Khúc hát yêu thương - Bài hát Trái tim không ngủ yên
Danh mục
Khúc hát yêu thương
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

Ca khúc Trái tim không ngủ yên

Xin kính chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Bây giờ là thời lượng  chương trình Khúc hát yêu thương của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện tại chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5mkz, mời quý vị thính giả chú ý đón nghe.

Thưa quý vị thính giả. Tuần này, mời quý vị thính giả cùng chúng tôi đến với một ca khúc của cố nhạc sĩ Thanh Tùng – ca khúc có tựa đề “Trái tim không ngủ yên”. Trước tiên, mời quý vị thính giả cùng thưởng thức ca khúc.

Phát ca khúc

Chẳng hiểu sao ngay lần đầu tiên nghe những nốt nhạc dạo đầu cho ca khúc “Trái tim không yên” của nhạc sĩ Thanh Tùng tôi đã thấy lòng mình rung lên những cảm xúc không thể diễn tả được. Ngay sáng hôm ấy tôi đã lao vào nhà sách tìm kiếm cho được bài hát trong album “Chiều xuân” vừa giới thiệu. Tôi nghe và nghêu ngao hát chỉ “Trái tim không ngủ yên” bất kỳ giờ nào với các ngày trong tuần. Lúc ấy tôi không để ý lắm đến lời bài hát, chỉ cảm nhận giai điệu tuyệt diệu trữ tình, tha thiết với tiếng hát Bằng Kiều và Mỹ Linh thật đặc biệt, với những cung bậc lúc như lời tự tình thì thầm, lúc lại vút cao khắc khoải.  Vâng, đó chỉ là một trong những chia sẻ của khán giả khi nghe ca khúc này.

Lời bài hát tuy đơn giản nhưng chất chứa ý nghĩa sâu xa, đầy hờ hững nhưng ngập tràn tình yêu. Càng nghe, tôi lại càng thấy hình ảnh của chính mình hiển hiện trong đó chân thật đến đáng kinh ngạc.

Yêu hay Không yêu? Đã có bao nhiêu người từng phân vân với câu hỏi này trong cuộc đời?

“Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu
Là thật ra anh đang dối mình
Còn anh nói đã trót yêu em rồi
Là hình như anh đang dối em”

04 câu mở đầu bài hát vừa như lời bộc bạch của “chàng” vừa như lời trách móc của “nàng”. Cũng có thể chính là tiếng lòng của “chàng” lẫn của “nàng” tự hỏi mình đã yêu rồi chăng? Mình yêu hay không yêu?

Một điều không thể thiếu đối với mỗi số của chương trình là chúng ta sẽ được gặp những vị khách mời. Trong chương trình hôm nay chúng ta hãy cùng nhau gặp gỡ anh Sỹ Phụng – hiện nay a đang là thầy giáo dạy ghita tại Học viện âm nhạc Huế.

Chào Sỹ Phụng – trước tiên cảm ơn Phụng đã dành thời gian để tham gia cùng chương trình.

Phụng: Vâng, chào chị Như Hòa, chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Chúc quý vị thính giả có ngày cuối tuần nhiều niềm vui.

Như Hòa: 1. Cảm ơn Sỹ Phụng rất nhiều. Sỹ Phụng này, ca khúc Trái tim không ngủ yên chúng ta vừa thưởng thức là 1 sáng tác của cố nhạc sĩ Thanh Tùng, có thể nói là rất hay và rất gần gũi đúng không ạ? Phụng thì cảm nhận gì về ca khúc này?

Phụng: Vâng. Ca khúc này nếu như cá nhân của Phụng thì Phụng thấy đây là một ca khúc rất hay. Như màn đối đáp giữa đôi trai gái. Anh hỏi, em trả lời hay ngược lại. Và Phụng nghĩ ai đang trong tâm trạng như thế này thì nghe bài hát này chỉ muốn nghe mãi thôi. Trong cả bài hát, có lẽ tôi thích 04 câu đầu nhất. Với tôi, nó như là câu hỏi tôi dành cho chính mình: “Ta đã yêu?”. Tự nhận là một người giàu tình cảm, tôi dành tình cảm cho nhiều người và tình yêu tôi dành cho người tôi yêu cũng rất nhiều. Tôi đã nghĩ khi tôi yêu, tình yêu của tôi dành cho người yêu nhiều hơn gấp bội tình yêu mà người ấy đáp lại. Nhưng nghe xong 04 câu hát này tôi lại phân vân với chính tình cảm của mình.

2. Phụng nghĩ gì về câu hát Hình như trong ca khúc? Yêu thì yêu, không yêu thì không yêu – sao lại là hình như ạ?

Phụng: Hình như”, 02 chữ đó khiến người ta không biết sẽ như thế nào. “Hình như” là thiếu dứt khóat, thiếu tự tin, mà «hình như » cũng như là né tránh. Nó thiếu tính vững chắc và không nhiều “trọng lượng”. Phụng thấy dùng “hình như” trong khi nói cũng như việc dùng dấu chấm phẩy thay vì dùng dấu chấm trong văn viết; nó khiến câu nói như bị bỏ lửng. Nên khi « hình như anh đang dối em”, thì cả “anh” và “em” đều không hề chắc chắn, ngay cả Phụng cũng không chắc. Vậy thì Trái tim không ngủ yên vì quá yêu? hay không thể yên vì có quá nhiều xốn xang, quá nhiều “hình như” ở trong lòng chị Hòa ạ.

3. Vậy trong ca khúc Phụng có thể chia sẻ với quý vị thính giả biết về âm điệu, tiết tấu như thế nào?

Phụng:…..Phụng trả lời giúp chị hi. Cái ni chị không rõ nơi.

4. Phụng này, ca khúc được sáng tác như thế nào?

Phụng: Vâng, điều này thì Phụng có tìm hiểu được ở trên các trang mạng. Phụng có thể chia sẻ để những ai yêu thích ca khúc này được biết thêm.

Cảm hứng viết nên ca khúc này bắt nguồn từ chuyến đi Hà Nội gấp và không kịp mua quà tặng cho một cô gái. Cố nhạc sĩ Thanh Tùng liền nghĩ ra cách bỏ tiền vào bao thơ và ghi lại, “Em mua giúp anh một món quà cho mình”. Buổi tối, cô gái gọi điện ra nói ông không ra gì vì đã coi thường cô ấy. Lúc đó cố nhạc sĩ vô cùng tự ái, nằm xuống giường mà không ngủ được. Cảm xúc dâng trào khiến ông lôi giấy ra viết nên những giai điệu đầu tiên.

5. Đối với ca khúc này thì Phụng yêu thích ai thể hiện?

Phụng thích nhất là Mỹ Tâm và Bằng Kiều chị Như Hòa ạ. Thấy hay và đi vào lòng người.

Cảm ơn Sỹ Phụng rất nhiều. Chúc Phụng sức khỏe và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Thưa quý vị thính giả. Cố nhạc sĩ Thanh Tùng (tên đầy đủ Nguyễn Thanh Tùng) (15 tháng 9 năm 1948 – 15 tháng 3 năm 2016) là một nhạc sĩ Việt Nam với nhiều ca khúc nhạc trẻ được yêu thích.

Từ năm 1971 đến 1975 ông là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, ông về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Năm 1975, cố nhạc sĩ Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay "Cây sầu riêng trổ bông" cho một vở cải lương. Từ đó, ông đã viết hơn 200 bài hát.[2]Nhiều sáng tác của ông được giới trẻ yêu thích như "Hát với chú ve con", "Hoàng hôn màu lá", "Chuyện tình của biển", "Lời tỏ tình của mùa xuân", "Ngôi sao cô đơn", "Câu chuyện nhỏ của tôi", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Phố biển", "Mưa ngâu", "Lối cũ ta về.

Chào cuối

 




 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 06/06/2019 16:29 Lê Vĩnh Nhiên 08/06/2019 07:43
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà