Khám phá thế giới - Nước Nga hoang dã - Vùng Caucas - Phần 1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: NƯỚC NGA HOANG DÃ – VÙNG CAUCAS – PHẦN 1

Nga – đất nước nhiều năm tách biệt với thế giới. Giờ đây, những hành trình khám phá đã tiết lộ những bí mật. Phía tây nam là vùng Caucas. Một vùng đất màu mỡ, nơi có nhiều loài động vật phong phú. Các loài vật từ nhiều màu sắc, kích thước cũng như hình dáng đang sinh sống ở đây. Những ngọn núi đầy tuyết nằm cạnh ngay những sa mạc khô cằn, và mỗi nơi chứa mỗi câu chuyện. Là ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và Châu Á: đây là vùng Caucas.

 

NƯỚC NGA HOANG DÃ – Vùng Caucas – Phần 1

 

Nước nga có biên giới tự nhiên trải dài trên 11 múi giờ và nằm trên hại lục địa, và còn là cầu nối giữa Đông và Tây. Với số dân chỉ 140 triệu người, nhiều khu vực tại nước Nga vẫn chưa được biết đến. Nằm giữa biển Caspi và biển Đen là vùng Caucas. Với diện tích bằng bang California của Mỹ, đây là nơi có kiểu khí hậu đa dạng với nhiều loài vật sinh sống. Những đồng cỏ xanh, sa mạc đầy muối, cùng những đụn cát nằm rải rác giữa các ngọn núi. Sự đa dạng về địa hình của Caucas có thể nói là độc nhất vô nhị trên hành tinh này.

 

Có một loài chỉ được tìm thấy ở đây, trên các ngọn đồi xanh ở phía Bắc: đó là loài sơn dương Caucas. Loài sơn dương này tương tự với loài được tìm thấy ở Châu Âu, có thể di chuyển tại các vùng đất gồ ghề với tốc độ 50km/giờ, và nhảy cao đến 2m. Nhờ hai lá phổi to hơn so với các loài dê thường, chúng có thể đáp ứng với vùng có không khí loãng, số lượng hồng cầu trong máu cũng nhiều giúp chúng có thể thích nghi với cái lạnh. Thế nhưng, phá rừng và săn bắt trộm đã làm giảm số lượng của loài dê núi này. Những con thoát được trốn về nhưng nơi tách biết không ai có thể đến được. Đó là những nơi cao 2.500m, mà không ai dám đặt chân đến. Chúng không chỉ phải sống trên các vách núi dốc, mà còn phải phân chia khu vực sống với những con khác. Những con đực đang trong thời kỳ động dục sống ở vách đá dốc đứng luôn cạnh tranh nhau.

 

Sơn dương đực sống tách biệt cả năm, trên các đỉnh núi hay các vách đá dốc đứng. Còn những con cái lại sống ở những nơi thấp hơn. Trước khi tìm gặp con cái, chúng sẽ tranh đấu để phân chia thứ hạng. Đôi sừng dài theo từng năm có thể lên đến 90cm. Có chế độ ăn thiếu muối, nên chúng thường ăn thêm đất ở các nơi khác để cung cấp khoáng chất cần thiết. Sớm thôi, Dê đực sẽ đi xuống vùng đồi thấp để tìm gặp các con cái. Chúng sẽ hướng đến các vùng thấp và bằng hơn nơi những con cái đang sống. Bởi dê cái và bầy con thường thích sống dưới thấp, nơi có các thung lũng. Thế nhưng, nguy hiểm xuất hiện sẽ khiến bầy dê chạy tán loạn.

 

Một cặp gấu nâu Syria đang đi kiếm ăn. Với phần bụng có màu giống tóc, gấu Syria nhỏ hơn so với các loài gấu khác ở vùng Caucas. Nạn săn bắn bừa bãi đã làm số lượng gấu nâu này giảm đáng kể. Thậm chí khi sống trên núi, chúng cũng không thoát khỏi tay những kẻ săn bắn trộm. Các dải núi ở Caucas cung cấp nhiều đồng cỏ, rừng rậm và hơn nữa là những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Hơn 2,000 sông băng trải rộng khắp những vùng thung lũng cao. Những dải núi hùng vĩ kéo dài gần 1,500km, từ vùng đông bắc đến đông nam. Với những đỉnh núi cao đến 5000m, đã kiểm soát khí hậu của cả vùng. Những đám mây hình thành phía tây, ở Biển đen và bị đẩy lên cao. Gặp dãy núi cao sừng sửng, chúng tích tụ ẩm độ và trút xuống đây những trận mưa đo được 4.5m mỗi năm, gấp bảy lần so với lượng mưa ở London. Một bên thì khô cằn và tách biệt; và bên kia lại tươi tốt và nhiều cỏ.

 

Nhờ đó ở đây có hơn 6,500 loài thực vật, và 1/4 trong số đó không tìm thấy nơi nào khác trên thế giới. Gấu bắt đầu hành trình kiếm ăn. Chúng hầu như sống trong rừng, và chỉ tới các đồng cỏ để kiếm ăn. Thực vật là nguồn thực phẩm chính của chúng. Ra khỏi núi thì những cánh rừng xanh tốt xuất hiện. Để tích trữ năng lượng cho kỳ ngủ đông, gấu phải ăn đến 40kg thức ăn một ngày. Bầy gấu phải phân chia khu vực sống ở vùng đất rộng lớn này. Nhưng quần thể gấu này đang bị đe dọa.Những kẻ săn trộm cùng nhóm buôn gỗ lậu đến đây. Chính vì thế hiện nay chỉ còn trên dưới 3.000 cá thể gấu còn sống sót.

 

Rừng nhiệt đới ở đông bắc Caucas, nơi thu hút cả gấu và cả kẻ phá rừng. Ở đây có nhiều cây thông và sồi. Bên dưới tán rừng, nơi ánh mặt trời chiếu xuống, là một đấu trường. Heo rừng, thường được tìm thấy ở các dãy núi lớn của Caucas, thường giải quyết bất đồng bằng bạo lực. Đây là trận chiến giữa những con heo nái. Với trọng lượng lên đến 350kg, chúng sử dụng những vú khí là hai chiếc răng sắc nhọn. Trận chiến có thể kéo dài hơn 20 phút, và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Và cuối cùng cũng phân định thắng thua. Ở một nơi khác, một con heo đực đang tán tỉnh một con heo nái. Nó được quyền giao phối. Một bầy heo rừng có thể có đến 30 con hay nhiều hơn, được một con cái dẫn đầu, cùng bây heo con với nhiều lứa tuổi. Một con đực khỏe mạnh có thể giao phối với 8 con trong mùa sinh sản.

 

Trên thân cây, một con chim gõ kiến con đang đói bụng. Chim bố mẹ thay nhau chăm sóc nó, và cho nó ăn. Nhưng khi ăn xong, nó còn đòi hỏi nhiều nữa. Trong những khu rừng và đồng cỏ ẩm ướt này, nhiều loài thực vật chỉ tìm thấy ở châu Âu xuất hiện. Loài hươu đỏ Caspi không đến đây để ngắm hoa, mà để gặm cỏ. Chúng cũng là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong dải núi bên kia của Georgia, chúng được bảo vệ. Nhưng về phía bắc, đi qua biên giới Nga chúng là mục tiêu của những kẻ săn bắt trộm. Nhưng không phải kẻ đi săn nào cũng mang theo súng ống. Loài linh miêu Á Âu, lớn nhất trong họ mèo rừng. Có khoảng 30,000 con đang rong chơi trên đất nước Nga, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng những con hươu quý hiếm này lại không vui vì con số đó. Rất may con mèo mẹ này không phải đi săn. Nó đang mang 6 đứa con ra khỏi hang, dù chúng có thích hay không. Dù trước đây cũng được đưa ra ngoài, nhưng bây giờ chúng mới thích thú khám phá xung quanh. Một lứa đẻ hai mèo rừng con là bình thường, và mèo mẹ cũng không có vấn đề gì khi chăm sóc chúng. Bây giờ chúng không phải là mối nguy hiểm. Nhưng trong một năm nữa chúng sẽ là những sát thủ tài năng. Và bữa tối cũng sẽ giống thế này thôi. Bây giờ chúng vẫn chỉ bú sữa. Mèo mẹ chỉ cho chúng bú trong ba hay bốn tháng, rồi sau đó sẽ thay thế dần bằng thịt săn được. Chúng lớn lên và rồi sẽ rời khỏi đàn khi được một tuổi. Mèo đực không có vai trò trong việc nuôi dưỡng con cái. Búi lông trên tai có nhiệm vụ tập trung âm thanh về chiếc tai nhạy cảm, và có nhiệm vụ lọc tiếng ồn. Những đốm màu bắt đầu xuất hiện, và khi được 11 tuần tuổi chúng sẽ rất khó bị phát hiện. Khi các con chơi đùa, mèo mẹ canh chừng nguy hiểm. Mèo rừng hay săn lúc bình minh hoặc chạng vạng tối, nhưng khi đang nuôi con thì nó cần phải đi săn ban ngày và ăn nhiều hơn. Mèo rừng có một thính giác cực kỳ nhạy bén. Có thể nhận biết những âm thanh nhỏ cách xa đến 65m. Thị giác cũng vậy, nó có thể phát hiện một con chuột cách xa 75m. Chúng có thể dễ dàng hạ gục một con hươu đực, nhưng thường sẽ chọn những con mồi nhỏ và dễ dàng hơn. Khi tai mắt canh chừng quá nhiều, sẽ rất khó để tấn công. Hươu con và mẹ nó là mục tiêu tốt nhất. Nhưng không phải hôm nay. Không vấn đề gì; khu vực này có rất nhiều cơ hội khác cho mẹ con mèo rừng, dù cho nạn chặt phá rừng để lấy đất làm nông nghiệp đang gia tăng ở đây.

 

Caucas rộng chỉ 440.000km², nhưng địa hình rất đa dạng. 400km từ bắc đến đông, địa hình lại bằng phẳng. Đây là vùng trũng Caspi. Điểm thấp nhất của nước Nga nằm sâu 30m dưới mực nước biển. Tại thảo nguyên mênh mông này, nơi lượng mưa chưa đến 30cm mỗi năm, chủ yếu là các ao hồ. Xuất hiện ở đại dương thực vật này là một loài động vật có gương mặt giống búp bê. Loài linh dương Saiga. Với chiếc mũi rộng, chúng có thể lọc bụi từ cỏ khô và làm ấm luống không khí lạnh khi nhiệt độ hạ. Trước đây, hàng triệu con linh dương này tập trung trên cánh đồng, nhưng giờ đây, con số đó chỉ còn khoảng 18.000 con. Từ khi Liên Xô sụp đổ, các thợ săn bắt đầu tận diệt loài này. Trong khi đó, y học cổ truyền của Trung Quốc vẫn còn lấy sừng của con đực để chữa bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu được bảo vệ nghiêm ngặt, quần thể linh dương này có thể phục hồi và gia tăng đến 60% số lượng chỉ trong một năm. Do vậy, trong một ngày nào đó, chúng ta có thể thấy một đàn linh dương đông đảo trên thảo nguyên rộng lớn này. Trong khi bọ cánh cứng làm sạch chất thải của linh dương

 

Mùa xuân làm thay đổi vùng trũng Caspi thành một cánh đồng hoa màu tím. Bọ ngựa lại lên đường kiếm ăn. Được ngụy trang hoàn hảo, nó đang chờ đợi những con côn trùng bị hoa thu hút đến. Quanh đây cũng xuất hiện nhiều loài động vật chỉ có ở Caucas. Loài nhím tai dài. Kích thước bằng một con chuột lớn, theo sau nó là một con thằn lằn phi long. Chỉ trong khu vực nhỏ này, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Một con châu chấu đang ra sức chống đỡ, nhưng có vẻ nó không còn cơ hội. Cuối cùng, do hết sức, chiếc chân còn lại bị kéo đứt, nó bây giờ dễ dàng thành con mồi cho những kẻ khác. Lớp vỏ đã bảo vệ con bọ, nhưng thằn lằn phi long tận dụng những thứ còn làng. Trong khi đó, nhờ thính giác nhạy bén, con nhím đã phát hiện con mồi. Đó là một con rết, được trang vị những đôi càng cực độc, nó không hề biết mình đang bị phục kích. Mặc dù phản công mãnh liệt, nhưng con rết vẫn không thể tránh khỏi việc trở thành bữa trưa cho con nhím dũng cảm.

 

Về phía nam, vùng đất trở nên cằn cổi và trơ trọi. Ở đây chủ yếu là các hồ nước mặn, không có tuyết, chỉ có những đám cỏ cao để trú ẩn. Với chiều cao 90cm và chỉ nặng khoảng 2kg, loài sếu nhỏ hay sếu công nương là loài sếu nhỏ con nhất trong gia đình nhà sếu. Chúng theo lối sống một vợ một chồng, và sếu con thường đi theo mẹ. Trong khi đó, sếu bố tranh thủ kiếm ăn. Chúng cùng đến bên mép nước ở hồ nước mặn. Chúng không thể ngâm mình trong dòng nước mát được. Và với ngưỡng nhiệt độ trên 40 độ C, nước bốc hơi rất nhanh và muối xuất hiện dày đặc. Đây là một vùng đất khô cằn và ít có loài vật nào đến. Dưới cái nóng như thiêu đốt, sếu bố mẹ đi kiếm ăn. Chúng buộc phải để con mình trên bờ dưới ánh nắng cháy da và ngột ngạt.

 

Ở nơi nhỏ hẹp này, khung cảnh thay đổi liên tục. Xa về phía nam 50km, vùng trũng Caspi không còn nữa mà được thay thế bằng một vùng hoàn toàn khác: thảo nguyên phía bắc Caucas. Tại những đồi xanh này, người chăn nuôi sẽ thả cừu và dê đi ăn cỏ. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng mang lại sự sống ở nơi đất khô này. Loài rùa Châu Phi có cựa đến để sưởi ấm và ăn những bông hoa. Sau kỳ ngủ đông, chúng cần lấy lại năng lượng. Vào tháng tư và năm hàng năm, những con đực kiếm năng lượng để dành cho mùa giao phối. Chúng tán tỉnh theo từng bước: Đầu tiên là theo đuổi. Rồi thuyết phục. Thường theo sau bằng một vài hành động...... Và con cái phải đầu hàng. Cuối cùng cơ hội cũng đã đến với con rùa đực. Cuộc giao phối có thể thụ tinh cho nhiều trứng. Nhưng có lẽ con đực này không để lại ấn tượng gì với con rùa cái này, nó liền bỏ đi.

 

 

 

File đính kèm: nuoc-nga-hoang-da-tap-4-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 26/02/2019 14:30 Nguyễn Thiện Quốc Huy 26/02/2019 14:30
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà