong xanh. Còn gì thích thú hơn ngâm mình trong làm nước mát, ngắm vẻ hoang sơ của biển, hít thở không khí trong lành, nô đùa cùng bè bạn, làm vơi đi những vất vả đời thường. Trong những ngày nắng sớm, bầu trời ở biển Gio Hải trong xanh không một gợn mây, sắc nước như sắc trời hòa cùng một màu đầy mê hoặc.

Những vị khách đến đây vào bổi sáng bình  minh hân hoan chia sẽ (Trích băng)

Tỉnh còn có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến huyết mạch của Hành lang kinh tế Đông - Tây qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung.  Có thể khẳng định, ngành du lịch biển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh đã xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nên đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư; trong đó, ưu tiên du lịch biển trong việc hình thành tam giác du lịch biển Cửa tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ. Hỗ trợ đóng mới các tàu để chở khách, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn, chính sách ưu đãi của địa phương về đất đai, mặt bằng; đồng thời, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, kết nối các chuyến du lịch với các tỉnh và các nước trong khu vực, cũng như quốc tế để đưa du lịch Quảng Trị trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nếu có dịp đến Quảng Trị vào một ngày đầy nắng gió, du khách đừng quên ghé những bãi biển xinh đẹp và thơ mộng này nhé, chắc chắn nơi này sẽ không làm bạn phải thất vọng.      
 KT PHÁT Bài hát BẾN BỜ YÊ THƯƠNG-TRƯƠNG HẰNG NGA

 

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 09/10/2022 17:39 Lê Vĩnh Nhiên 10/10/2022 07:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà