Dọc đường VN 29/10
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 29/10 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, có nội dung mang tên "Bên sông Ô Lâu của Phi Tân" và cảm nhận ca khúc "Không còn mùa thu" của nhạc sĩ Việt Anh được phát sóng vào ngày thứ sáu, 29/10 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 2/11 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct, chúng ta cùng đến với sáng tác văn xuôi của nhà báo Lê Phi Tân qua một cuốn sách vừa xuất bản của anh, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct, khi từ giã mùa thu, hãy cùng nhìn lại ca khúc "Không còn mùa thu" qua cảm nhận của Xuân Nguyên, mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này do Việt Thanh biên tập và dàn dựng, với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

       "BÊN SÔNG Ô LÂU" CỦA PHI TÂN.

                                                                                            (Xuân Dũng)

 

   Sau thành công của tập tản văn, tạp bút "Ngoại ô thương nhớ" , tác giả Lê Phi Tân vừa trình làng đứa con tinh thần thứ hai "Bên sông Ô Lâu" cũng được độc giả gần xa hoan hỉ đón nhận và đồng cảm.

      Trong ký ức Phi Tân dường như an trú một nhà quay phim thiện nghệ và tận tụy. Người này luôn mắt thấy, tai nghe... đặc tả những gì cần thiết rồi qua "bộ lọc" của tác giả diễn đạt lại bằng ngôn từ bình dị và gợi cảm, thường không trùng lặp.  Cứ nhìn những nhan đề bài viết thì sẽ rõ.

   Tác giả Phi Tân nói về tập tản văn của mình (băng)

   Thì như "Đụn rơm" là chuyện thường ngày ở quê, nhất là ngày trước, ai cũng biết, quen thuộc đến không còn gì để nói, để bàn. Vậy mà tác giả cứ tỉ tê, từ chuyện cô gái nơi khác làm dâu xứ ruộng, nấu bếp bằng rơm không quen, lấm lem mặt mày, nay nấu bếp ga còn nhắc chuyện cũ, rồi chuyện có nhà lơ đãng để lửa rơm cháy lan suýt nữa cháy nhà khiến cả xóm một phen nháo nhác...rồi làng quê văn minh lên thì phải nên các đụn rơm ngày một thưa vắng, khiến người yêu quê không khỏi chạnh lòng và nhớ, nỗi nhớ xốn xang, trĩu nặng hơn rơm rạ rất nhiều...

   " Rơm làm chất đốt cho người,  làm thức ăn cho trâu bò, làm "chăn ấm" cho heo gà vịt trong những ngày mưa gió. Rồi rơm ủ lên những vồn ném, kiệu, hành, ngò, cải...che mưa và ủ ấm đất cho hạt củ ươm mầm. Những luống rau vườn nhà được khoác chiếc áo vàn rơm rạ cuối đông; để chừng sang xuân thì thay áo mới màu xuân mơn mởn.

   Mà cái đụn rơm ở nhà quê ấy là cả một không gian cho lũ con nít chơi trò trốn tìm quanh quẩn hay có những cặp trai gái quê hẹn hò nơi rơm rạ mà nên vợ thành chồng...Cứ nhớ khi cái đụn rơm vơi dần, vơi dần biến thành hình như chiếc dù to là biết mùa màng sắp tới".

   Thì ra rơm rạ cũng ủ ấm hồn người, cất giấu bao kỷ niệm vui buồn của làng quê lam lũ mà yêu dấu. Rơm rạ không phải vô tri mà cũng như người, ẩn chứa linh hồn !

   Hay "Ngư cụ nhà nông" của cư dân lúa nước, ruộng và sông liền nhau nến các đồ nghề đánh bắt cá tôm cũng nhiều hình nhiều vẻ, từ cần câu cho đến chơm cá, dẹp cho đến bộ tròn trào...gắn bó như chân với tay những thợ cày, nhất là những lão nông tri điền, nhìn ruộng, nhìn nước là biết nơi nao nhiều tôm cá. Nhưng rồi những biến cải cuộc đời khác xưa, nhiều chuyện chỉ còn là kỷ niệm.

   "Mùa mưa lại về. Ông ngồi uống trà, ngắm những ngư cụ thân thương mà buồn. Cái cảnh hàng chục người vác chơm ra ruộng bắt cá ở làng ông chừ không còn nữa. Những phương tiện đánh bắt cá bằng điện, bằng máy móc hiệu quả hơn nhưng cũng tận diệt môi trường, làm cho cá đồng quê ông ngày một cạn kiệt dần. Cái chơm, cái oi, bộ tròn trào gần gũi với đời sống của nhà nông năm nào cứ thế hiếm dần và chắc không lâu nữa chúng chỉ còn là ký ức..."

   Chuyện cây tre Việt Nam bao người đã nói, có người đã viết rất hay, tưởng chẳng có gì mới hơn để tốn thêm bút mực. Nhưng không, Phi Tân vẫn có tre của riêng mình khi anh viết "Những bờ tre của tôi". Sau khi nhắc lại nhiều chuyện sau lũy tre làng, tác giả nhắc lại những kỷ niệm êm đềm và cả những biến cố sinh tử của đời người nương tựa lũy tre mà qua kiếp nạn.

   "Người nông thôn từ bao đời nay đã biết ơn những bờ tre che chắn. Tôi còn  nhớ cơn lụt lớn 1983, ba tôi đã bám vào những thân tre để bồng bế bà nội và lũ con đến nơi tránh lũ. Khi nước rút rồi, những vật dụng trong nhà trôi ra vườn đã được bờ tre giữ lại cho người..."

 

 

         BÀI HÁT KHÔNG CÒN MÙA THU CỦA VIỆT ANH.

 

                                                                                     (Xuân Dũng)

   Việt Anh sinh ngày 28 tháng 3 năm 1976 là con một trong gia đình có truyền thống về nghệ thuật, bố anh là nghệ sĩ ưu tú Việt Cường, mẹ là nghệ sĩ ưu tú Kim Quy. Từ năm lên 6, Việt Anh đã được học nhạc, định hướng ngay từ đầu là sẽ trở thành nhạc sĩ, 8 tuổi thi vào nhạc viện, tập sáng tác khi đang học phổ thông trung học.

   Bài hát Mưa phi trường Việt Anh sáng tác từ năm 1992, khi đang học lớp 10, tức 16 tuổi. Tuy nhiên, lại được biết đến sau khi đã được dọn đường bằng những ca khúc gây được tiếng vang như Dòng sông lơ đãngKhông còn mùa thuNgười đi xa mãi...

    Việt Anh là một nhạc sĩ vào tuổi 45, nhưng anh đã khá nổi tiếng với một số ca khúc khi còn trẻ, trong đó có nhạc phẩm "Không còn mùa thu".

   Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm Không còn lời ru, mơ trên môi mềm. 
Em thơ như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu. 

   Giai điệu bài hát chậm, buồn và sâu lắng. Buồn nhưng không quá buồn bã, bi lụy khi hát lên nỗi lòng về mùa thu đã qua, chỉ để lại nỗi nhớ dài như năm tháng. Ca từ cũng nhẹ nhàng mà không dễ dãi, thể hiện một tình cảm sáng trong dù cho nỗi buồn riêng tư đã ngược lối về miền quá khứ.

   Anh làm mùa thu, cho em mơ màng.Anh làm lời ru, quấn quýt bên nàng
Em đi tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang. 

   Cái mùa thu bây giờ là mùa thu giả định: anh làm mùa thu mà ! Và trong cái giả định ấy, em sẽ mặc sức mà mơ mộng mà lãng mạn vì mùa thu của trời đất đã qua. Một sự dâng hiến cho người mình yêu, bất chấp cả tiết trời đã khác, bất kể mùa thu đã ra đi từ lâu, bỏ lại đôi tình nhân đứng ngóng thời gian bên bờ thương nhớ. Mùa thu vừa hiện hữu cụ thể trong nỗi nhớ lại vừa mông lung  dường như không rõ ràng nhưng nghịch lý lại là đầy ám ảnh. Có thể vì vậy mà sự phân định thời gian theo mùa cũng chỉ còn là khái niệm tương đối. Nó vừa ràng buộc như sợi chỉ yêu thương lại vừa mong manh như tơ trời: có có, không không...

   Rồi có lẽ người con gái đã chọn một mùa thu khác cho riêng mình nên để lại một mùa thu cho riêng người.

   Để rồi điệp khúc vang lên không ồn ào nhưng vẫn khắc khoải làm nên một cao trào của tâm trạng, và biết đâu còn cả những ngập ngừng tiếc nuối

   Còn thương nhớ nhau về thắp sao trời. 
Còn thương nhớ nhau từng đêm bão tố. 
Tóc ướt trăng thề, lời yêu chưa nói trên môi vụng về. 
Đường ta đã qua chìm khuất chân trời. 
Đường ta sẽ qua nào ai biết tới. 
Chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ.

 

     Là nhớ thương, là tiếc nuối, là những mơ mòng không đến được bến bờ viên thành thì phải, chỉ có như thế thì điệp ngữ : còn thương nhớ nhau vang lên như một nguyện thề lỡ nhịp, mà cho đến sau này cứ rung ngân về một mùa thu đã thành quá khứ, một quá khứ không thể đổi thay nhưng lại chẳng bao giờ chịu ngủ yên.

   Những giai điệu chậm buồn như là những bước chân vào hoài niệm, vừa đi vừa nhớ, vừa đi vừa ngẫm nghĩ, và vừa đi nỗi lòng như cất lên tiếng hát về một ca khúc có tên gọi :Không còn mùa thu !

(cho một đoạn bài hát này để kết thúc)

Chú thích duyệt

Đã dựng hoàn chỉnh trước khi phòng duyệt

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 26/10/2021 05:38 Lê Vĩnh Nhiên 27/10/2021 09:31
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà