Dọc đường văn nghệ 30/9
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 30/9 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Truyện Kiều khát vọng công lý " , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 30/9 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 4/10lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Hà biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Những người thực hiện ct: Dọc đường văn nghệ xin kính chào quý thính giả! Mở đầu ct là bài : Truyện Kiều hay là khát vọng công lý, bài của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn theo dõi. -Phần cuối ct là bài viết về đôi nét bút ký Quảng Trị, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

           TRUYỆN KIỀU NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ VỤ ÁN OAN SAI.

                                                                                                  (Xuân Dũng)

 

   Truyện Kiều là kiệt tác hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam. Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo, nghệ thuật thơ lục bát là những giá trị đỉnh cao của thi phẩm đặc biệt này.

    Chính vụ án oan sai đã khiến gia biến, Kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi " Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", nghĩa là hai lần làm gái lầu xanh, hai lần đi ở cho nhà người ta.

   Vụ án tai bay vạ gió như từ trên trời rơi xuống, bất ngờ giáng vào mỗi số phận con người trong gia đình Thúy Kiều:

Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao:

Người nách thước, kẻ tay đao

Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi,

   Và chưa gì thì bọn sai nha đã lộng hành còn hơn cả lục lâm thảo khấu mạt hạng. Chúng giở ngay nhục hình tra tấn hai cha con Vương Ông và Vương Quan, tức là cha và em của Thúy Kiều, Thúy Vân. Cảnh tượng thật đau đớn, hãi hùng:

Già giang một lão, một trai

Một dây vô lại buộc hai thâm tình,

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,

Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.

Chưa hết, chúng còn vơ vét của cải trong nhà, coi như là vật chứng nhưng rồi bỏ túi riêng. Đúng là hành vi của bọn cướp ngày nhân danh những kẻ thừa hành pháp luật:

 Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

Cả nhà Thúy Kiều đớn đau, kinh hoàng và ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra và vì sao lại lâm vào một vụ án oan khiên. Lý do nói ra cũng thật mù mờ:

Điều đâu bay buộc ai làm?

Này ai đan dậm, giật giàm bỗng dưng?

Hỏi ra sau mới biết rằng:

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ

Cả gia đình phút chốc tan nát, rụng rời và một mực kêu xin song vô ích. Án đã buộc rồi thì như là định mệnh tai ương, thật là  khốn gỡ:

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.

Hạ từ, van lạy suốt ngày,

Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.

Rồi chợt vỡ ra ra một nhận thức đớn đau  về thực tế phũ phàng khi vụ án oan sai như sợi dây thòng lọng thắt vào bản mệnh tài hoa:

                                        Một ngày lạ thói sai nha

                                        Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

   Và nhờ trong hàng sai nha ấy có người còn tử tế cho nên đã động lòng muốn giúp gia đình Kiều thoát khỏi cảnh dở sống dở chết :

 Họ Chung có kẻ lại già

Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.

Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,

Vì nàng, nghĩ cũng thương thầm, xót vay

Tính bài lót đó luồn đây,

Có ba trăm lạng, việc này mới xuôi.

Hãy về tạm phó giam ngoài,

Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày

  Khi Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" và thực thi giấc mơ công lý trừng trị bọn ác đã gây ra bao tai ương cho người lương thiện như Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạc Hà...

   “… Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao!

Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta?

Trước là Bạc Hạnh, Bạc bà,

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú bà cùng Mã Giám sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao? "

Lệnh quân truyền xuống nội đao,

Thề sao, thì lại cứ sao gia hình.

Máu rơi, thịt nát, tan tành,

Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời.

 Nhưng đến Hoạn Thư thì nàng lại nương tay bởi lẽ:

   “…Hoạn thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.

Rằng: Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông, thì cũng người ta thường tình!

Nghĩ cho khi các viết kinh,

Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng, riêng những kính yêu,

Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai!

Trót đà gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Khen cho: thật đã nên rằng:

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá thì nên

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”

   Như vậy Kiều cũng là người rất hiểu phải trái, cũng thấu tình đạt lý, ân oán phân minh chứ không vì bản thân chịu đau khổ mà không phân biệt đúng sai.

 

                     ĐÔI NÉT BÚT KÝ QUẢNG TRỊ.

                                                                                                (Xuân Dũng)

 

   Trong nhiều bút ký văn học về quê nhà của các nhà văn Quảng Trị, xin dẫn ra đây hai tác phẩm khá tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hồ Sĩ Bình.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về tinh thần khắc phục khó khăn khi đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt của người dân Quảng Trị.

   "Chế ngự cát" kể chuyện này ở tiểu trường sa Hải Lăng ngay sau ngày nước nhà thống nhất để đem lại màu xanh no ấm, thanh bình. Bởi ám ảnh cát từng đi vào tận giấc ngủ sâu không chỉ của một người. Cát hiền lành mà cũng đầy bí hiểm như câu đố của con nhân sư trong truyền thuyết. Ngòi bút nhà văn chấm phá linh hoạt, nắm bắt và tái hiện sự biến ảo như thể mang màu sắc truyền kỳ của cát:   "Cái dải cát mênh mông ấy, chạy dài suốt bờ biển Trị -Thiên đến cuối phá Tam Giang, là một vùng quê hương khó hiểu ngay đối với những con người đã từng chôn nhau cắt rốn trong lòng đất biến động của nó. Nó y nhiên tự tại như thể từ thưở khai thiên lập địa đã có đấy, nhưng đồng thời nó cũng thay hình đổi dạng nha đến nỗi có lúc con người không kịp nhận ra con đường đi nhặt cũi lúc sáng. Đang lặng lẽ, bí mật như giấc ngủ dài hàng trăm năm, bỗng nhiên nó chồm dậy trong cơn cuồng nộ vô tận, những lăng miếu cũ cũng biến mất không còn dấu tích, để một cơn cuồng nộ từ một phía khác kéo đến, những cái đã mất lại đột ngột hiện ra như những lăng miếu hoang đường..."

   Bút ký mô tả tỉ mỉ những gian truân và cả hiểm nguy trong chặng đường chinh phục cát bằng cách mở đại công trường của tuổi trẻ đắp đê. Những người phụ nữ còn cho con bú, những tráng niên của làng quê vừa qua vụ mùa, những cán bộ địa phương biết khóc cười với đất đai bản quán...tất cả đều hăm hở và hối hả vì đại cuộc . Nhưng giữa những điệp trùng gian khổ vẫn ánh lên vẻ lãng mạn đáng yêu trang viết nhà văn. "Sau lưng họ, ngay dưới chân đê là khu vực dựng trại. Giống như một binh đoàn du mục thời cổ, mấy trăm căn lều, toàn bằng những tấm chăn chiên đỏ, chen chúc giữa một rừng cờ lộng gió, rừng rực trong nắng tháng tư, gợi ấn tượng một đám lửa lớn đang bốc cháy trên mặt cát, đẹp không thể tả. Buổi chiều người về tắm giặt, con trai con gái đàn hát chung quanh những lều trại nhả khói ung dung trên bầu trời xanh thẳm của vùng biển; tất cả bỗng gợi lại những bãi biển nhiệt đới tràn trề sức sống đâu đó trong tranh Gô-ganh".

    Trong bút ký "Chợ Thuận trong tâm thức người xa xứ" nhà văn Hồ Sĩ Bình nhớ về quê nhà bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và thật da diết.

    .   Chợ mà lại là chợ quê cố hương cứ đeo đẳng Hồ Sĩ Bình không dứt, vì đó tấm vé thông hành cho anh về lại tuổi thơ, về với mẹ xưa tảo tần, lam lũ, với món bánh ướt của làng chấm nước mắm Cửa Việt mà anh xếp hạng thuộc vào loại ngon nhất nước. Hương vị tuổi thơ không chỉ là chuyện món quà quê, chuyện văn hoá ẩm thực mà chứa chan những chuyện không thể nào nói hết cứ mãi theo anh đến hết cuộc đời. Đó quả tình là những thứ mà ta quen gọi nhiều khi mòn cũ là kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại dù cho người từng trải cũng không khỏi xốn xang :  “Thiệt lòng mà nói tôi ngồi nhìn anh chị trong đoàn ăn một cách ngon lành không gì sướng bằng, thầm tự hào về đặc sản chợ Thuận quê miềng. Ngon dở cũng tuỳ khẩu vị nhưng có một điều cái vị giác của mình từ ngày thơ dại đã quen với hương vị đầu đời mà mẹ nấu cho ta ăn, kể cả mấy món hàng vặt mẹ mang về cho con, nó như đóng đinh vào vị giác quen thuộc của mình. Huống chi những ngày ấy trong đôi mắt mẹ ngập tràn niềm vui khi nhìn đứa con út ăn một cách say sưa...”. 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 27/09/2022 12:10 Lê Vĩnh Nhiên 28/09/2022 16:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà