Dọc đường văn nghệ 26/8
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường văn nghệ 26/8 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường " , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 26/8 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 30/8 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Hà biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct : dọc đường văn nghệ kính chào quý thính giả! Mở đầu ct là bài viết về nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường của pv Xuân Dũng, chúng ta cùng theo dõi. -Phần cuối ct nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập ngaoi giao quan hệ đặc biệt Việt -Lào, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về văn học Lào hiện đại, bài của Xuân Nguyên, mời quý vị cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường văn nghệ do Việt Hà bt với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

     NHẠC SĨ PHÚ QUANG PHỔ THƠ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG...

                                                                                         (Xuân Dũng)

 

   Nhắc đến nhạc sĩ Phú Quang, người nghe thường nghĩ ngay đến những ca khúc nổi tiếng viết về Hà Nội. Vậy nhưng trong gia tài âm nhạc của người nghệ sĩ tài hoa và hào hoa này có một bài hát hay và da diết, thâm trầm được phổ thơ một thi nhân thành danh ở cố đô Huế, người quê Quảng Trị, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Một bài hát không dành riêng cho thủ đô, cũng không nói gì về Hà Nội.  Bài hát "Nỗi buồn".

   Cách đây gần 30 năm, khi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (sống ở Huế) bị bạo bệnh tai biến, sau điều trị phải ngồi xe lăn. Tôi đề xuất cần làm bộ phim tài liệu về một nhà văn uyên bác và tài hoa cho đài PTTH Quảng Trị. Ê kíp thực hiện gồm: kịch bản và lời bình: Xuân Dũng, quay phim Lý Hậu, đạo diễn: Hàn Nguyệt. Bộ phim được thực hiện hầu hết ở Huế. Phim dài 30 phút có tên : "Hoàng Phủ Ngọc Tường-ánh lửa đời người".

   Dịp chúng tôi làm phim, cũng may mắn gặp được nhạc sĩ Phú Quang cũng đang ở Huế. Ông đang phổ nhạc bài thơ " Cỏ, chim sẻ và châu chấu" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyên văn bài thơ như sau :

   1.
Có nhiều khi tôi quá buồn
Tôi ước mong về ngồi dưới cội cây xưa
Em có nhắn điều gì theo lá rụng
Ký ức nào khẽ động vai tôi

Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng
Thu nhặt lại mình trên ngọn gió
Giống như con chim sẻ nọ
Thu về từng cọng vàng khô

2.
Có nhiều khi tôi quá buồn
Tôi ước mong chung quanh chỗ tôi ngồi
Mọc lên thật nhiều cây cỏ
Cây xấu hổ đau gì mà rũ lá
Tôi gập người trên bóng tôi

Không nghe tiếng ai nói cười
Tôi còn ngồi chi đây một mình
Cắn móng tay từng ký ức mong manh
Giống như con châu chấu nọ
Gặm hoài lá cỏ xanh.

   Bài thơ phảng phất chất đồng thoại như một khúc đồng dao cho người lớn tuổi và từng trải. Nhạc sĩ Phú Quang lúc ấy tâm sự rằng chính vì đồng cảm với thi nhân Hoàng Phủ trong quan niệm : ngôi nhà đích thực của nhà thơ là chính nỗi buồn nên đã chọn bài thơ này thích hợp để phổ nhạc và đặt lại tên cho ca khúc : "Nỗi buồn". Và trong quá trình hình thành ca khúc, ca từ không thể giữ nguyên như trong bài thơ, có câu nguyên vẹn, có câu hơi khác, được sắp xếp gọn lại theo ý tưởng sáng tạo lần nữa của người nhạc sĩ nhưng lắng nghe thì vẫn thấy thấm thía một nỗi buồn như đã hoài thai từ tiền kiếp, một nỗi buồn thanh lọc và tinh khiết. Mỗi khi hát lên thổn thức phận người.

   Chúng tôi bố trí một trường đoạn quay nhạc sĩ ngồi chơi dương cầm và tâm sự "Nỗi buồn"... Người nhạc sĩ ngồi trầm tư thong thả dạo đàn rồi bất chợt hát lên tiếng lòng bằng giai điệu nhẹ nhàng, gần gụi mà xa vắng, u buồn và sang trọng, rồi thăng hoa dường như quên bẵng xung quanh. Một lãng tử hào hoa đang hóa thân vào âm nhạc. Phim lại quay tiếp cảnh nhà văn đi về phía thanh âm bằng chiếc xe lăn số phận...

   Bây giờ thì người hát rong đã bay đi cõi khác...để lại những người yêu quý âm nhạc hào hoa của ông với bao tiếc nhớ ngậm ngùi...

   "Có nhiều khi tôi quá buồn/ Tôi ước mơ tìm về dưới gốc cây xưa..." Dường như có một sứ mệnh và cũng là  định mệnh thi ca mang vác và nâng niu những nỗi buồn thanh cao trong suốt phận người.

  

  

 

                  ĐÔI NÉT VĂN HỌC ĐẤT NƯỚC CHAM PA HIỆN ĐẠI.

                                                                                               (Xuân Dũng)

 

   Cũng như đặc trưng của nhiều nền văn học cách mạng khác, văn học cách mạng Lào cũng có nét chung là thơ ca phát triển sớm, tự hào về đất nước Lào giàu đẹp, kêu gọi tinh thần yêu nước và cách mạng, đấu tranh chống thực dân, chống áp bức, bóc lột, ca ngợi tình đoàn kết các dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt là tình hữu nghị Lào-Việt...

   Trong tác phẩm thơ "Đất nước Lào giàu đẹp" của nhà thơ Phu-Mi-Vông-Vi-Chít đã thể hiện tình yêu đất nước :

   ...Đất nước Lào một miền xinh đẹp

      Phía bắc có núi non trùng điệp

      Thích thú thay bát ngát rừng cây

      Như vườn thượng uyển rộng lớn bốn mùa xanh dầy

      Tháng hai, tháng ba, tháng tư mùa xuân ấm áp

      Muôn loài hoa nở đua san sát

      Khắp rừng xanh tím đỏ xen vàng

      Như sao trên trời rực rỡ huy hoàng...

   ...Núi Phu -Xỉ rực rỡ ở Luông Pha Băng

      Tượng Phật Pha Bang đúc bằng vàng đặc là vật báu bản mường

      Ngự tại chùa Vát-mây vĩ đại

      Có lịch sử từ ba đời để lại

      Tại Viêng-Chăn, Thạt Luổng cao ngất trời...

   Một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, mến khách như vậy hà cớ gì chịu xâm lược và thống trị của thực dân, đế quốc, chịu cảnh lầm than rên xiết khôn cùng. Bài thơ đã chỉ mặt chính danh thủ phạm và thức tỉnh mọi người đứng lên tranh đấu giành lại Tổ quốc và cuộc sống yên bình:

   Vậy tôi xin kêu gọi toàn thể nhân dân

   Đừng nằm ngủ nữa, hãy thức dậy ngay!

   Đoàn kết nhau lại thành một khối !

   Chung sức giành lại đất nước khỏi bàn tay quỷ ác.

   Truyện ký "Chiến đấu bảo vệ thành phố Thà-khẹc" của tác giả Xinh Ca Po Khôt-Chun-Na-Ma-Li đã tái hiện khá sinh động trận đánh bảo vệ người dân Thà-Khẹc và lãnh tụ Lào: hoàng thân Xu-pha-nu-vông trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện tinh thần dũng cảm, hy sinh của những chiến sĩ cách mạng Lào trong những giờ phút nguy nan. Nó là còn là bản anh hùng ca của tình hữu nghị trong chiến đấu của hai dân tộc Lào-Việt trước kẻ thù chung.

   Một đoạn miêu tả quang cảnh và không khí trước trận đánh : " Với tinh thần cảnh giác, người dân Thà-khẹc cũng khẩn trương chuẩn bị "đón" bọn kẻ cướp. Trên các đường phố, ngã ba, ngã tư, việc đào đường hào, đắp ụ súng được tiến hành khẩn trương. Từng tốp gái trai, vai mang cuốc xẻng rầm rập nối tiếp nhau đổ về các phố. Bên cạnh các chị em ta đầu trùm pha phe, còn có các cô gái Việt kiều, quần thâm, nón lá, sát cánh cùng nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền vừa dành được..."

   Sau một cuộc chiến đấu cam go và dù không cân sức, quân dân Thà-khẹc vẫn anh dũng vô song trước quân xâm lược dã man. Đoạn kết như những lời trong bản anh hùng ca trên đất nước Cham-pa: " Máu người Lào, người Việt đã nhuộm đỏ dòng Mè khoỏng. Mối hận thù quân xâm lược Pháp đời đời ghi sâu trong cốt tủy người dân Thà-khẹc. Ngày hai mốt tháng ba năm 1946, là ngày căm thù chung của cả hai dân tộc đối với bọn thực dân cướp nước, đồng thời cũng là ngày gắn chặt xương máu tình đoàn kết sống chết có nhau giữa hai dân tộc Lào-Việt".

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 22/08/2022 17:57 Lê Vĩnh Nhiên 24/08/2022 08:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà