Khúc hát yêu thương (Bài Người về thăm quê)
Danh mục
Khúc hát yêu thương
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

  

Ca khúc: Người về thăm quê

Sáng tác: Nhạc sĩ Thuận Yến

MC NHƯ HÒA: Như Hòa và Mỹ Nhị sẽ là người đồng hành với quý vị thính giả trong chương trình Khúc hát yêu thương ngày hôm nay. Thưa quý vị thính giả, mỗi tuần, chúng tôi, những người thực hiện chương trình luôn tìm những ca khúc hay để gửi tặng đến quý vị thính giả. Và những đóng góp của quý vị thính giả sẽ làm phong phú hơn cho chương trình. Một lần nữa, thay mặt những người thực hiện xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý vị thính giả.

MC NHƯ HÒA: Thưa quý vị thính giả, tuần trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị thính giả ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la của cố nhạc sĩ Thuận Yến. Và cố nhạc sĩ Thuận Yến đã sáng tác rất nhiều ca khúc hay, sống mãi với thời gian về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Và trong 30p của chương trình Khúc hát yêu thương tuần này, chúng ta lại đến với một sáng tác của ông, ca khúc Người về thăm quê. Mời quý vị thính giả cùng nghe ca khúc.

Phát ca khúc

MC MỸ NHỊ:

 Hồ Chí Minh !
Người là quê hương như sông Lam chẳng cạn .
Hồ Chí Minh !
Người lạ mùa hoa sen toả ngát hương đời.

Vâng, những lời ca rất hay và ý nghĩa. Những ca khúc viết về Người đều rất dung dị nhưng đầy cảm xúc. Từ hình ảnh ấu thơ của Người đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước rồi khi trở về lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, lúc nào hình ảnh Người cũng đẹp hồn hậu nhưng vẫn mạnh mẽ, khí phách.


MC NHƯ HÒA: Trong cuộc đời của một nhạc sĩ sáng tác, có được một ca khúc viết về Bác Hồ để lại cho công chúng đã là niềm vinh hạnh. Với cố nhạc sĩ Thuận Yến, niềm vinh hạnh ấy được nhân lên gấp bội, bởi ông có đến 5 ca khúc viết về Bác Hồ rất thành công.

Đầu tiên là bài Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin viết vào những năm 1965 khi ông ở chiến trường Trị Thiên - Huế, hồi đó ông chỉ mới học xong hệ Trung cấp Sáng tác của Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc viện Hà Nội. Năm 1971 ông được trở lại miền Bắc theo học hệ đại học sáng tác. Tốt nghiệp, ông về công tác tại Đoàn văn công Tổng cục xây dựng kinh tế, ông tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, hai bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la và Vầng trăng Ba Đình được ra đời trong những năm ấy. Tiếp đến là bài Miền Trung nhớ Bác và gần đây nhất là bài Người về thăm quê.

Đạo đức cao cả và trong sáng của Bác Hồ là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ con cháu học tập và làm theo.

Suốt cả cuộc đời hoạt động khắp năm châu bốn biển, Người luôn nhớ tới những kỷ niệm êm đềm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cảm xúc của Người đã từng rơi giọt lệ khi gặp lại bao kỷ niệm nơi mái nhà tranh và nỗi nhớ quê hương không nguôi:

Phát đoạn nhạc "Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương. Người về đây thăm Hoàng Trù quê mẹ và làng Sen quê cha. Xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ. Thương mái nhà tranh thương đất mẹ nghèo (ơ ơ ơ). Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương, gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải, gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ, gặp lại tuổi xuân đi nghe hát ơ  đò đưa"...

Tấm gương đạo đức của Người suốt cả cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng "Hồ Chí Minh Người là quê hương như sông Lam chẳng cạn. Hồ Chí Minh Người là mùa hoa sen tỏa ngát hương đời"- (Trong bài Người về thăm quê).

Phát ca khúc

MC MỸ NHỊ: Vâng. Những ca khúc viết về Người quả thật là những ca khúc có thể nói là sống mãi với thời gian đúng không chị Như Hòa. Và không để quý vị thính giả đợi lâu, tôi xin giới thiệu vị khách mời của chúng ta ngày hôm nay, anh Hoàng Hà – hiện là giáo viên dạy âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Hồ Xá, anh tốt nghiệp Học viện âm nhạc Huế.

Câu hỏi gửi khách mời

Trước tiên xin cảm ơn anh đã nhận lời tham gia chương trình của chúng tôi ngày hôm nay.

1/ Thưa anh. Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau thưởng thức ca khúc Người về thăm quê của nhạc sĩ Thuận Yến. Xin được hỏi là anh Hà biết được ca khúc này từ khi nào? Khi nghe ca khúc lần đầu tiên thì cảm xúc so với lúc này thì như thế nào ạ?

2/ Mời anh cùng quý vị thính giả nghe đoạn nhạc sau: Trích

Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương.
Người về đây thăm làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha.
Xúc động bồi hồi người rơi giọt lệ,
Thương mái nhà tranh thương đất mẹ nghèo.
Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương,
Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải,
Gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ,
Gặp lại tuổi thơ đi nghe hát ơ... đò đưa.

Vâng, thưa anh Hà, riêng với đoạn ca khúc này thì có ý kiến cho rằng, chỉ một đoạn ngắn thôi nhưng cũng đủ để cho chúng ta cảm nhận được tình cảm mà Bác Hồ kính yêu dành cho quê hương của mình. Lời lẽ rất thiết tha, ví dụ như Người về đây thăm làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha, giọt lệ, đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương…còn về anh Hà, anh nghĩ gì về ý kiến trên?

3/ Thưa anh, anh có thể chia sẻ cho quý vị thính giả, đặc biệt là những người yêu thích ca khúc này biết là nhạc sĩ Thuận Yến viết ca khúc này theo âm điệu, tiết tấu như thế nào không ạ?

4/ Riêng cá nhân anh Hà thì đoạn nào trong ca khúc khiến anh ấn tượng và đi vào lòng anh nhất? em in ra đó cho anh dễ thấy. Đỡ mất công tìm.

1-
Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương.
Người về đây thăm làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha.
Xúc động bồi hồi người rơi giọt lệ,
Thương mái nhà tranh thương đất mẹ nghèo.
Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương,
Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải,
Gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ,
Gặp lại tuổi thơ đi nghe hát ơ... đò đưa.

Hồ Chí Minh !
Người về thăm quê mang theo bao kỉ niệm
Hồ Chí Minh !
Người để lại quê hương nỗi nhớ không nguôi.

2-
Đi giữa ân tình giữa bát ngát hương sen
Một người đi xa. Ngàn người mong đợi và ngàn năm không quên.
Xúc động bồi hồi người rơi giọt lệ
Thương cánh võng xưa ru tiếng ngọt ngào
Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương,
Gặp lại sắc hoa của màu cờ đỏ,
Gặp lại tình người trong trang thơ Nguyễn Du,
Gặp lại vị quê trong hương cốm ơ... mùa Thu .

Hồ Chí Minh !
Người là quê hương như sông Lam chẳng cạn .
Hồ Chí Minh !
Người lạ mùa hoa sen toả ngát hương đời.

5/ Vâng, quả thật thì những chia sẻ vừa rồi của anh đã giúp những người yêu ca khúc này có cơ hội hiểu rõ hơn. Thưa anh Hà, ngoài ca khúc Người về thăm quê của nhạc sĩ Thuận Yến thì anh có còn yêu thêm ca khúc nào do nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác?

6/ Vâng, vậy theo anh ca sĩ nào thể hiện thành công ca khúc này nhất?

Vâng. Xin cảm ơn anh. Chúc anh gặp nhiều thành công hơn nữa trong cuốc sống.

Phát ca khúc

MC NHƯ HÒA: Thưa quý vị thính giả. Cố Nhạc sĩ Thuận Yến suốt cuộc đời đã tâm huyết với ca khúc viết về Người góp phần vào nền ca khúc cách mạng của đất nước. Tên khai sinh của cố nhạc sĩ Thuận Yến là Đoàn Hữu Công, ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1935. Trong quãng đường dài hoạt động âm nhạc của mình, cố nhạc sĩ Thuận Yến được tặng nhiều giải thưởng của Bộ Văn hóa - năm 1984 và 1987, Bộ Quốc phòng - năm 1999; giải nhì cuộc thi ca khúc nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Mười; giải ba cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992 - 1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ông đã được nhận Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, hạng Nhất, Huân chương Chiến công Giải phóng, hạng Hai, Huân chương Lao động, hạng Nhất và nhiều huân chương, huy chương khác. Ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật, đợt I - năm 2001. nhưng những ca khúc của ông vẫn sống mãi trong lòng công chúng vẫn còn ngân vang mãi mãi với thời gian.

Chào cuối

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 10/05/2018 08:34 Võ Nguyên Thủy 01/06/2018 21:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà