ịch bản chương trình PTTH 7 12 2022 - Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Vấn đề cần quan tâm
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn, bây giờ là thời lượng giành cho chương trình PT tổng hợp, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Kính thưa quý vị! Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và nâng cao chất lượng cho các loại nông lâm thủy sản là nền tảng để gia tăng giá trị, tạo lòng tin với người tiêu dùng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên thực tế đang đặt ra hiện nay là thực trạng vi phạm chất lượng nông lâm thủy sản vẫn còn xảy ra, gần đến tết nguyên đán, vấn đề này lại càng nóng hơn bao giờ hết. Thựa trạng, sự vào cuộc của ngành chức năng và giải pháp góp phần khắc phục tình trạng này là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình PT tổng hợp hôm nay với chủ đề “Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Vấn đề cần quan tâm”. Khách mời của chương trình là bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị. Quý thính giả quan tâm đến chương trình có thể gọi đến số ĐT 02333595 399, khách mời của chương trình sẽ tương tác cùng quý vị.

Kịch bản chương trình PTTH 7 12 2022 - Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Vấn đề cần quan tâm

Thời lượng: 30 phút

Kính chào quý vị và các bạn, bây giờ là thời lượng giành cho chương trình PT tổng hợp, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Kính thưa quý vị! Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và nâng cao chất lượng cho các loại nông lâm thủy sản là nền tảng để gia tăng giá trị, tạo lòng tin với người tiêu dùng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên thực tế đang đặt ra hiện nay là thực trạng vi phạm chất lượng nông lâm thủy sản vẫn còn xảy ra, gần đến tết nguyên đán, vấn đề này lại càng nóng hơn bao giờ hết. Thựa trạng, sự vào cuộc của ngành chức năng và giải pháp góp phần khắc phục tình trạng này là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình PT tổng hợp hôm nay với chủ đề “Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Vấn đề cần quan tâm”. Khách mời của chương trình là bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị. Quý thính giả quan tâm đến chương trình có thể gọi đến số ĐT 02333595 399, khách mời của chương trình sẽ tương tác cùng quý vị.

Nhạc cắt

Xin được cảm ơn bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị đã tham gia chương trình của chúng tôi.

TL – bà Diệp chào

Vâng, trước khi trao đổi cùng khách mời, chúng tôi mời bà Lê Thị Ngọc Diệp và quý thính giả cùng nghe 1 số ý kiến sau:

Voxpop 3 ý kiến lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hiện nay

(Tôi vẫn còn thấy đâu đó sản phẩm nông lâm thủy sản chưa đảm bảo. Khi mà người tiêu dùng sử dụng phải những cái sản phẩm này thì rất có hại cho sức khỏe. Như vừa qua thì chúng ta đã thấy là cái vụ ngộ độc thực phẩm ở trường Ischool Nha Trang là một cái ví dụ mà gióng lên một cái hồi chuông cảnh báo về cái an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Vì một cái sơ suất trong quá trình mà chế biến thức ăn ở một bếp ăn tập thể thì đã gây ra hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh).

(Hiện nay có thực tế tôi thấy cái vấn đề mà sử dụng các chất bảo quản trong nông lâm thủy sản và các chất kháng sinh trong việc nuôi trồng gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe rất là lớn. Qua các phương tiện truyền thông và thực tế tôi thấy hiện tại thì đang và diễn ra càng lúc càng nhiều hơn nữa. Người tiêu dùng ăn vào càng lâu thì bị tích tụ ở bên trong người và gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tiên thì ngộ độc thức ăn sau thì tích tụ nhiều lâu thì trở thành bệnh ung thư. Tôi mong muốn thì các cơ quan chức năng cần có cái tuyên truyền và kiểm soát kiểm tra và cần có những cái chế tài đủ mạnh để mà răn đe cho những người mà nuôi trồng tuân thủ)

(Tôi rất là lo lắng về vấn đề là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật với những cái chất kích thích để rau nhanh tốt hơn. Thịt tồn dư những chất kích thích để làm cho gà vịt nhanh lớn. Sử dụng bữa một bữa hai thì không sao nhưng mà lâu ngày tôi sợ là sẽ dẫn tới là bệnh tật. Mà bệnh tật bữa nay thì bắt nguồn từ đa số bắt nguồn từ thực phẩm chế độ ăn uống. Mong muốn là cơ quan chức năng là phải có một cái giải pháp kiểm tra độ an toàn của thực phẩm, các cơ sở sản xuất, các cơ sở nuôi trồng và kiểm soát luôn những người bán những cái mặt hàng đó)

1.                 Thưa bà bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị, bà có suy nghĩ gì sau khi nghe những ý kiến vừa rồi?

TL:

Vâng, chúng tôi rất chia sẻ với những băn khoăn và lo lắng của người dân. Có thể thấy khoa học công nghệ phát triển bên cạnh mặt tích cực cũng có những yếu tố tiêu cực như lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, … trước mắt ảnh hưởng đến kinh tế giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng xa hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ của giống nòi Việt Nam.

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên người dân ngày càng tiếp cận được lượng thông tin rất lớn, do đó sự lo lắng càng lớn hơn, niềm tin của người tiêu dùng bị lung lay bởi những thông tin tiêu cực.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không nên lo lắng một cách thái quá bởi vì hiện nay các cơ quan chức năng đang rất nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm, đã ban hành nhiều chính sách và quy định chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương để triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khoẻ của nhân dân bên cạnh đó, bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm ngày càng hoàn thiện và hoạt động hiệu quả.

2.                 Có thể thấy những lo lắng của người dân hoàn toàn đúng trong thời điểm hiện nay, khi có nhiều căn bệnh xuất phát từ sử dụng thực phẩm không an toàn, có không ít vụ ngộc độc thực phẩm xảy ra mà điển hình gần đây có vụ ngộ độc thực phẩm trong 1 trường học ở Nha Trang mà lúc nãy chúng ta cũng nghe người dân trăn trở. Vậy tại Quảng Trị, tình hình vi phạm chất lượng nông lâm thủy sản hiện nay như thế nào, thưa bà?

TL:

Vâng, tại Quảng Trị trong những năm qua bên cạnh công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, hàng năm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm, kết quả lấy mẫu giám sát cho thấy tỉ lệ mẫu vi phạm được phát hiện ngày càng giảm. (Năm 2016: 4,04%, 2020 0,34%, đến hiện nay tỉ lệ vi phạm chỉ còn 0,11%)

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phối hợp với các đơn vị liên ngành, đặc biệt là phối hợp thường xuyên với Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn các vi phạm về an toàn thực phẩm. Tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có các sự cố nghiêm trọng về an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông lâm thủy sản.

Kết quả lấy mẫu giám sát trong những năm gần đây cũng cho thấy: Không phát hiện chất tạo nạc trong sản phẩm thịt; chất tẩy trắng sunfit và chất tạo màu Vàng O trong rau, dưa; Không phát hiện chất bảo quản như kháng sinh cấm, u rê, hàn the, foc môn trong sản phẩm thủy sản; Số mẫu rau, củ, quả nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức thấp so với các năm trước, Các chất bảo quản vượt giới hạn cho phép chiếm tỉ lệ thấp. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình chung của cả nước là việc kiểm soát về an toàn thực phẩm ngày càng mang lại hiệu quả tích cực. Trong những năm qua trên địa bàn không xảy ra các sự cố về an toàn thực phẩm nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm nông lâm thủy sản. Nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng được nâng cao.

Tuy nhiên, thông qua công công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hàng năm vẫn phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm xảy ra chủ yếu ở các cơ sở nhỏ lẽ, thời vụ, cơ sở vật chất trang thiết bị nhà xưởng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong, sử dụng phụ gia không đảm bảo theo quy định.

3.                 Như vậy, vẫn còn một số cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản, vậy nguyên nhân do đâu, thưa bà?

TL:

Nguyên nhân vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh chủ yếu như sau:

-Thứ nhất: Tuyên truyền về đảm bảo ATTP cho người sản xuất, kinh doanh vẫn chưa bao phủ hết các đối tượng 

- Thứ 2: sự vào cuộc của chính quyền địa phương ở một vẫn nơi chưa quan tâm đến ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, sự quản lý ATTP các ngành chưa đồng bộ.

- Thứ 3: Nhận thức về thực hành sản xuất đảm bảo ATTP cũng như nhận thức về trách nhiệm của một số cơ sở SX, KD trong việc đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng vẫn còn hạn chế.

- Thứ 4: Quy mô sản xuất hầu hết là nhỏ lẻ, kinh phí đầu tư hạn chế nên việc áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật hoặc áp dụng thực hành sản xuất tốt vào sản xuất, chế biến khó khăn….

4. Vâng, một trong những nguyên nhân khách quan cần nhìn nhận đó là chế tài xử phạt và sự vào cuộc của chính quyền cũng như ngành chức năng vẫn còn hạn chế, suy nghĩ của bà về vấn đề này như thế nào?

TL:

 - Về chế tài xử phạt vi phạm ATTP, hiện nay Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và nghị định 124/2021 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 115, trong đó hành vi vi phạm ATTP có thể xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức. ở Bộ luật hình sự 2017 , điều 317, quy định về tội phạm vi phạm ATTP tủy theo tội danh bị phạt tù đến 20 năm. Như vậy chế tài xử phạt vi phạm ATTP đã đủ mạnh.

Sự vào cuộc của các ngành chức năng, hiện nay quản lý ATTP giao cho 03 ngành: Y tế, Công thương và ngành NN và PTNT, để quản lý ATTP các ngành đã phối hợp với nhau, bên cạnh đó đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công an tỉnh để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả hơn . Tùy theo chức năng nhiệm vụ các ngành đã nỗ lực quản lý ATTP được giao, tuy nhiên mỗi ngành có cách quản lý khác nhau nên quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ.

Sự vào cuộc của chính quyền ở một số nơi vẫn còn hạn chế do cán bộ phụ trách ATTP lĩnh vực nông nghiệp ở cấp huyện, cấp xã vẫn là kiêm nhiệm, kinh phí quản lý ATTP không được bố trí nên công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản thực sự chưa được chú trọng.

Vâng, xin cảm ơn bà với những trao đổi vừa rồi.

Quý vị và các bạn đang nghe chương trình PT tổng hợp với chủ đề “Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Những vấn đề cần quan tâm”. Chương trình đang được phát từ 10h – 10h30 trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mhz. Khách mời của chương trình là bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị. Quý thính giả quan tâm đến chương trình có thể gọi đến số ĐT 02333595 399, khách mời của chương trình sẽ trực tiếp tương tác cùng quý thính giả.

Kính thưa quý vị! Tuy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã có nhiều chuyển biến nhưng trong quá trình kiểm tra vẫn còn vi phạm. Thực tế đặt ra đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, ngành chức năng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi người tiêu dùng. Để quản lý chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, các địa phương cần giám sát từ khâu sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, an toàn. Thực tế tại các địa phương như thế nào, PV Nguyên Bảo đã có kết nối trao đổi với lãnh đạo Phòng Kinh tế thành phố Đông Hà và chính quyền địa phương xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Mời bà Lê Thị Ngọc Diệp và quý thính giả cùng nghe ngay sau đây.

·                    Nối cầu:

Phòng Kinh tế thành phố Đông Hà:

-                     Vào cuộc của đơn vị trong quản lí chất lượng nông lâm thủy sản?

-                     Thực tế còn khó khăn gì?

-                     Đề xuất?

Chính quyền địa phương xã Gio Châu:

-                     Trách nhiệm của chính quyền trong việc góp phần đảm bảo an toàn chất lượng nông lâm thủy sản?

-                     Địa phương thực hiện như thế nào về Quyết định 32 của UBND tỉnh Quảng Trị về quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn?

(Riêng ở cấp xã, chưa có cán bộ được giao nhiệm vụ và đào tạo để làm công tác quản lý chất lượng và ATTP vì vậy công tác phối hợp cũng như tuyên truyền chưa thực sự về tận người dân, trong khi đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh NLTS chủ yếu nằm trong khu dân cư, lại phát triển đa dạng và có quy mô nhỏ. Đặc biệt, hiện nay do nguồn kinh phí hạn chế nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phân tích kiểm nghiệm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều khó khăn)

-                     Quá trình thực hiện còn khó khăn và có đề xuất gì?

Vâng, xin cảm ơn PV Nguyên Bảo và các khách mời ở điểm cầu vừa rồi.

Thưa bà Lê Thị Ngọc Diệp, bà có suy nghĩ gì sau khi nghe chia sẻ của các khách mời ở điểm cầu vừa rồi?

4.                 TL:

Trước hết, chúng tôi xin ghi nhận nỗ lực sự vào cuộc trong quản lí chất lượng nông lâm thủy sản của xã Gio Châu, huyện Gio Linh và Phòng Kinh tế thành phố Đông Hà mà ông Hiệu và ông Hồng vừa trao đổi. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm của ngành NN và  PTNT, chính quyền cấp huyện và cấp xã được UBND tỉnh giao quản lý an toàn thực phẩm các cơ sở không thuộc diện cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP thuộc lĩnh vực NN và PTNT. Trong đó cấp xã có nhiệm vụ triển khai cho người dân thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP trong SX, KD; cấp huyện triển khai kiểm tra việc tố chức thực hiện của cấp xã và tuân thủ cam kết của người SX, KD

Trong thời gian UBND TP Đông hà đã triển khai thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao về quản lý ATTP, tính đến thời diểm hiện tại trên địa bàn TP Đông Hà đã có 98,8 % số cơ sở ký cam kết SX,KD thực phẩm an toàn trên số cơ sở được thống kê.

Tuy nhiên như ông Hồng, Ông Hiệu  vừa trao đổi,số cơ sở thuộc diện ký cam kết theo quy định tại QĐ 32/2019 của UBND tỉnh  rất nhiều, với đa dạng loại hình nên việc tuyên truyền, tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc tuân thủ ký cam kết gặp nhiều khó khăn, một số cơ sở không thực hiện ký cam kết theo quy định. Lý do cấp huyện, cấp xã vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về ATTP ngành nông nghiệp, nên hiểu biết về ATTP còn hạn chế vì vậy  việc tuyên truyền cho người sản xuất, kinh doanh về các biện pháp đảm bảo ATTP hiệu quả còn thấp. Ngoài ra kinh phí cấp huyện bố trí cho việc kiểm tra ký cam kết ít, kinh phí cho cấp xã triển khai ký cam kết không có nên việc kiểm tra ký cam kết, triển khai ký cam kết gặp nhiều khó khăn. Đây là thực trang chung ở các địa phương.

Với những mong muốn và đề xuất của các khách mời vừa rồi, chúng tôi xin trao đổi như sau: Trong năm 2023, chúng tôi sẽ tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý ATTP cho cán bộ cấp huyện, cấp xã nhằm tăng cường năng lực cho các đối tượng này, đề nghị địa phương đăng ký nhu cầu, chúng tôi sẽ tập hợp và triển khai tập huấn vào đầu năm 2023. Đối với kinh phí cho cán bộ cấp huyện, cấp xã triển khai nhiệm vụ về quản lý ATTP,  phòng Kinh tế thị xã, thành phố, P. NN và PTNT huyện cần căn cứ Khoản 3, Điều 7 của Quyết định 32 để đề nghị UBND cấp huyện bố trí kinh phí hàng năm cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND xã triển khai công tác quản lý đối với các đối tượng theo quy định .

Xin được cảm ơn bà.

Điện thoại:

Chúng tôi đã nhận được điện thoại từ thính giả, KTV nối máy.

Câu hỏi thính giả 1 – Hiện tại chúng tôi đi mua thực phẩm cá thịt phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên không biết lúc nào đảm bảo an toàn, lúc nào không an toàn, xin khách mời chia sẻ cho chúng tôi về kinh nghiệm chọn 2 loại thực phẩm này. Và nếu cơ sở kinh doanh vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?

Cảm ơn chị Loan ở Cam Lộ đã gửi câu hỏi đến chương trình. Mời bà Diệp trả lời cho thính giả.

5.                 Xin cảm ơn câu hỏi của chị Loan ở Cam Lộ, với câu hỏi này, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

+ Để lựa chọn thực phẩm đảm bảo trước hết người tiêu dùng cần phải quan tâm đến nguồn gốc của thực phẩm, chúng ta cần mua thực phẩm ở những nơi có địa điểm rõ ràng, có đăng ký kinh doanh, được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn. Hiện nay một số siêu thị, cửa hàng cung cấp thực phẩm, sản phẩm được bao gói và có đầy đủ thông tin nhãn mác để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

+ Đối với thực phẩm thịt cần chọn thịt được đóng dấu kiểm dịch, có màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ, không rỉ nước hoặc có dấu hiệu ôi thiu.

+ Đối với cá cần chọn cá tươi, sáng, mang cá có màu hồng hoặc đỏ tươi, miệng cá không hở, ấn vào thân cá có đàn hồi, vảy còn dính chặt với da.

* Đối với hành vi vi phạm của cơ sở kinh doanh: tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và nghị định 124/2021 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 115 như tôi đã trao đổi ở phần trước. Xin được nhắc lại, hành vi vi phạm ATTP có thể xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức. Ở Bộ luật hình sự 2017 , điều 317, quy định về tội phạm vi phạm ATTP tùy theo tội danh có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Xin cảm ơn bà với chia sẻ vừa rồi. Với những trao đổi vừa rồi sẽ giúp chị Loan cũng như quý thính giả có thêm kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm và hiểu rõ hơn mức xử phạt đối với các hành vi phạm an toàn thực phẩm.

6.                 Có thể thấy việc đảm bảo chất lượng nông lâm thủy sản là điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và chính mỗi người sản xuất. Đồng thời tạo được lòng tin và chỗ đứng trên thị trường. Nhiều cơ sở vẫn bất chấp hoặc thiếu kiến thức để xảy ra vi phạm. Thưa bà Lê Thị Ngọc Diệp, còn gần 2 tháng nữa đến tết Nguyên đán, nguy cơ tiềm ẩn vi phạm an toàn chất lượng nông lâm thủy sản được đánh giá như thế nào, thưa bà?

TL:

Dịp tết nguyên đán là thời điểm mà nhu cầu thực phẩm tăng cao đột biến do đó nguy cơ thực phẩm không đảm bảo an toàn, kém chất lượng, thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng rất dễ có cơ hội lưu thông trên thị trường. Đây cũng là dịp mà các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ, sản xuất thời vụ hoạt động mạnh nên gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát về an toàn thực phẩm cho các cơ quan chức năng.

 Đặc biệt hiện nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. người tiêu dùng chuyển hướng sang chọn mua thực phẩm qua mạng ngày càng tăng nhiều. Nhũng loại hàng hóa này có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ; sản phẩm chứa các chất phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; nguyên liệu đầu vào của thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hay thực phẩm bị hư hỏng, biến chất do điều kiện bảo quản, vận chuyển không bảo đảm,…

8.Câu hỏi thính giả 2: Chúng tôi cũng vừa nhận được 1 câu hỏi thính giải gửi tới chương trình với nội dung như sau: Xin khách mời cho biết, gần tết những loại thực phẩm nào dễ vi phạm an toàn chất lượng nông lâm thủy sản nhất để người tiêu dùng biết cẩn thận hơn trong sử dụng?

TL:

Trong dịp tét Nguyên đán, Nhu cầu thực phẩm các loại hầu hết đều tăng cao, tuy nhiên những loại thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết nguyên đán và dễ có nguy cơ không đảm bảo ATTP như thịt, giò chả, thủy sản rau củ quả, các loại mứt, bánh kẹo, rượu, các loại thực phẩm chế biến sẵn.

9. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đã được Chi cục vào cuộc như thế nào, thưa bà?

TL:

Trong thời gian qua, Chi cục đã chú trọng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh, tuyên truyền cho người tiêu dùng như phối hợp tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh.

Đăng trên trên bản tin nông nghiệp của ngành với nhiều nội dung điển hình như bài Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thuỷ sản giải pháp tạo niềm tin cho người tiêu dùng, dựng các pa nô tại các vùng sản xuất trọng điểm, treo băng rôn, phát tờ rơi, Tuyên truyền trên loa phát thanh 900 lượt/50 xã, phường, thị trấn, chợ.

Đặc biệt đã tổ chức tập huấn 23 lớp với 1.003 lượt người tham gia hướng dẫn nghiệp vụ quản lý ATTP cho cán bộ cấp xã, cán bộ thôn, điều kiện đảm bảo ATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng  nông lâm thuỷ sản.

Ngoài ra Chi cục đã đăng nhiều thông tin liên quan đến đảm bảo ATTP trên Website của Sở NN và PTNT, trên hệ thống IOC của tỉnh, phối hợp công khai danh sách các cở sở sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận đủ ATTP…

10. Vậy giải pháp cần đặt ra góp phần đảm bảo an toàn chất lượng nông lâm thủy sản trong thời gian tới là gì, thưa bà?

TL:

Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, trong đó sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền để thông tin được tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Thường xuyên giám sát về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung lấy mẫu giám sát các sản phẩm chủ lực, sản phảm tiêu thụ nhiều và có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh. Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản để thẩm định đánh giá và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn đến tay người tiêu dùng,

Ngoài ra, Chi cục sẽ tăng cường khuyến khích, hỗ trợ và kết nối để xác nhận các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại các cơ sở kinh doanh và các điểm bán trên địa bàn.

11. Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP chất lượng nông lâm thủy sản được chú trọng như thế nào thưa bà?

 TL:

Vâng, đây cũng là vấn đề được chi cục đặc biệt chú trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi số như hiện nay. Toàn bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm được thực hiện trên hệ thống văn bản điện tử.

Hiện nay, toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý đã được chi cục thống kê lập hồ sơ, theo dõi đầy đủ để quản lý, đặc biệt là quản lý về thời hạn chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Các thủ tục hành chính về chứng nhận an toàn thực phẩm đã được thực hiện hầu hết ở mức độ 4, nên không có tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, chi cục đẩy mạnh sang tuyên truyền trên môi trường trực tuyến thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo và Facebook,

Đối với các cơ sở sản xuất, Chi cục đã khuyến khích, hướng dẫn cơ sở ứng dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử như sử dụng mã vạch, QR code trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để tạo sự minh bạch và niềm tin cho người tiêu dùng, đây cũng là việc giúp công tác quản lý về an toàn thực phẩm được thuận lợi hơn, đặc biệt khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm có thể dễ dàng truy xuất và thu hồi để ngăn chặn hậu quả không may xảy ra.

12. Qua đây bà có mong muốn gì và khuyến cáo gì với người dân?

TL:

Là người sản xuất, kinh doanh hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, không vì lợi ích về kinh tế mà ảnh hưởng đến cộng đồng.

Đối với người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông thái, khi mua thực phẩm cần lựa chọn cơ sở cung cấp uy tín, được chứng nhận về an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn, ngoài ra cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, thông tin nhãn mác và hạn sử dụng của sản phẩm

Vâng xin cảm ơn bà!

Kính thưa quý vị! Thực trạng vi phạm chất lượng nông lâm thủy sản vẫn ngày càng hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Có những cơ sở vì lợi nhuận đã bất chấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Nên chăng phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn để mỗi thực phẩm được sử dụng đều đảm bảo sạch và an toàn. Đến đây thời lượng 30 phút của chương trình PT tổng hợp với chủ đề Kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản - Vấn đề cần quan tâm xin được tạm dừng. Những người thực hiện chương trình Việt Thanh, Nguyên Bảo, Vĩnh Lộc, Thúy Hằng xin được cảm ơn bà Lê Thị Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Trị đã tham gia chương trình, cảm ơn quý thính giả đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại...


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 07/12/2022 09:00 Nguyễn Thị Bảo 07/12/2022 09:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà