Khám phá thế giới - Nước Nga hoang dã - Siberia - Phần 1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: NƯỚC NGA HOANG DÃ – SIBERIA – PHẦN 1

Nước Nga – đất nước ít được khám phá nhất thế giới trước đây. Giờ đây, cánh cửa đã mở tiết lộ nhiều bí mật. Và tại Trung tâm của nước Nga hội tụ những bất ngờ. Đó là vùng Siberia. Không chỉ là một vùng băng giá lạnh lẽo, nhưng đây còn là nơi có sự đa dạng sinh học đáng ngạc nhiên. Nhiều loại động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sống ở đây. Nơi mà cả động vật và môi trường sống đều ẩn chứa những điều phi thường – đó chính là Siberia.

 

NƯỚC NGA HOANG DÃ – SIBERIA – PHẦN 1

 

Rộng gấp 70 lần diện tích vương quốc Anh, nhưng dân số chỉ nhiều hơn gấp đôi, một con số cho thấy nước Nga có những nơi thuộc vào khu vực hoang dã nhất thế giới. Nước Nga có độ dài trên 10.000 km, khoảng ½ độ dài địa cầu. Trong đó, riêng vùng Siberia đã chiếm 10% toàn bộ bề mặt hành tinh. Bình thường ở đây rất lạnh, có nhiều nơi nhiệt độ xuống ngưỡng -40°C. Khi nói về Siberia, bạn hãy nghĩ đến băng tuyết. Mùa đông ở đây nổi tiếng khắc nghiệt. Từ tháng 11 đến tháng 2, Siberia hầu như bao phủ màu tuyết trắng. Thậm chí tuyết dày đến 80cm. Thế nhưng, không gì có thể ngăn sự sống, cá loài ở đây phải nỗ lực hết mình để có thể sinh tồn.

 

Bầy quạ rùng mình trước cái lạnh buổi sáng, trong khi đó đàn sói Châu Á với lớp lông dày đã giúp chúng ấm hơn nhiều. Những loài này chuyên đi săn mồi theo đàn lên đến hơn 30 con khỏe mạnh. Chỉ riêng một đàn sói có thể kiểm soát khu vực rộng lớn trên 13.000km2, rộng gấp 5 lần thủ đô Paris của Pháp. Thế nhưng, sói lại sợ diều hâu, trong khi diều hâu lại sợ quạ. Dường như vùng đất rộng 13.000.000 km² của Siberia cũng không đủ chỗ cho chúng! Tiếng tru của sói, đó là cách để gọi đàn và cảnh báo đến các đàn sói khác hãy tránh xa. Chúng có thể nghe được tiếng tru đó cách 10km. Trong khi chiếc mũi nhạy của chúng có thể ngửi thấy mùi của xác chết hay con mồi đang còn sống. Mỗi một con sói của thể ăn 9kg thịt và di chuyển đến 200km mỗi ngày. Hồ nước đã đóng băng, sói phải ăn tuyết để giảm cơn khát.

 

Phía bắc của Siberia là vùng Iakushia, một vùng hiền hòa và xinh đẹp. Thế nhưng là đây cũng là nơi lạnh nhất bắc bán cầu. Ở đây, nhiệt độ có thể xuống mức -70°C. Loài ngựa Yakut phải đối diện với cái lạnh thường xuyên. Chúng phải nỗ lực để có thể sống sót qua sự khắc nghiệt của mùa đông lạnh giá. Với những đôi chân mạnh mẽ, cũng đào xới để tìm cỏ đông cứng dưới lớp tuyết. Giờ đây, là tháng 3, nhiều con cái đang mang thai phải kiếm ăn nhiều hơn bình thường cho đứa con trong bụng. Và đến tháng 5 hoặc tháng 6, khi nhiệt độ ở mức trung bình, một con ngựa đực khỏe mạnh có thể giao phối với nhiều con ngựa cái. Để chống chọi được cái lạnh ở đây, lớp da của chúng sẽ phát triển dày thêm. Chúng cũng kiếm ăn nhiều vào mùa hè để trữ mỡ để có năng lượng sống sót qua những tháng mùa đông, nhưng không phải con ngựa nào cũng làm được.

 

Xa hơn nữa về phía bắc Siberia, cái lạnh giá đã khiến nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Một loài chim quí hiếm đang có thể biến mất hoàn toàn: loài diệc bạch Siberia. Trên thể giới chỉ còn có 3.500 con còn tồn tại, và tại Siberia này thì chỉ còn 4 con ở phía tây. Sự sinh sản của chúng là điều khẩn thiết. Sau khi trải qua một mùa đông lạnh giá ở Trung Quốc, chúng phải băng qua qua 5.000km để đến cư trú ở vùng đất bao la này của nước Nga. Với số lượng ít ỏi, chúng khó duy trì quan hệ một vợ một chồng. Sau khi kết đôi và sinh sản, chim bố mẹ bắt đầu chăm sóc chim con. Chim mẹ thường đẻ 2 trứng, nhưng hầu như chỉ còn 1 con sống sót. Trước nguy cơ môi trường sống thu hẹp, con đường sống cho loài diệc lại càng khó khăn hơn.

 

Ở một nơi khác, có một loài nhút nhát thường ẩn dưới bóng của rừng rậm. Có khuôn mặt giống chuột túi ở Úc cùng cặp răng nanh giống ma cà rồng, nai xạ hương thường khiến người gặp sợ hãi. Thế nhưng, đừng lo sợ trươc đôi răng nanh này, chúng chỉ để trang trí và con chỉ con đực mới có. Con nai càng già, hai răng nanh càng dài ra. Nhưng nhờ vào cặp răng nanh đó, chúng mới thu hút sự chú ý với con cái. Con đực có thể tiết ra xạ hương khiến con cái không cưỡng lại được... và... nó được xem là nhà sản xuất nước hoa. Dù loài động vật này ít có mùi, nhưng mùi nước hoa đó có sức mạnh thu hút giao phối. Thật không may, con người tìm cách khai thác tuyến xạ hương đó khiến số lượng của loài nai này giảm mạnh. Trong khi chỉ có 2/3 số con nai cái có thể sinh con mỗi năm, nên số lượng của chúng tăng nhưng không đáng kể. Sau khi ăn, chúng liên tục nhai lại. Việc ợ lên và nhai lại giúp dễ tiêu hóa. Dù đang nghỉ ngơi, mọi giác quan của chúng vẫn hoạt động.

 

Gần khu vực đó, một bầy quạ đang kiếm ăn trên xác một con ngựa Yakut đang mang thai. Với chiếc mỏ nhọn, chúng có thể rỉa sạch lớp thịt ra khỏi xương. Đàn quạ không hề biết sợ, chúng rất hung dữ và thông minh. Chúng có thể phát ra trên 30 loại âm thanh khác nhau, nhưng tiếng chó sói tru lại làm chúng hoảng sợ. Chó sói không ngủ đông. Nên chúng luôn đi tìm thức ăn. Vào mùa hè và mùa đông chúng tập trung thành đàn đi kiếm ăn khắp nới. Với khứu giác nhạy bén, chúng liên tục đi săn mồi, thậm chí là cướp giật và ăn xác chết. Hoặc chúng có thể làm bất cứ thứ gì để làm đầy chiếc bụng đói của chúng. Những con chó sói đói tranh giành thịt với nhau dữ dội, đến nỗi phải tấn công lẫn nhau. Còn đối với bầy quạ, chúng đôi khi cũng biết vui đùa với nhau. Như các loài có vú, chim cũng biết đùa giỡn, và quạ cũng không phải là ngoại lệ. Đó là do quạ trưởng thành mà không hề biết sợ những yếu tố xung quanh. Bây giờ, chúng nhanh chóng phủi lớp tuyết và bỏ đi kiếm ăn!!!

 

Phái bắc là rừng Taiga, là khu rừng chính của Siberia. Đây là khu rừng lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 7.000.000 km². Lên cực bắc là vùng Iakushia, vùng đất hình móng ngựa, đi ngang qua vòng Bắc cực. Ngựa Yakuts cũng sống ở đây, nhưng không một mình. Trên những ngọn đồi Iakushia là một đội quân di chuyển liên tục. Bầy tuần lộc. Lên đến 1,000 con. Không hệ sợ cái giá rét, bầy tuần lộc hay còn gọi là Caribou có lớp da dày giúp giữ ấm cho toàn cơ thể. Chúng tập trung ở đây không phải ngẫu nhiên. Mà đây là một hành trình hàng năm. Người Yakut là dân tộc cổ xưa ở đây. Họ di cư đến phía bắc Iakushia 700 năm trước. Nhiều người đã chuyến đến các thành phố sinh sống, nhưng vẫn còn khoảng 400.000 người giữ lối sống du mục theo những đàn gia súc của mình. Hàng năm, họ sẽ đưa các đàn gia súc đến những đồng cỏ nơi tuyết vừa tan, và cả những vùng ngập nước. Đây là thời điểm để chúng kiếm được một lượng mỡ quan trọng cho những tháng mùa đông lạnh giá sắp tới. Những già làng sẽ cho tuần lộc ăn muối, một món ăn khá hiếm trước đây, nay đã trở thành phổ biến. Nhưng khi đi ngang qua khu rừng, gạc của tuần lộc có thể gây nguy hiểm. Và để cả đàn được an toàn, những người chăn nuôi sẽ tổ chức những bữa tiệc để ăn thịt một vài con. Đầu tiên là cái lưỡi của tuần lộc. Như gia súc ở những nơi khác trên thế giới, tuần lộc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Yakut. Ai cũng đều phải phụ thuộc vào chúng. Tuần lộc mang lại thức ăn, quần áo, da và nhiều thứ khác nữa. Trong tự nhiên, loài tuần lộc có thể di chuyển xa hơn bất kỳ loài động vật có vú nào. Khoảng 5000 km mỗi năm và với tốc độ 80 km/giờ. Vào mùa hè chúng thành lập những đàn với số lượng hằng ngàn con. Nhưng đối với người Yakut một đàn nhỏ với số ít con là cũng tốt rồi.

 

Vào mùa xuân, khi thời tiết ấm lên, băng tuyết ở các con sông bắt đầu tan chảy. Nhiều loài cũng dựa vào các tảng băng trôi chậm chập đó. Băng tan giúp Vịt mắt vàng dễ bắt cá hơn. Sau đó, nhiều con khác cũng kéo đến. Nhưng không chỉ có vịt mắt vàng dám đương đầu với dòng nước lạnh. Chim lội suối – giống như tên gọi của chúng, có thể lặn tìm côn trùng và các loài giáp xác. Khi sông băng tan, các loài chim khác cũng tập trung tại các gò đất mới hình thành. Băng tan đồng thời cũng khiến một loài lưỡng cư xuất hiện. Loài kỳ nhông Siberia. Những thành phần đặc biệt trong máu có thể giúp chúng sống sót ở nhiệt độ -40°C. Chúng có thể đóng băng toàn cơ thể trong nhiều năm, sau đó tan ra và hồi sinh như ban đầu. Bây giờ nó đang xuống dòng nước lạnh để tìm bạn đời và sinh đẻ, trước khi bị đóng băng lại vào mùa đông tới. Kỳ nhông Siberia là một trong số rất ít loài trên hành tinh này có thể tồn tại trong tình trạng đông băng như thể.

 

Cách 150 km về phía nam cảnh vật hoàn toàn khác. Không còn những khu rừng thông nữa mà là những đồng cỏ như ở châu Phi. Ở đây có rất nhiều loài ngựa hoang. Cùng nhau vui chơi và chia sẻ vùng đất này với những con linh dương bướu cổ kỳ lạ. Trước đây ở vùng Trung Á này, những loài vật này sống thành đàn với số lượng hàng chục ngàn con. Thế nhưng, săn bắt trái phép cùng với việc môi trường sống bị thu hẹp khiến số lượng của chúng giảm mạnh. Giờ đây, chúng chỉ loanh quanh ở những cánh đồng, ăn cỏ và cây bụi. Vào mùa thu, cổ của con đực gồ lên mới có tên là linh dương bướu cổ. Một con linh dương có thể tăng tốc đến 60km/h để thoát thân. Chúng dễ dàng băng qua hàng rào biên giới Mông Cổ nhẹ như gió.

 

Về phía nam, dọc theo 3.400 km biên giới với Mông Cổ là những dãy núi trùng điệp. Dải Altai có những ngọn núi cao đến 4,500m, và dường như dài gấp đôi dãy Alps của Châu Âu. Ở nơi khô và đầy gió này, là nhà của loài cừu lớn nhất thế giới. Loài cừu Argali có trọng lượng lên đến 160 kg. Với kích thước khổng lồ, chúng là mục tiêu của nhiều kẻ săn trộm. Con đực này đang nghỉ ngơi cùng những con cái trong đàn của nó. Dù không có loài săn mồi ở đây, nhưng cuộc sống của con đầu đàn khá khó khăn. Bởi xuất hiện nhiều đối thủ. Để bộ sừng đạt kích thước chuẩn 190 cm và nặng khoảng 20 kg, những con cừu trẻ này phải mất đến 3 năm. Nó bắt đầu gây sự chú ý đến các con cái. Nhưng con đầu đàn không hề mất cảnh giác. Con đực trẻ muốn xác định ai là con đầu đàn. Con cừu trẻ chỉ muốn thử sức với con đầu đàn. Bởi với hơn 25 con cái trong bầy, con đầu đàn sẽ không quản lý được hết. Nó biết đây là cơ hội để giao phối. Nâng mũi cao lên và ngửi, con đực có thể phát hiện chất pheromone trong không khí, cho thấy con cái cũng đang động dục. Nó ngửi thấy nhưng vẫn không biết là từ con cái nào? Nó thực hiện những động tác lôi cuốn những con cái, nhưng lại bì lờ đi. Cuối cùng nó cũng tìm được. Không thành vấn đề. Nó có thể giao phối với nhiều con cái trong mùa này. Nhưng nó không phải là con duy nhất có thể phát hiện mùi pheromone trong không khí. Nhiều đối thủ cũng đã xuất hiện. Nó lén lút đến khi con đầu đàn mất cảnh giác. Con đầu đàn đã phát hiện chuyện gì đang xảy ra. Chiếc cổ to lớn có thể tiếp nhận những đợt tấn công. Bộ não mong manh được bảo vệ bởi đôi sừng rỗng. Con đầu đàn bảo vệ được kho báu và sắp xếp lại những con cái theo mình. Nhưng một đối thủ khác quyết tâm bám theo. Chúng tiếp tục húc vào nhau với vận tốc 100 km/giờ. Cuối cùng tên đeo bám cũng phải từ bỏ giấc mơ của mình.

 

File đính kèm: nuoc-nga-hoang-da-tap-1-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 08/01/2019 15:57 Nguyễn Thiện Quốc Huy 08/01/2019 15:57
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà