Khám phá thế giới - Nước Nga hoang dã - Bắc cực - Phần 2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: NƯỚC NGA HOANG DÃ – BẮC CỰC – P2

 

Các vùng hoang dã của nước Nga…bao la…đa dạng và ít được biết đến…. giờ đây đã được tiết lộ. Phía bắc nước Nga là Bắc cực. Một vùng đất đặc biệt khắc nghiệt, và cần nhiều năng lực để có thể sinh tồn. Và khu vực này cũng khó khăn đến đáng sợ. Ở đây, thiên nhiên luôn thay đổi, các loài động vật phải chống lại mọi yếu tố. Một cuộc sống ở Bắc cực không hề dễ dàng một chút nào.

 

NƯỚC NGA HOANG DÃ – BẮC CỰC – PHẦN 2

 

Nga – đất nước rộng nhất thế giới…. với những vùng đất nguyên sơ đa dạng, từ những cánh rừng rộng lớn đến các sa mạc trợ trọi, hay những dãy núi cao và các vùng biển lấn sâu vào đất liền. Ở phương Bắc là một nước Nga đặc biệt và biệt lập. Đất liền và biển cả như hòa làm một khi mọi thứ đóng băng. Đó chính là Bắc cực. Vào mùa đông lạnh giá, không còn giới hạn giữa nước và đất liền. Biển Bắc Cực bị băng bao phủ một vùng lớn gấp đôi Australia. Các loài động vật phải thích nghi với đời sống trên và dưới lớp băng không ổn đinh.

 

Dọc bờ biển, băng Bắc Cực bắt đầu trôi khỏi hòn đảo, hình thành một con đường di chuyển trên biển. Loài động vật này có thể di chuyển 5000km. Đó là cá voi trắng Beluga. Vào mùa hè chúng di chuyển theo bầy dọc bờ biển Bắc Cực Nga để tìm thức ăn. Với hàm răng nhọn, chúng thường nhai trọn con mồi. Vào mùa đông, chúng theo dòng nước chảy về phía đông biển Bering. Một bầy có thể lên đến hàng trăm con, nhưng khi có con nhỏ chúng sẽ tách thành từng nhóm nhỏ để dễ chăm sóc. Những con cá voi con này vẫn sống nhờ vào mẹ, và bơi xuôi theo dòng nước.

 

Phía trên cao, chim biển hài lòng với cuộc sống nhiều thức ăn. Nằm trên các vách đá, nhiều loài chim tập trung sống đông đúc và náo nhiệt. Loài mòng biển chân đỏ đã bắt được cá. Và những con chim biển Brunnich mạnh mẽ với số lượng lên đến hàng triệu con. Nằm nhô ra giữa bầu trời và biển sâu, những cao ốc chim đông đúc này giúp chim non tránh được các loài đi săn. Nhưng đôi khi phải cách giác với những người hàng xóm. Rất may trời đã đổ mưa! Chim biển ở Bắc Cực rất mạnh mẽ. Chúng phải luôn đối diện với những luồng gió mạnh thổi vào vách đá… Thác nước này sẽ sớm đóng băng. Một màu trắng xám, cách vách đá trơ trọi một màu, thế nhưng lại xuất hiện một cư dân sặc sỡ: loài hải âu cổ rụt sừng. Một trong số chúng đang tìm kiếm bạn đời.

 

Tháng tám, những con chim biển con tìm cách xuống núi để hướng ra biển. Đó là cả một thử thách khi băng ngày càng dày. Vì chưa bay được nên chim con như đang trượt trên các vùng nước mở để bố mẹ cho ăn. Cáo bắc cực cũng cũng đến đây để kiếm ăn, và di chuyển rất nhanh giữa các tảng băng trôn. Nó đang lần theo mùi của bầy chim đang di chuyển trước. Nhưng con cáo nặng hơn 4kg chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn những con chim Brunnich nặng chưa đến 1kg. Hay làm gì đó... Để làm khô lông, nó cuộn mình dưới tuyết. Con chim biển dũng cảm lao thẳng ra vùng nước mở. Chim bố mẹ phải chăm sóc cho đến khi nó tập bay.

 

Đến giữa tháng tám, những tảng băng ở đảo Vranghel bắt đầu nứt. Gấu Bắc Cực sống trên băng suốt năm, nhưng khi băng nứt và trôi đi thì cũng là lúc chúng phải di chuyển. Chúng có tên khoa học Ursus maritimus, nghĩa là "gấu của biển." Một cái tên rất phù hợp. Với các chi như những mái chèo, chúng là những kình ngư giỏi. Chúng có thể di chuyển đến 160km, nhưng phần lớn thời gian là nghỉ ngơi. Khi các tảng băng trôi đi, gấu có một cơ hội cuối cùng để rời khỏi đảo Vranghel. Sự nóng lên toàn cầu làm tan các tảng băng ở vùng Bắc Cực Nga. Băng là điều kiện sống còn để gấu Bắc Cực có thể đi săn. Hằng trăm gấu trắng mỗi năm sống trên đảo Vranghel phải chờ băng quay lại. Sống trên đảo có nghĩa là không làm gì cả. Nhưng với gấu, săn mồi là cách giết thời gian. Gấu có sở thích bơi lội nên chúng sẽ không bỏ qua một cái đầm cạn như thế này. Thích thú nhìn hình phản chiếu dưới nước. Nhưng có thứ gì đó hấp dẫn hơn đập vào mắt. Nó là một kẻ may mắn khi bắt được một con cá. Nhưng làm thế nào đây? Nó không biết cách sử dụng con cá. Bởi bình thường bản năng của gấu Bắc cực là chỉ thích săn hải cẩu trên cách tảng băng. Nó ngạc nhiên và không biết nên làm gì!

 

Khi ban ngày ngắn và lạnh hơn, Mùa thu đã đến Vranghel. Đó là mùa của loài bò xạ hương. Vào tháng chín, chúng tập trung lại ở trên đảo để xác định kẻ đứng đầu. Bình thường những con mạnh sẽ đe dọa con yếu hơn. Nhưng nếu có hai con ngang ngữa thì đó sẽ là một trận chiến dữ dội. Mỗi con đều nặng khoảng 400kg. Lao vào nhau với vận tốc 40 km/giờ. Tiếng va chạm có thể được nghe cách đó hơn 1km. Sức mạnh bằng một chiếc xe hơi va vào tường với vận tốc 27km/giờ. Sự va đập xảy ra ở khu vực giữa hai sừng, rộng 30cm và dày bằng một viên gạch. Đôi sừng được bao phủ lớp keratin, loại protein tạo ra tóc và móng. Chúng kết nối với cấu trúc chắc chắn của hộp sọ. Dù thế nào vẫn sẽ có một con yếu hơn. Một trong hai sẽ mệt và rút lui. Con chiến thắng sẽ có được những con cái.

 

Trong khi các đồng bằng chuyển sang thu, những con ngỗng tuyết bắt đầu chuyến hành trình. Hàng ngàn con tập trung ở bờ biển đảo Vranghel. Trong 6 đến 7 tuần, ngỗng con đã nặng hơn 1kg. Sẵn sàng bay 5.000km, đến bang New Mexico. Cả vùng đất giờ đây vắng lặng và nhiệt độ giảm liên tục. Và hòn đảo giờ đã trở về với gấu bắc cực. Không có băng để đi săn, những con gấu dần đói ăn và bị kẹt lại ở đây. Chúng cần phải có băng để di chuyển được. Gấu mẹ và gấu con vẫn còn tìm thức ăn trên bãi đá. Những con gấu con được mẹ bảo vệ trong hơn 2 năm. Không phải mùa giao phối hay đang chăm sóc con, gấu bắc cực sẽ sống một mình. Nếu bị đe dọa, nó sẽ tấn công lại với tốc độ 40km/giờ. Gấu mẹ và các con vẫn còn cảnh giác. Con gấu lớn xem ra khá tò mò, nhưng chúng cần giữ khoảng cách. Chúng dùng cơ thể để phát cảnh báo tránh xa. Gấu mẹ thường yên lặng, nhưng gấu đực, với tính khí nóng nảy, cùng bộ răng nanh dài 5cm, thì cần phải tránh xa. Con đực có thể nặng đến 800kg. Gấu đực thường không chăm sóc gấu con, thậm chí đôi khi còn giết chúng. Chỉ có gấu mẹ mới bảo vệ con, nhưng khôn ngoan nhất vẫn là tránh những hiểm nguy tiềm tàng. Cũng may là con gấu đực già lười nhác mãi lo tìm thức ăn. Trong những mùa no đủ, gấu bắc cực ăn hết phần mỡ của hải mã và để phần còn lại. Nhưng lúc này nó ăn hết tất cả. Con đực trẻ này vừa kiếm được một bộ da của hải mã. Dai như da giày, và có lẽ vị cũng giống như vậy. Nó phải tự kiếm ăn cho đến mùa xuất hiện hải mã.

 

Đảo Vranghel thu hút một quần thể lớn các con hải mã. Gấu bắc cực vẫn sống trên các tảng băng. Có khoảng 100 con hải mã đến đây khi băng của biển Chukchi tan chảy. Sự hiện diện của chúng đồng nghĩa với thời kỳ vỗ béo của gấu. Thỉnh thoảng hải mã cũng tập trung lên bãi biển để nghỉ ngơi. Các con gấu cần phải kiên nhẫn và chờ đợi thời cơ. Hải mã rất hám ăn. Mỗi con ăn khoảng 60kg động vật thân mềm, một ngày để lại một núi vỏ. Khi những con gấu bắt đầu khởi hành, chúng ngậm không khí trong họng, để có thể lội đi đúng hướng. Con đực to lớn đi tuần tra, đi qua đám xương của con mồi năm ngoái. Phía xa, một con hải mã đơn độc đang tiến vào bờ biển. Tách khỏi đàn có nghĩa là nó bị bệnh. Gấu bắc cực cũng thức canh chừng suốt cả đêm. Đến sáng, rõ ràng nó đã săn được con hãi mã đó. Vào ban đêm, nó phải ăn 70kg thức ăn có nhiều mỡ để tích trữ năng lượng. Vẫn còn vết máu trên miệng và đôi chân, bây giờ nó đã no nê và có vẻ chậm chạp. Trên bãi biển, một bữa ăn thứ hai cũng bắt đầu. Con gấu trẻ cẩn thận tiến đến con mồi. Nhưng không cần phải lo. Một con hải mã trưởng thành có thể nặng đến 1.700kg, đó thực sự là một bữa yến tiệc. Con đực trẻ cần phải ăn nhanh. Bởi gấu bắc cực có khứu giác nhạy bén, có thể ngửi mùi cách đó 32km. Nên sẽ không lâu nữa sẽ có con khác đến tranh phần.

 

Khi bãi biển vắng vẻ, hải mã tập trung nghỉ ngơi. Cặp răng nanh khổng lồ của chúng thật ra là hai răng trước kéo dài, trung bình khoảng nửa mét, nhưng có thể dài gấp đôi. Chúng dùng để chiến đấu, cắt băng và xé con mồi. Nhưng loài động vật có tính xã hội này thích sống thành bầy, và đôi nanh trở nên nguy hiểm. Nhưng sự tập trung này còn dẫn đến nguy cơ thứ hai: hải mã con có thể bị đè bẹp bởi những con hải trưởng thành chen lấn nhau. Nên hầu hết trong số chúng tìm một chỗ an toàn và tiện nghi. Những con khác giải quyết các bất đồng ngay từ lúc đầu. Sau khi phục hồi sức khỏe và khi nhiệt độ hạ xuống, hải mã lội qua vịnh Bering, để trú đông.

 

Vào tháng mười, nhiệt độ hạ xuống thật nhanh. Đối với gấu bắc cực, đó là lúc chúng rời đảo để lên các tảng băng trôi. Dù nhiệt độ xuống -40°C, đối với gấu chuyện đó không thành vấn đề. Chúng được bảo vệ bởi lớp da dày và lớp mỡ cách ly đến 11cm. Những tảng băng trôi bắt đầu đến bờ và nối vào nhau. Những con gấu đã có đường thoát đảo. Gấu mẹ lần đầu tiên dắt gấu con lên các tảng băng. Sự nóng lên của toàn cầu đã ảnh hưởng đến sự tan chảy cũng như hình thành băng ở Bắc cực, và mỗi ngày ở trên đảo Vranghel lại càng dài hơn. Trong cái lạnh giá cùng những cơn bão tuyết khắc nghiệt, đó là những quy luật khắc nghiệt của tự nhiên. Nhưng sẽ có sự đền đáp. Ở trên cao, trên tầng điện ly, xuất hiện hiện tượng Bắc cực quang hay ánh sáng phương bắc, như đang nhảy múa 100km trên đầu chúng ta. Cuộc trình diễn ánh sáng này là do những phần tử mang điện tích va chạm với những phân tử trong bầu khí quyển. Cuộc khiêu vũ trên bầu trời nước Nga, tạo ra một kỳ quan long lanh và đẹp đẽ cho vùng đất lạnh giá này. Đó chính là sự sống ở Bắc cực 

File đính kèm: nuoc-nga-hoang-da-tap-3-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 19/02/2019 15:36 Nguyễn Thiện Quốc Huy 19/02/2019 15:36
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà