KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI: BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P1

 

Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nơi thượng nguồn của dòng Mekong hùng vĩ. Là khởi đầu của chuyến hành trình dài hơn 4000km, từ cao nguyên Tây Tạng đến biển đông của Việt Nam. Đây là một thế giới chưa đầy khắc nghiệt, từ những đỉnh núi phủ tuyết cho đến những cánh rừng mưa nhiệt đới đầy lôi cuốn. Khi những tảng ban tan ra, nước bắt đầu hòa vào dòng chảy, từ đó câu chuyện về dòng Mekong được hé lộ. Trải dài từ khu vực có đa dạng sinh học nhất ở Trung Quốc – là nhà của loài linh trưởng sống ở vĩ độ cao nhất thế giới, và của loài chim bất chấp mọi thứ để vượt qua những đỉnh núi cao nhất. Những loài vật quý hiếm và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chúng phải tìm cách để sinh tồn trong một môi trường sống chưa bao giờ bị thu hẹp như thế này. Tỉnh Vân Nam là điểm đầu tiên trong chuyến hành trình ngoạn mục đi qua những vùng xa xôi biệt lập nhất của Châu Á. Xuôi theo dòng Mekong, băng qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn của Dòng Mekong.

 

BÍ ẨN DÒNG MEKONG - TRUNG QUỐC: HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU – P1

 

Dòng chảy đầu tiên bắt đầu từ độ cao 4.800km so với mực nước biển, nằm trên đỉnh của dãy núi phủ tuyết của Tây Tạng, sự sống của dòng Mekong bắt đầu từ đó. Dòng nước đó chảy qua những hẻm núi sâu hơn 3000m, và bao quanh đó là những ngọn núi băng cao đến 6000m. Từ thượng nguồn ở Tây Tạng, dòng Mekong bắt đầu chảy vào tỉnh Vân Tham ở Tây Nam Trung Quốc. Từ Trung Quốc, dòng chảy đổ thấp xuống 450m trước khi tiến đến Lào, rồi băng qua các cánh rừng ở Thái Lan, tiếp đến hình thành các hồ ở Campuchia và vươn đến lãnh thổ của Việt Nam, cuối cùng là kết thúc hành trình ở biển Đông.

 

Giờ là tháng 2, tại miền bắc Vân Nam, và ở những cánh rừng nằm tách biệt trên núi, mùa đông sắp sửa kết thúc. Tuyết dần dần tan ra trong những ngày đầy nắng, dù nhiệt độ vẫn đang ở mức đóng băng. Nhưng, vùng đất khó tiếp cần này đang giữ một bí mật. Tại một vùng đất hẹp ở cao nguyên Tây Tạng, giữa sông Trường Giang và Mekong, có một loài động vật vô cùng hiếm đang sinh sống, mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. Khỉ mũi hếch Vân Nam. Sáng sớm, đàn khỉ băng qua rừng để kiếm thức ăn. Những sinh vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Chỉ có khoảng chưa đến 2000 con đang sống nơi hoang dã này. Con đầu đàn là vua, là con đực duy nhất trong đàn cai quản một bầy khỉ cái và khỉ con. Con đực có kích thước gấp hai lần con cái, và hai bên sườn có bộ lông đen trắng. Nó sẽ trông coi lãnh thổ của mình, rộng đến 100km2. Mỗi ngày, nó dẫn cả đàn theo, gồm khỉ cái và các con, đi kiếm ăn. Nó luôn phải cảnh giác trước các nhóm khác hay các con đực đang đi một mình. Rất may hôm nay không có căng thẳng nào.

 

Khỉ mũi hếch Vân Nam này sống ở nơi cao nhất so với bất kỳ loài khỉ nào trên thế giới, ở độ cao hơn 4500m so với mực nước biển. Sống ở một nơi cao như thế không hề dễ dàng. Để tồn tại, những loài vật ở đây phải tiến hóa theo những cách khác thường. Ngoài lớp lông dày và dài để giữ ấm, chúng còn sở hữu một chiếc mùi kỳ lạ, mà cái tên của nó xuất phát từ đó. Xương mũi chúng biến mất và hai lỗ mũi hếch lên, một kiểu thích nghi độc đáo giúp chúng không bị hoại tử vì cái lạnh ở độ cao này. Không chỉ có bộ lông và chiếc mũi giúp chúng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt này, chúng đã tiến hóa hệ thống mạch máu, cho phép hấp thu đủ khí oxy ở khu vực có không khí loãng này. Chính môi trường thiếu oxy này cũng ảnh hưởng đến chế độ ăn của chúng. Khi hầu hết các loài khỉ khác thích ăn trái cây và lá, thì loài khỉ này thì lại hiếm khi ăn. Loài khỉ này có một chế độ ăn rất kỳ lạ, giúp chúng có thể sống sót ở đây mà những loài khỉ khác không thể. Chúng hầu như sống nhờ vào địa y, loại phát triển mạnh quanh các vỏ cây. Địa y hút độ ẩm từ không khí và lấy dinh dưỡng từ cây. Tại một khu rừng thế này thì địa y phát triển rất mạnh. Đó là nguồn thức ăn dồi dào cho khỉ mũi hếch, bởi địa y luôn có dù trong điều kiện mùa đông lạnh giá nhất.

 

Dù giống như một loài thực vật, nhưng địa y được hình thành từ hai thực thể khác nhau, tảo và nấm. Phải mất nhiều mùa địa y mới phát triển trở lại, vậy nên bầy khỉ luôn di chuyển đến nơi khác. Tách địa y ra khỏi vỏ cây cũng không hề dễ. Nhưng với bàn tay khéo léo, chúng làm rất nhanh. Để người luôn ấm, hai cánh tay được bao phủ một lớp lông dày, trông ấn tượng như chúng đang đeo găng tay vậy.

 

Đầu Xuân, nhiệt độ vẫn còn lạnh, có nghĩa là khỉ mũi hếch vẫn còn nhiều thử thách. Không khí lạnh giá khiến những cành cây dễ gãy. Lựa chọn cành nào đủ chịu được trọng lượng của chúng là cả một canh bạc. Những cành càng mềm thì chúng càng thích dùng. Chính những cành mềm dẻo này lại giúp bầy khỉ có thể nhảy xa hơn. Con khỉ đầu đàn đã dẫn đến đúng chỗ. Khu vực này mọc đầy địa y. Cả bầy cùng đến ăn. Khi những con trưởng thành tập trung vào ăn uống, thì con khỉ mới lớn này có một ý tưởng khác. Và sẽ sớm thôi, nó sẽ biết được sức của mình ngang đâu.

 

Không chỉ có động vật mới thay đổi để thích nghi với sự sống ở độ cao này. Thậm chí cả thực ật cũng tiến hóa để tồn tại trước khí hậu lạnh giá ở đây. Khi dòng sông Mekong quanh co và chảy xuyên qua những vùng cao, nó được bao quanh bởi những cánh rừng bạt ngàn. Vì khu vực này rất biệt lập và cao hơn phần còn lại của Trung Quốc, nên phần lớn những cánh rừng này vẫn ít người đặt chân đến. Cây thông có quả hình nón, loại cây đặc hữu của vùng này, phát triển rất mạnh ở đây. Quan trọng là, lá của chúng màu xanh có nghĩa là có thể quang hợp khi có nắng, và những chiếc lá được tiến hóa trở nên nhọn như kim để tránh mất nước. Điều này giúp chúng giảm phụ thuộc vào các mùa. Quả thông có hình nón và rất dày giúp bảo vệ hạt giống bên trong.

 

Hoàn toàn khác với quả thông dày cứng kia, cây liễu tơ cho ra những bông hoa trắng lối cuốn, tỏa sáng trong sự tối tăm của cánh rừng. Lớp lông màu bạc mềm giữ ấm cho bộ phận sinh sản của cây. Hoa đuôi sóc nở trước khi mọc lá, và những bông hoa cuối mùa xuân sẽ nhường chỗ cho các chồi non, một màu ngọc bích chói lọi. Những chồi non đầu tiên, dấu hiệu của sự sống, xuất hiện báo hiệu mùa Xuân đã đến. Khi sông Mekong đổ về phía Nam, nó tiến đến đầm lầy Napa (tỉnh Vân Nam), nằm ở độ cao 3000m so với  mực nước biển. Đang là bình minh trên hồ Napa băng giá, nằm ngay cạnh dãy núi Hoành Đoạn. Hàng trăm loài chim đến từ mọi miền xem vùng này là ngôi nhà để trú đông, trong đó có loài chim tuyệt đẹp ở Trung Quốc, loài sếu cổ đen quý hiếm. Với bộ lông đặc biệt gồm màu đen và trắng, đây là loài sếu duy nhất và đặc hữu của vùng này. Trên toàn thế giới, chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn khoảng 10.000 con. Những con sếu cổ đen này đến từ cao nguyên Tây Tạng và bay đến vùng tây bắc. Cao 1,5m, sếu cổ đen cao hơn tất cả các loài chim đang có mặt trong hồ. Con sếu trống này dùng đôi chân dài để di chuyển kiếm ăn trong vùng nước nông. Chiếc mỏ dài của chúng cũng là một dụng cụ hữu ích để kiếm côn trùng, các loài giáp xác, các loại ngũ cốc còn sót lại có thể rớt xuống các khe nứt của vùng đất đóng băng. Chúng di chuyển một cách duyên dáng theo nhóm, từ nơi này sang nơi khác, xuyên qua vùng đầm lầy.

 

Cộng đồng dân cư sống dựa vào nông nghiệp ở đây suốt hàng ngàn năm qua. Khi mùa khô đến, mực nước xuống thấp, những cánh đồng trơ trọi, biến nơi đây thành khu vực hoàn hảo cho những đàn chim di cư. Và khi vào vụ mùa, những cánh đồng này phải chia sẻ với những người láng giềng to lớn. Một số đàn có đến 100 con cùng nhau đến để trú đông. Khi đến đây, chúng sống theo từng đôi và thành lập gia đình riêng. Cặp sếu này đã sống với nhau cả đời, và những đứa con là sự gắn kết giữa chúng, và nó không hề muốn phải xa bố mẹ dù chỉ nửa bước. Chỉ mới 8 tháng tuổi, nó rất dễ phân biệt với bộ lông xám của mình. Nó sẽ có bộ lông đen trắng giống bố mẹ khi được ít nhất 1 năm tuổi. Cặp sếu bố mẹ luôn quan sát con khi nó ăn. Sếu con đã có kinh nghiệm sau chuyến di cư đầu tiên. Khi đến lúc trở về phương Bắc, nó sẽ bay cùng bố mẹ, nhưng mùa hè đến và phải di cư lại về phương Nam này, nó sẽ kết đôi với một con sếu khác. Nó sẽ kết đôi khi được 3 đến 4 tuổi. Nó đang kiếm các loại hạt sót lại sau một vụ mùa. Để có sức bay 1600km trở về phương Bắc, nó dành 75% thời gian đi kiếm ăn. Hai mẹ con sếu cùng kiếm ăn, trong khi sếu bố cẩn thận quan sát.

 

Các loài động vật chia sẻ với nhau một cách hòa đồng vào mùa này. Những chú lợn cùng kiếm ăn với sếu. Nhưng đôi bạn kỳ lạ này cũng giúp ích lẫn nhau. Con lợn lật những khối đất đá lên giúp sếu có thể tìm côn trùng để ăn. Trở lại vùng đầm lầy, gia đình sếu vẫn trông coi lãnh thổ của mình. Một gia đình sếu khác tiến đến, công kích lẫn nhau. Cả hai gia đình cạnh tranh cùng có những hành động đe dọa lẫn nhau: ngã đầu về phía sau và tạo ra âm thanh thật lớn. Con trống quyết không từ bỏ lãnh thổ của mình và đuổi kẻ xâm nhập đi. Thành công! Gia đình sếu kia nhanh chóng rút lui. Nguồn thức ăn được an toàn, ít nhất là cho đến bây giờ. Loài Sếu cổ đen sẽ ở lại các đỉnh cao tuyết phủ và các hồ đóng băng này thêm một tháng nữa rồi mới bay đi.

 

Trở lại cánh rừng thông trên núi, bầy khỉ mũi hếch sau khi tận hưởng nguồn thức ăn phong phú, giờ đễn lúc nghỉ trưa tắm nắng. Thông thường, mỗi ngày của bầy khỉ chia làm hai, một là di chuyển kiếm ăn vào buổi sáng, còn một là nghỉ ngơi vào buổi chiều. Khi tỉnh giấc, cũng là lúc chúng bắt đầu thú vui yêu thích nhất, chải lông. Hành động này không chỉ là để vui thích. Chải lông là lúc phóng thích nội tiết tố oxytocin, thường được gọi là nội tiết tố yêu thương, giúp gia đình được gắn kết nhau hơn. Với loài khỉ mũi hếch, hành động này không bao giờ kết thúc và trở thành thứ thiết yếu đôi với sự sống còn của chúng. Đây là kỹ năng xã hội quan trọng, được học từ những năm đầu đời. Tuy nhiên không phải con nào cũng làm theo. Con non này đang gãi ngứa rất mạnh chứng tỏ đã lâu rồi nó không được chải lông. Nên cuối cùng, nó cũng miễn cưỡng để cho mẹ chăm sóc. Dù vậy, trông nó vẫn đang háo hức được đi khám phá đây đó.

 

Sau khi được chải lông, nó lẻn qua con khỉ đầu đàn lúc đó đang bận rộn. Dù tự lập là một phần chủ yếu trong quá trình phát triển, nhưng nó vẫn còn quá nhỏ để tự mình đi xa. Những con đực thường rời khỏi đàn khi đã lớn, khoảng 3 tuổi, và rồi gia nhập với một nhóm những con độc thân khác. Nhưng giờ đây, con non này chỉ mới 1 tuổi, và đang kiếm thú vui cho mình. Đầu tiên, nó thử khả năng nhảy của mình, nhưng không đi quá xa tầm mắt của mẹ nó. Nhưng có vẻ con khỉ con hiếu động này lại hướng về một nơi xa khác… và bắt đầu vượt ra khỏi lãnh thổ của gia đình mình. Không có người lớn canh chừng, nó rất dễ gặp nguy hiểm. Những con khỉ độc thân lớn hơn có thể giết khỉ con. Mối nguy hiểm càng gần hơn khi nó tiến vào lãnh thổ của những con độc thân. Đây là một nhóm các con được do một con to lớn làm đầu đàn. Không chờ đợi để được mời, con khỉ con tiến đến gần một con đực lớn tuổi. Đây là một hành động liều lĩnh. Con khỉ con này có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Nhưng thay vì tháo chạy, con khỉ con lại chơi đùa với con đực. Con đực cũng bắt đầu chơi đùa lại. Nó cắn vào đầu khỉ con và kẹp chặt nó lại. Đây là một bài học về cách thống trị kẻ khác. Con độc thân có thể nuông chiều con non trong khoảng thời gian vừa đủ và dấu hiệu kết thúc đã bắt đầu. Chơi đùa là cách để nó biết được vị trí của mình trong đàn. Có lẽ nó may mắn hơn so với những con khỉ đồng trang lứa. Nó kết bạn với với một chú khỉ con khác bằng nó từ một gia đình láng giềng. Cả hai như đang thi thố về sức lực thể chất khi cùng nhau trèo lên tán cây và nhào lộn. Hai người bạn mới quen này đang nhún nhảy chênh vênh trên các cành cây. Nếu thả tay, chúng sẽ rơi thẳng xuống đất. Nhưng với phản xạ nhanh chóng của chúng thì những cành cây này vẫn an toàn. Có ai đó đang theo dõi chúng. Con đực độc thân đầu đàn. Nó có thể giết chúng trong vòng vài giây. Nhưng dường như những con khỉ con vẫn chưa nhận thức được mối nguy hiểm. Chúng thậm chí còn cố đùa với con đầu đàn. Mặc kệ những đứa trẻ đang đùa nghịch, con khỉ độc thân này không đáp trả lại. Rất may đây không phải là mùa sinh sản nên các con đực không hung dữ. Nhưng chúng cũng chẳng muốn tham gia vào trò chơi. Thế nhưng chú khỉ con cũng không dừng lại. Cuối cùng, con đầu đàn dẫn cả nhóm bỏ đi. Vậy nhưng những con khỉ con vẫn cố đi theo. Thật liều lĩnh. Nhưng các con độc thân không quan tâm đến cái đuôi thừa đó. Những chú khỉ con mới lớn này còn quá nhỏ để tách khỏi đàn, chỉ sợ chúng theo không kịp. Những con khỉ độc thân to lớn hơn sẽ có thứ bậc cao hơn. Cuối cùng những con khỉ con hiếu động đã theo kịp. Còn con khỉ dũng cảm kia cuối cùng cũng quyết định trở về bên vòng tay an toàn của mẹ. Dù vậy, trong thời gian tới, nó có lẽ sẽ không bao giờ quay lại.

 

 

 

File đính kèm: bi-an-dong-mekong-1-trung-quoc-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 21/05/2019 10:25 Nguyễn Thiện Quốc Huy 21/05/2019 10:25
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà