Kịch bản PTTT 10 5 2023 – Bạo lực học đường – Vấn nạn đáng báo động
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình PTTT của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh khung 10 giờ thứ 4 hàng tuần. Kính thưa quý vị! Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn nạn đáng báo động, gây nhức nhối trong dư luận, trở thành điểm nóng đang được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Tại tỉnh Quảng Trị, thời điểm cuối tháng 4 vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 6 phút vụ việc một nữ sinh lớp 8 bị bạn đánh hội đồng đang trở nên báo động về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Những vấn nạn đáng báo động, thực trạng cũng như giải pháp hạn chế bạo lực học đường là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình PTTT hôm nay với chủ đề “Bạo lực học đường – Vấn nạn đáng báo động”. Khách mời của chương trình là..... đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, quý thính giả quan tâm đến nội dung chương trình có thể gọi đến số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trực tiếp tương tác cùng quý vị.

Kịch bản PTTT 10 5 2023 – Bạo lực học đường – Vấn nạn đáng báo động

Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình PTTT của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh khung 10 giờ thứ 4 hàng tuần.

Kính thưa quý vị! Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn nạn đáng báo động, gây nhức nhối trong dư luận, trở thành điểm nóng đang được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Tại tỉnh Quảng Trị, thời điểm cuối tháng 4 vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 6 phút vụ việc một nữ sinh lớp 8 bị bạn đánh hội đồng đang trở nên báo động về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Những vấn nạn đáng báo động, thực trạng cũng như giải pháp hạn chế bạo lực học đường là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình PTTT hôm nay với chủ đề “Bạo lực học đường – Vấn nạn đáng báo động”. Khách mời của chương trình là..... đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, quý thính giả quan tâm đến nội dung chương trình có thể gọi đến số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trực tiếp tương tác cùng quý vị.

Nhạc cắt

Trước hết xin được chào...., cảm ơn... đã giành thời gian tham gia chương trình của chúng tôi...

TL – khách mời chào lại

Vâng, trước khi trò chuyện cùng khách mời, mời quý thính giả và ông... cùng nghe một phóng sự tổng hợp về bạo lực học đường mà chúng tôi vừa ghi nhận:

PSC – đọc chèn lên nền nhạc tiết tấu nhanh...

Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, nhưng thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các trường học, bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Bạo lực học đường được hiểu là các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến thân thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi; cùng các hành vi cố ý khác gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần của các đối tượng là học sinh sinh viên. Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không phải là tình trạng hiếm khi diễn ra. Nếu theo dõi tin tức báo chí, không khó để chúng ta bắt gặp những vụ việc này. Mới đây, dư luận đang bày tỏ sự thương tiếc đối với vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực đường. Tháng 10/2022, do mâu thuẫn tình cảm, một nam sinh viên Đại học Tài nguyên & Môi trường bị nhóm nam sinh khác cùng trường liên tiếp dùng tay, chân và ghế đánh đập. Nam sinh bị hành hung sau đó đã ngất đi. Vụ việc sau đó được lan truyền trên mạng xã hội và khiến dư luận rất bất bình. Một ngày sau đó, dư luận tiếp tục rúng động trước thông tin một nam sinh lớp 11 đâm chết bạn cùng trường lớp 12 do bị chặn đánh hội đồng sau giờ tan học. Cũng cuối năm 2022, dư luận dậy sóng một lần nữa trước vụ việc nữ sinh lớp 9 tại Thanh Hóa bị bạn đánh dã man, sau đó kéo xuống ruộng rồi nhấn xuống bùn, dùng chân đạp liên tiếp vào mặt. Rất nhiều người đã đứng xem nhưng tỏ thái độ thờ ơ, không can ngăn, quay và phát tán clip lên mạng xã hội. Đó là điển hình trong số rất nhiều các vụ bạo lực học đường diễn ra thời gian gần đây. Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

Thưa ông.... Sở Giáo dục và Đào tạo, ông có suy nghĩ gì sau khi nghe phóng sự vừa rồi?

TL – 1 phút - khẳng định tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng bạo lực học đường...

Xin ông cho biết rõ hơn thực trạng này tại tỉnh Quảng Trị?

TL – 1 phút - thống kê, chia sẻ chung về thực trạng này gần đây... và có nêu rõ vụ việc nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng ở Gio Linh...

Theo ông, để dẫn đến thực trạng trên thì nguyên nhân do đâu?

TL – 1 phút - chia sẻ về nguyên nhân...

Vai trò của ngành giáo dục trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?

TL – 1 phút - chia sẻ về vai trò, vào cuộc chung của ngành trước thực trạng bạo lực thời gian qua...

Xin cảm ơn ông với những chia sẻ vừa rồi.

Nhạc cắt

Quý thính giả đang nghe chương trình PTTT với chủ đề “Bạo lực học đường – Vấn nạn đáng báo động”, chương trình đang được phát sóng trên tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh, Đài PTTH Quảng Trị. Quý thính giả quan tâm đến nội dung chương trình có thể gọi đến số 02333 595 399, khách mời của chương trình là ..... đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị sẽ trực tiếp tương tác cùng quý vị.

Thưa ông... thưa quý thính giả, như khách mời của chương trình vừa trao đổi ở phần đầu, cuối tháng 4 vừa rồi, một vụ bạo lực học đường đáng báo động xảy ra tại huyện Gio Linh. Xung quanh vụ việc này, phóng viên Nguyên Bảo đã có kết nối điện thoại với bà Nguyễn Thị Miền ở xã Gio Châu, huyện Gio Linh, mẹ nữ sinh bị bạn đánh hội đồng và ông... đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gio Linh và huyện đoàn Gio Linh, mời quý thính giả và khách mời cùng nghe ngay sau đây.

Nối cầu:

Mẹ nữ sinh:

-Chia sẻ về tình hình sức khỏe và tinh thần hiện tại của nữ sinh? (nằm viện như thế nào, việc học tập ành hưởng như thế nào...)

-Điều trăn trở nhất lúc này là gì? (nhà làm ruộng nên mong con có cái chữ để sau có nghề nghiệp ổn định, giờ tâm lí bị ảnh hưởng, không đi học, không biết như nào...)

-Có mong muốn, nguyện vọng gì gửi tới khách mời tại phòng thu là đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT? (mong con mau bình phục và những học sinh gây ra nạn bạo lực với con phải được xử lí đúng tội, không làm đến cùng thì sau ảnh hưởng đến chính nhân cách của các cháu, có thể xảy ra không ít vụ bạo lực khác..., mong Sở giáo dục công tâm để giúp xử lí công bằng cho cháu)

Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo:

-Chia sẻ về thực trạng bạo lực học đường tại địa phương?

-Giải pháp vào cuộc của ngành giáo dục địa phương đã quyết liệt như thế nào? (chia sẻ chung về vấn đề bạo lực học đường và chia sẻ thêm về vụ việc nữ sinh lớp 8)

-Mong muốn, đề xuất gì, có điều gì gửi tới khách mời là lãnh đạo Sở GD&ĐT có mặt tại phòng thu?

Đại diện Đoàn thanh niên:

-Sự vào cuộc của Đoàn thanh niên trong vấn đề này?

-Mong muốn, đề xuất?

Cảm ơn phóng viên Nguyên Bảo và các khách mời ở điểm cầu vừa rồi.

Thưa ông... đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông có suy nghĩ gì sau khi nghe chia sẻ của các khách mời ở điểm cầu vừa rồi?

TL – 2 phút – đánh giá, chia sẻ những lo lắng, mong muốn của phụ huynh, những giải pháp của ngành giáo dục... trả lời với những đề xuất, mong muốn của các khách mời...

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục, đào tạo hiện nay đang có phần xem nhẹ việc giáo dục đạo đức của học sinh, sinh viên. Các chương trình giảng dạy đang tập trung nhiều vào giáo dục kĩ năng, tri thức cuộc sống, còn giáo dục nhân sinh, giáo dục đạo đức, ứng xử giữa người với người thì chưa được xem trọng. Và đó là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng bạo lực học đường đáng báo động như hiện nay. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

TL – 1 phút – chia sẻ thêm về quan điểm và ngành giáo dục Quảng Trị đã vào cuộc như thế nào trong vấn đề này... tăng số lượng các tiết học các môn liên quan đến đạo đức, nhân cách...

Câu hỏi điện thoại:

Có nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra gây hậu quả không nhỏ, vậy hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật như thế nào?

TL – 1 phút – chia sẻ về mức hình phạt theo quy định...

Xin cảm ơn ông với câu trả lời vừa rồi cho thính giả gọi đến chương trình.

Riêng đối với những học sinh trở thành nạn nhân trong các vụ việc, ông có lời khuyên gì đối với các em và gia đình?

TL – 1 phút

Thưa ông, hiện nay, ngành giáo dục có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

TL – 1 phút

Qua đây, ông có mong muốn, đề xuất gì?

TL – 1 phút

Xin cảm ơn ông với những trao đổi vừa rồi.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã ký ban hành Công văn số 1923/UBND-KGVX về việc triển khai các giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống  bạo lực học đường. Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan, UBND các huyện, thị xã, TP triển khai các giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống bạo lực học đường. Điều này thêm một lần nữa nhấn mạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, toàn xã hội cùng chung tay vào cuộc để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường tại tỉnh Quản Trị. Đến đây, thời lượng 30 phút của chương trình PTTT với chủ đề Bạo lực học đường, vấn nạn đáng báo động xin được tạm dừng, cảm ơn ông.... đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã tham gia chương trình, cảm ơn quý thính giả đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 03/05/2023 17:52 Lê Vĩnh Nhiên 04/05/2023 16:52
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà