Khám phá thế giới - Nước Nga hoang dã - Siberia - Phần 2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: NƯỚC NGA HOANG DÃ – SIBERIA – PHẦN 2

 

Nước Nga – đất nước ít được khám phá nhất thế giới trước đây. Giờ đây, cánh cửa đã mở tiết lộ nhiều bí mật. Và tại Trung tâm của nước Nga hội tụ những bất ngờ. Đó là vùng Siberia. Không chỉ là một vùng băng giá lạnh lẽo, nhưng đây còn là nơi có sự đa dạng sinh học đáng ngạc nhiên. Nhiều loại động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sống ở đây. Nơi mà cả động vật và môi trường sống đều ẩn chứa những điều phi thường – đó chính là Siberia.

 

NƯỚC NGA HOANG DÃ – SIBERIA – PHẦN 2

 

Khi Siberia vào xuân cũng là mùa nước lụt đến. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, những dòng nước đã chia cắt các cánh rừng và thung lũng đá. Ở đông nam Siberia xuất hiện một trong 5 hồ nước lớn nhất thế giới. Với chiều dài lên 636km và nơi rộng nhất là 80km, đó chính là hồ Baikal. Hồ Baikal chứa khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Lớn hơn tổng lượng nước của 5 hồ lớn nhất nước Mỹ cộng lại. Thế nhưng, nhiệt độ ở đây thường dưới 8°C, và không hề hấp dẫn như vẻ bề ngoài. Nhưng không có gì ảnh hưởng đến đời sống của loài hải cẩu nước ngọt Baikal. Hồ Baikal là nới duy nhất có loài hải cẩu này và không ai biết vì sao chúng có mặt ở đây. Có thể là do loài hải cẩu đeo vòng họ hàng với chúng đã đến đây 500,000 năm, khi Bắc Băng Dương vẫn nối với Siberia.

 

Trải qua hàng ngàn năm, chúng tiến hóa thành như bây giờ. Giữa hồ là đảo Ushkanyi. Nhiều đàn hải cẩu tập trung ở đây, được an toàn khỏi những kẻ săn bắt trộm. Sau khi tắm mát, không gì tuyệt vời hơn khi được nằm phơi nắng trên những tảng đá. Trên cạn, những chiếc vi dường như vô dụng. Nhưng dưới nước, chúng trở thành những quả thủy lôi. Hải cẩu có thể bơi với tốc độ 25 km/giờ. Nơi sâu nhất và lâu đời nhất ở hồ nước nằm hơn 1,6km, hình thành cách đây khoảng 20 triệu năm khi hai mảng kiến tách nhau. Hiện tại chúng vẫn tách nhau khoảng 6mm mỗi năm. Sâu bên dưới, bọt biển phát triển chiếm những hốc đá lẽ ra là của san hô. Chúng vẫn sống sót ngay cả khi mặt hồ đóng băng. 60% các loài sinh vật được tìm thấy ở đây chỉ sống ở hồ nước này. Nguồn nước giàu oxygen ở đây rất thích hợp cho các sinh vật nhỏ. Một số loài giáp xác có thể phát triển đến 90mm. Ở đáy hồ, sự sống và cái chết diễn ra trong im lặng. Một con ốc đang ăn xác một con cá. Trong khi những con khác đang giao phối trong dòng nước lạnh.

 

Trên mặt hồ, một cuộc xâm lăng bắt đầu xuất hiện. Loài Ruồi Cánh Lông! Sau một năm dưới dạng ấu trùng sống trong nước, chúng trưởng thành, có cánh và bay lên. Hằng ngàn con xuất hiện thu hút các loài săn mồi. Tập trung với số lượng lớn, ruồi cánh lông trở thành món ăn đầy dinh dưỡng cho gấu. Loài ruồi này chỉ có thể sống trong một tuần nên chúng phải nhanh chóng đẻ trứng trước khi chết. Và trong vòng 7 đến 10 ngày đó, gấu cũng tích cực kiếm ăn dù ruồi còn sống hay đã chết. Gấu có thể ăn đến 40 kg thức ăn mỗi ngày, nên dù nhỏ, loài ruồi này vẫn là một bổ sung cần thiết cho gấu hơn là các loại thực vật. Tất nhiên, bữa yến tiệc nào cũng thu hút nhiều con khác đến. Dù số lượng ruồi nhiều, nhưng những con gấu nhỏ hơn phải nhường gấu lớn ăn trước.

 

Quanh hồ Baikal, nhiều loài động vật phát triển mạnh, những ngay giữa hồ còn có một quần thể khác hoạt động mạnh không kém. Cách bờ chỉ 1.5 km là đảo Olkhon – hòn đảo lớn nhất trong số 25 đảo nằm ở hồ Baikal, và có diện tích gần bằng Dubai. Những bầy rắn cố gắng băng qua hồ và đến đảo Olkhon với số lượng lớn. Chúng là loài rắn cỏ và không có nọc đọc, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát loài gặm nhấm. Xa những tảng đá, trên các đồng cỏ là các con sóc đất đang kiếm ăn. Bốn anh em mới ba tuần tuổi bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Giống với loài cầy vằn ở Châu Phi, chúng luôn bảo vệ lãnh thổ của mình. Dù đang ăn chúng vẫn luôn đề cao cảnh giác. Khi không có cỏ để ăn, chúng quay qua cắn đùa với nhau. Đó cũng là cách để chúng giữ vệ sinh, bởi nếu rắn không ăn thì các loài côn trùng khác cũng có thể cắn chúng. Chúng cắn nhau để kiểm soát sự phát triển của các loài côn trùng nhỏ. Cuối cùng thì cũng không còn gì đáng lo ngại.

 

Sóc đất không phải là động vật duy nhất ở Olkhon biết giữ lãnh thổ. Hồ Baikal là nơi sinh sống của 100.000 con hải cẩu, qua thời gian, số lượng của chúng phát triển không kiểm soát. Hằng trăm con hải cẩu tranh nhau vị trí ở các tảng đá. Tìm kiếm một nơi để phơi nắng cho ấm. Những tảng đá này thì đầy ánh nắng mặt trời, nhưng không gian đang chật dần. Những kẻ may mắn thì có vị trí cho mình, nhưng chắc chắn là không đảm bào là đủ ấm cho tất cả. Một số con bỏ đi vì thất vọng. Vì không có kẻ thù trong tự nhiên, nên những con hải cẩu tự đánh lẫn nha. Nhiệt độ đã là, các tảng đá nóng dần lên. Nơi nghĩ dưỡng này dường như không còn chổ cho vị khách mới đến.

 

Khi đêm xuống, mặt hồ bị bao phủ bởi một lớp sương. Bầy ruồi cánh lông đang đẻ đợt trứng cuối cùng rồi chết, xác của chúng nhanh chóng thành bữa ăn cho vịt và gấu. Bầy gấu nâu thích kiếm ăn vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Với khứu giác rất nhạy, chúng có thể ngửi được mùi một cái xác cách đó hơn 3km. Nhưng chúng không phải là loài duy nhất có khả năng đó. Hai loài ăn thịt cùng hướng đến phần thưởng đó. Thế nhưng, con sói nặng chỉ 50kg không phải là đối thủ của chú gấu hơn nửa tấn này. Con sói đến trước, nó nhanh chóng nhận thưởng: là lấy đi một chiếc xương cẳng chân lớn. Nhưng dừng lại để quan sát xung quanh là một sai lầm. May mắn thay, con gấu chỉ quan tâm đến cái xác hơn là rượt theo con chó sói. Đêm này, cả hai đều cùng chia nhau phần thưởng.

 

Cuối tháng tám, mùa thu bắt đầu kết thúc những tháng mùa hè ngắn ngủi, cảnh vật quanh hồ Baikal bắt đầu biến đổi. Trên các thanh gỗ mục nát, các loại nấm phát triển mạnh. Những vùng ẩm ướt của khu rừng bắt đầu hồi sinh. Việt quất đỏ và xanh phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là mùa thu hoạch. Sống trên mặt đất, nhưng loài sóc chuột Siberia lại phụ thuộc hoàn toàn vào những quả thông. Khi một con đang cố nhét hạt thông cho đầy miệng thì một con khác đang chờ đợi bên dưới. Trong cuộc chiến giành hạt thông này, kẻ chiến thắng sẽ có tất cả. Trước khi mùa đông đến, những con sóc phải cố gắng thu gom cho đủ số hạt để sống sót. Mỗi con kiếm khoảng 4kg hạt để cất vào hang bằng cách nhét đầy hai bên má. Đó là cả một nỗ lực, đặc biệt khi đối thủ đang quan sát từng cử động của mình.

 

Sóc chuột không phải là loài biết tích cóp giỏi nhất. Vị trí này phải thuộc về loài kiến đỏ. Số lượng kiến trên thế giới tương đương với dân số toàn cầu. Chúng có một sức mạnh đặc biệt. Những con kiến thợ đi kiếm ăn liên tục. Con bọ rùa này chỉ là một trong số khoảng 60.000 con mồi bị bắt và tha về tổ trong một ngày. Khi đi tuần tra, bầy kiến khiến những loài khác phải bỏ chạy. Thân cây bạch dương rất trơn trượt đã quyết định cho số phận con bọ này. Đàn kiến tấn công rất nhanh. Chúng phóng ra Acid Formic, xuyên qua lớp vỏ dày của con bọ. Sau đó, đàn kiến cắt từng phần con mồi ra và mang từng miếng về tổ.

 

Tháng 11, thời điểm mùa đông đã trở lại, các đỉnh núi bắt đầu bị tuyết bao phủ. Không lâu sau đó, tuyết phủ khắp mọi nơi. Ở dãy núi Saian, cao 3,500m gần với biên giới Mông Cổ, loài Dê rừng Siberia đang đi tìm thức ăn. Chúng sống sót nhờ vào lớp cỏ trên các sườn đồi đầy nắng. Nhưng một số khác lại không quan tâm đến ăn uống. Một con đực lớn đang kiểm tra từng con cái trong đàn. Khi con đầu đàn mất cảnh giác, một con dê trẻ sẽ lén lút hành động. Nhưng hành động của nó không thoát khỏi mắt con đực đầu đàn. Chúng nhanh chóng rút lui.

 

Nhiệt độ thấp ở độ cao này. Giờ đây, băng đã bao phủ khắp Siberia. Một số nơi nhiệt độ ở ngưỡng -60°C. Nước ở hồ Baikal đóng băng dần dần. Không lâu sau lớp băng có thể dày đến một mét. Tuyết trắng bao phủ các dãy núi tạo ra một vẻ đẹp ngủ yên. Nhưng với một số loài, niềm vui chỉ mới bắt đầu. Những con lợn rừng. Loài động vật này đã phát triển để thích nghi với cái lạnh. Lớp da dày giúp chúng chống lại mùa đông lạnh giá. Còn lớp sụn dày ở mũi lại giúp chúng đào tuyết, và kiếm thức ăn nằm sâu bên dưới. Loài lợn rừng đồng thời đóng vai trò duy trì sự ổn định của sinh thái khi chúng giúp phát tán hạt giống ra xung quanh. Bầy lợn con cũng góp một phần nhỏ, dù chúng khá khó chịu với cái lạnh giá này. Nhưng dần dần chúng sẽ có lớp da dày như lợn trưởng thành. Trong khi lợn bố mẹ đang ngủ, những con con tập luyện sức mạnh, chuẩn bị cơ hội để trở thành con heo đầu đàn. Chúng cần phải mạnh để đương đầu với một con cái khi được 5 tuổi. Chúng thường rèn luyện để tăng kỹ năng chiến đấu. Chúng thường sống cùng nhau cho đến khi trưởng thành.

 

Trải qua mùa đông lạnh giá kéo dài, mặt hồ Baikal hoàn toàn biến đổi, các tảng băng sắc nhọn dần xuất hiện. Chúng là kết quả những những tảng băng va vào nhau. Những con hải cẩu trưởng thành sống một mình, chủ yếu là ở dưới nước. Nhưng vào tháng tư, chúng có bạn đồng hành. Con hải cẩu con này mới xuất hiện trên mặt băng. Đối với hải cẩu Baikal, việc bơi lội là một lợi ích. Hải cẩu mẹ sẽ nhịn đói và cho đứa con 8 tuần tuổi ăn, nhưng không cho con con trồi lên mặt nước. Các vết nứt giữa tảng băng giúp nó có thể ngoi lên mặt nước. Nó đang háo hức muốn khám phá thế giới xung quanh. Lớp mỡ giúp chúng được ấm dù đang trên mặt băng hay lội dưới nước – nơi đang hình thành một thiên đường băng giá. Sự nổi tiếng về băng giá ở Siberia chỉ là một nửa của câu chuyện. Vẻ đẹp kỳ vĩ của nó vượt xa cả vẻ bề ngoài. Tuyết trăng bao phủ, sự đa dạng sinh học hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đó là nước Nga hoang dã với những dãy núi, sông hồ, những cánh rừng và băng tuyết – tất cả được miêu tả bằng chỉ một từ duy nhất: Siberia. 

File đính kèm: nuoc-nga-hoang-da-tap-1-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 14/01/2019 11:32 Nguyễn Thiện Quốc Huy 14/01/2019 11:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà