Chuyên mục Sức khỏe đời sống 24 3 2019 Tránh hoang mang trước dịch tả lợn châu Phi
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình phát thanh Sức khỏe đời sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz của Đài PTTH Quảng Trị. Chị Như Quỳnh này! Theo thông tin từ Cục Thú y, ở Việt Nam tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi ngày 1/2, sau hơn 1 tháng, tính đến ngày 10/3, dịch đã lan rộng ra 13 tỉnh, thành phố và tổng số lợn bệnh đã tiêu hủy hơn 12.000 con. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt hiện nay thời tiết ở miền Bắc biến đổi, mưa ẩm kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan, trong khi hiện nay bệnh dịch này chưa có vắc xin và chưa có thuốc điều trị. Vâng, theo tôi tìm hiểu, thì Bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy vi rút gây bệnh không lây nhiễm và gây bệnh cho con người nhưng đây là loại bệnh rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và một khi đã xảy ra diện rộng thì khó kiểm soát được, gây thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, trước thông tin về dịch bệnh này khiến người dân rất hoang mang và có tâm lý lo sợ, không dám ăn thịt lợn. Trong chương trình Sức khỏe đời sống ngày hôm nay chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng để chuyển đến quý vị và các bạn thông tin về dịch tả lợn châu Phi, khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đối với việc sử dụng thịt lợn trong thời điểm dịch bệnh xảy ra. Phần cuối chương trình là một số khuyến cáo để người dân phòng và điều trị bệnh glocom, một căn bệnh có nguy cơ gây mù mắt vĩnh viễn. Mời quý vị và các bạn lắng nghe.

Chuyên mục Sức khỏe đời sống 24 3 2019

Tránh hoang mang trước dịch tả lợn châu Phi

Kính chào quý vị và các bạn!

Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình phát thanh Sức khỏe đời sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz của Đài PTTH Quảng Trị.

Chị Như Quỳnh này! Theo thông tin từ Cục Thú y, ở Việt Nam tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi ngày 1/2, sau hơn 1 tháng, tính đến ngày 10/3, dịch đã lan rộng ra 13 tỉnh, thành phố và tổng số lợn bệnh đã tiêu hủy hơn 12.000 con. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt hiện nay thời tiết ở miền Bắc biến đổi, mưa ẩm kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan, trong khi hiện nay bệnh dịch này chưa có vắc xin và chưa có thuốc điều trị.

Vâng, theo tôi tìm hiểu, thì Bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy vi rút gây bệnh không lây nhiễm và gây bệnh cho con người nhưng đây là loại bệnh rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và một khi đã xảy ra diện rộng thì khó kiểm soát được, gây thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên, trước thông tin về dịch bệnh này khiến người dân rất hoang mang và có tâm lý lo sợ, không dám ăn thịt lợn. Trong chương trình Sức khỏe đời sống ngày hôm nay chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng để chuyển đến quý vị và các bạn thông tin về dịch tả lợn châu Phi, khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đối với việc sử dụng thịt lợn trong thời điểm dịch bệnh xảy ra. Phần cuối chương trình là một số khuyến cáo để người dân phòng và điều trị bệnh glocom, một căn bệnh có nguy cơ gây mù mắt vĩnh viễn. Mời quý vị và các bạn lắng nghe.

Nhạc cắt

Dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người

Dù lợn bị bệnh tả Châu Phi không lây sang người, song các chuyên gia thú y cảnh báo khi lợn bị tả, sức đề kháng kém đi nên rất dễ mắc thêm những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác như bệnh tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu lợn, lở mồm long móng... Đặc biệt, với bệnh liên cầu khuẩn lợn, vi khuẩn tồn tại trong miệng, mũi, họng dễ lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua các vết thương, vết trầy xước, qua các món ăn tái sống, tiết canh.  

Dịch tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người. Tả lợn không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh, chưa nấu chín kỹ.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khẳng định dịch tả lợn Châu Phi không gây bệnh ở người, nhưng do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sức khỏe nên người tiêu dùng đang né thịt lợn. Trước thông tin về dịch tả lợn châu Phi, rất nhiều người dân không khỏi lo lắng, vội vàng tẩy chay thịt lợn vì lo lắng ăn phải lợn nhiễm bệnh, ảnh hưởng sức khỏe. Chị Ngô Thị Bé, ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh cho hay, lo lắng trước bệnh tả lợn nên gia đình chị không đưa thịt lợn vào bữa ăn hàng ngày mà thay vào đó các món cá, thịt bò, rau… Chị Ngô Thị Bé cho biết:

Trích băng:

Chị Lê Thị Nga, ở thành phố Đông Hà cho biết, gia đình rất lo lắng khi nghe dịch tả lợn châu Phi đang lây lan nhanh, sợ ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên khi Bộ Y tế đã khẳng định dịch tả lợn Châu Phi không ảnh hưởng trực tiếp tới con người nên gia đình yên tâm, vẫn chọn loại thịt lợn đảm bảo an toàn, có nguồn gốc, được kiểm dịch để ăn hàng ngày. Chị Lê Thị Nga chia sẻ:

Trích băng:

Dịch tả lợn Châu Phi đang khiến người dân có tâm lý e ngại khi sử dụng. Hậu quả là sức mua cũng như giá cả thịt lợn hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề. Chợ Đông Hà có khoảng 100 quầy bán thịt và các sản phẩm từ lợn. Sức mua thịt lợn giảm đáng kể, người bán than ế ẩm dù giá đã giảm từ 5 đến 10 nghìn đồng 1 kg. Bà Trần Thị Lợi, tiểu thương chợ Đông Hà cho biết, các sản phẩm thịt lợn được bày bán đều được qua kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Thế nhưng người tiêu dùng vẫn quay lưng với thịt lợn an toàn. Chị Trần Thị Lợi lo lắng:

Trích băng:

Thị trường ế ẩm, các tiểu thương kinh doanh thịt lợn đành phải hạn chế số lượng hàng nhập về nhưng tình hình cũng không mấy khả quan. Nhiều tiểu thương đã bỏ quầy kinh doanh nhiều ngày nay vì không bán được. Ông Lê Quang Biên, Trưởng phòng Thanh tra- Pháp chế- Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Trị cho hay, công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh đang được các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện nghiêm ngặt. Vì thế người dân không nên hoang mang, lo ngại hoặc tẩy chay thịt lợn an toàn. Theo ông Lê Quang Biên, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn đúng thịt lợn sạch, không bị bệnh, có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng được cơ quan thú y kiểm dịch và cần chế biến kỹ. Ông Lê Quang Biên khẳng định:

Trích băng:

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C. Người tiêu dùng cần mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng, tránh ăn các sản phẩm như nem sống, nem chua, gỏi, tiết canh./.

Trích băng

Kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay các chốt kiểm dịch liên ngành tại tỉnh Quảng Trị đang túc trực 24/24 nhằm kiểm soát lợn và các sản phẩm từ lợn trên Quốc lộ 1A đi qua địa bàn, đồng thời phun hóa chất khử trùng phòng ngừa dịch tả lợn Châu .

Để ngăn chặn không để dịch xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên tuyến quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Vĩnh Linh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm, các biện pháp xử lý cũng như mức và thời gian hỗ trợ của Nhà nước dối với lợn nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy. Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Ông Trần Văn Kỳ, Trưởng chốt kiểm dịch động vật liên ngành tuyến Quốc lộ 1A cho hay, sau khi kiểm tra lâm sàng bằng mắt thường, các cán bộ chốt kiểm dịch động vật liên ngành tiến hành phun tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra bằng mắt thường thì rất khó có thể phát hiện được lợn đang ủ mầm bệnh là một thực tế. Theo ông Trần Văn Kỳ, gần đây nhất lực lượng chức năng đã kiểm tra xe chở 185 con lợn thịt từ Nghệ An vận chuyển vào Nam. Đây là địa phương đang xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, tài xế đã tự giác dừng xe để kiểm tra tại chốt và xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch xác nhận số lợn này đảm bảo an toàn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An. Qua kiểm tra không phát hiện dịch bệnh trên đàn lợn, chốt kiểm dịch đã tiến hành phun hóa chất khử trùng và cho phép xe tiếp tục vận chuyển vào Nam. Ông Trần Văn Kỳ cho biết:

Trích băng:

Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, tốc độ lây lan của dịch tả lợn Châu Phi rất nhanh và phức tạp. Ban đầu, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Hưng Yên và Thái Bình. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, số tỉnh, thành có dịch đã tăng hơn 6 lần. Hiện dịch bệnh đang xảy ra ở gần 540 hộ tại 118 xã của 33 huyện, số lợn mắc dịch bị tiêu hủy đã lên tới gần 12.000 con. Các ngành chức năng cần phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, nhất là làm cho mọi người dân không được giấu dịch, không tự ý mua thuốc về điều trị khi lợn bị bệnh, không mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn bị bệnh./.

Bệnh Glocom và cách điều trị

Thưa quý vị và các bạn! Ai trong mỗi chúng ta cũng có lúc nhức mắt, nặng mắt, mờ mắt… thoáng qua. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng này có thể là những triệu chứng sớm của bệnh glôcôm hay còn gọi là bệnh cườm mắt. Đây là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng nhãn áp trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục. Trong phần cuối chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn bài viết về bệnh glocom và những tư vấn của bác sỹ chuyên khoa mắt Trung tâm mắt tỉnh Quảng Trị. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Trung tâm mắt tỉnh Quảng Trị là nơi có lượng bệnh nhân đến khám và điều trị về mắt khá đông so với nhiều cơ sở y tế khác. Những tháng cao điểm, có khi tăng lên từ 300 – 400 bệnh nhân điều trị các bện lý về mắt. Phần lớn người bệnh đến điều trị đều là người lớn tuổi và phẫu thuật đục thủy tinh thể. Trong nhiều bệnh lý về mắt có một loại bệnh làm cho người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Đó là bệnh glocom. Bà Triệu Thị Búp ở Tân Hà, Hàm Tân, Bình Thuận 62 tuổi vào viện để mổ đục thủy tinh thể và bác sỹ chẩn đoán bà cũng bị glocom. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể bị mù vĩnh viễn. Bà Búp lo lắng kể:

Trích băng:

Bệnh glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, glôcôm chủ yếu được chia làm hai thể bệnh chính là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của hai thể bệnh này triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường dễ bị bỏ qua như: nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: Bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt. Một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt. Triệu chứng mờ mắt thoáng qua: Ở giai đoạn sớm, khi tình trạng nhãn áp tăng lên, bệnh nhân có thể nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong một thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, bệnh nhân nhìn rõ trở lại. Triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác, nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh glôcôm. Khi nhìn thấy hào quang: nhãn áp trong mắt tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài cả buổi và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Hoặc bị nhức đầu: Nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là bệnh thường hay nghĩ đến hơn là bệnh glôcôm. Vì vậy, khi các triệu chứng nhức đầu kèm theo nhức mắt, mờ mắt thì cần phải đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra có bệnh glôcôm kèm theo hay không. Bác sỹ Bùi Thị Vân Anh, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, Trung tâm Mắt tỉnh Quảng Trị chia sẻ thêm:

Trích băng:

Nguy cơ dễ mắc bệnh glôcôm không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh glôcôm và cần được kiểm tra mắt thường xuyên như: người trên 40 tuổi; người có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp; người có tiền căn gia đình đã mắc bệnh glôcôm; người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ; người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng, có tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt,… Khi có một hay cùng một lúc xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ cho đo thị lực, nhãn áp, khám thần kinh thị giác, soi góc tiền phòng và cho làm các chẩn đoán hình ảnh như đo thị trường, chụp hình ảnh đánh giá lớp sợi thần kinh… để xác định bệnh nhân có những tổn thương do glôcôm hay không. Vì bệnh glôcôm là bệnh gây giảm thị lực vĩnh viễn, do đó việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (khi thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều) sẽ giúp bệnh nhân bảo tồn được thị lực tốt hơn./.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 20/03/2019 00:04 Lê Vĩnh Nhiên 21/03/2019 08:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà