HẢI LĂNG NGÀY MỚI THÁNG 11
Danh mục
Hải lăng ngày mới
NỘI DUNG

 

 

Hải Lăng ngày mới 5-11:

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Trong chuyên mục Hải Lăng ngày mới hôm nay chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị ghi nhận: Hải Lăng chủ động phòng chống thiên tai. Nhưng trước hết mời quý vị cùng điểm lại một số hoạt động đáng quan tâm diễn ra trong tháng 9 trên địa bàn huyện.

Nhạc cắt

Tin 1:

Tin 2:

Tin 3:

Hải Lăng chủ động phòng chống thiên tai

MC: Thưa quý vị! Do điều kiện tự nhiên và địa hình khá phức tạp, huyện Hải Lăng thường chịu nhiều thiệt hại trong mùa mưa bão. Mùa mưa bão năm nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được huyện Hải Lăng tích cực triển khai nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Nằm ở trong vùng thường xuyên bị ngập lụt do mưa lũ, có năm ngập sâu đến hơn 3 m, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình bà Phan Thị Lê ở thôn Xuân Lâm xã Hải Lâm huyện Hải Lăng ý thức rất rõ những thiệt hại do thiên tai gây nếu không có các biện pháp phòng, chống hữu hiệu. Ở đây thông thường mỗi khi có mưa lớn kéo dài thì sẽ có lũ về rất đột ngột, mực nước rất lớn và thường bị chia cắt. Do đó, các gia đình ở trong thôn đều xác định phải chủ động phòng, chống trước khi chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng. Chính vì vậy, ngoài việc xây dựng căn nhà kiên cố để tránh trú bão, hiện gia đình bà Lê đã chằng chống nhà cửa, bố trí thêm những giàn bằng sắt ở trên cao để kê cất những vật dụng cần thiết của gia đình; chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm, chất đốt, nước uống, đèn pin, thuốc chữa bệnh, áo phao… để đề phòng khi có lũ lớn xảy ra.

Phỏng vấn: Bà Phan Thị Lê – Thôn Xuân Lâm – Hải Lâm – Hải Lăng

Cùng với ý thức chủ động cao của người dân thì chính quyền xã Hải Lâm cũng đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống thiên tai. Do nằm ở vùng thấp trũng, lại là nơi hạ lưu của các con song, do vậy vào mùa mưa lũ, địa phương có đến hơn 90% số hộ dân bị ngập nước khá sâu, nhiều vùng bị chia cắt. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác phòng, chống lụt bão, nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cũng như ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND xã Hải Lâm đã cùng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện tiến hành kiểm tra, khảo sát hiện trạng hồ đập, cầu cống, đường giao thông và các điểm xung yếu có khả năng bị ngập sâu khi nước lũ dâng cao để có biện pháp cảnh báo, phòng tránh; tăng cường công tác kiểm tra đê điều, các điểm sạt lở bờ sông, đặc biệt là tuyến đê bao đi qua địa bàn xã và vận động người dân chằng chống nhà cửa nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão lụt gây ra.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Minh Hoàng - Chủ tịch UBND xã Hải Lâm – Hải Lăng

Với đặc thù là một xã vùng “rốn lũ” nên công tác PCTT&TKCN luôn được các cấp chính quyền xã Hải Phong đặt lên hàng đầu, đặc biệt là khi bước vào mùa mưa bão. Bên cạnh việc tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện các phương án, kế hoạch chi tiết trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCH PCTT&TKCN của xã với phương châm “4 tại chỗ”; UBND xã Hải Phong còn thành lập các đội cứu hộ, các đội xung kích ở các thôn, các đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên để kịp thời ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp. Tổ chức đội ghe thuyền với những người ở vùng sông nước có khả năng bơi lội giỏi để làm đội phản ứng nhanh của xã. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về việc ứng phó với lụt, bão, thiên tai đến từng thôn; rà soát các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn để có phương án điều động lực lượng đến giúp đỡ khi có thiên tai.

Phỏng vấn: Ông Cái Văn Cư – Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phong - Hải Lăng

Theo thống kê của huyện Hải Lăng, toàn huyện có 13/16 xã, thị trấn với hơn 3/4 dân số thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa lũ. Chỉ tính riêng trong năm 2020, bão lũ đã gây thiệt hại trên 570 tỉ đồng. Hơn 17.808 hộ dân bị ngập lụt, chiếm tỷ lệ 76,92%; có 5 người chết, 24 người bị thương; hơn 573 ngôi nhà bị hư hỏng. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,... bị ngập nước, hư hỏng và sạt lở nghiêm trọng. Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai trong bối cảnh COVID-19, các địa phương trên địa bàn huyện Hải Lăng đã chỉ đạo các Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã tiến hành kiểm tra, rà soát kỹ số lượng hộ, khẩu tại các khu vực có nguy cơ buộc phải sơ tán dân trước bão, lũ. Chuẩn bị cơ sở vật chất các điểm đến sơ tán vừa đảm bảo PCTT và phòng chống dịch bệnh theo từng cấp độ. Đặc biệt tuyên truyền, nâng cao ý thức chủ động phòng tránh thiên tai đến người dân trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất vì thế mà nhiều gia đình rút kinh nghiệm từ đợt lũ lịch sử năm 2020, năm nay đã có nhiều thay đổi trong xây dựng chuồng trại cho các đàn gia súc gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Phỏng vấn: Bà Phạm Thị Chính – Thôn Văn Trị - Hải Phong -  Hải Lăng

Hải Lăng là địa phương hằng năm thường xuyên phải đối mặt với nhiều trận bão lũ, trong đó nguy hiểm nhất là những xã nằm trong vùng thấp trũng. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão lũ gây nên, rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão trước và để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết trong mùa mưa bão năm nay.

Phỏng vấn: Ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng

Bước vào mùa mưa bão năm nay, không chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tổ chức trực ban PCTT-TKCN theo quy định để nắm bắt tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai sẽ luôn được cập nhật và thông tin cho nhân dân trên địa bàn biết để chủ động ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

MC: Quý vị và các bạn thân mến! Chuyên mục Hải Lăng ngày mới số tháng 11 đến đây xin được tạm dừng. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Đón xem:  Do điều kiện tự nhiên và địa hình khá phức tạp, huyện Hải Lăng thường chịu nhiều thiệt hại trong mùa mưa bão. Mùa mưa bão năm nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được huyện Hải Lăng tích cực triển khai nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Mời quý vị và các bạn cùng đón xem nội dung này trong CM Hải Lăng ngày mới được phát sóng lức 20h15 thứ 6 ngày 5-11 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị.

 

 

 

 

 

 

 

Hải Lăng ngày mới 5-11:

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Trong chuyên mục Hải Lăng ngày mới hôm nay chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị ghi nhận: Hải Lăng chủ động phòng chống thiên tai. Nhưng trước hết mời quý vị cùng điểm lại một số hoạt động đáng quan tâm diễn ra trong tháng 9 trên địa bàn huyện.

Nhạc cắt

Tin 1:

Tin 2:

Tin 3:

Hải Lăng chủ động phòng chống thiên tai

MC: Thưa quý vị! Do điều kiện tự nhiên và địa hình khá phức tạp, huyện Hải Lăng thường chịu nhiều thiệt hại trong mùa mưa bão. Mùa mưa bão năm nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được huyện Hải Lăng tích cực triển khai nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Nằm ở trong vùng thường xuyên bị ngập lụt do mưa lũ, có năm ngập sâu đến hơn 3 m, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình bà Phan Thị Lê ở thôn Xuân Lâm xã Hải Lâm huyện Hải Lăng ý thức rất rõ những thiệt hại do thiên tai gây nếu không có các biện pháp phòng, chống hữu hiệu. Ở đây thông thường mỗi khi có mưa lớn kéo dài thì sẽ có lũ về rất đột ngột, mực nước rất lớn và thường bị chia cắt. Do đó, các gia đình ở trong thôn đều xác định phải chủ động phòng, chống trước khi chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng. Chính vì vậy, ngoài việc xây dựng căn nhà kiên cố để tránh trú bão, hiện gia đình bà Lê đã chằng chống nhà cửa, bố trí thêm những giàn bằng sắt ở trên cao để kê cất những vật dụng cần thiết của gia đình; chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm, chất đốt, nước uống, đèn pin, thuốc chữa bệnh, áo phao… để đề phòng khi có lũ lớn xảy ra.

Phỏng vấn: Bà Phan Thị Lê – Thôn Xuân Lâm – Hải Lâm – Hải Lăng

Cùng với ý thức chủ động cao của người dân thì chính quyền xã Hải Lâm cũng đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống thiên tai. Do nằm ở vùng thấp trũng, lại là nơi hạ lưu của các con song, do vậy vào mùa mưa lũ, địa phương có đến hơn 90% số hộ dân bị ngập nước khá sâu, nhiều vùng bị chia cắt. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác phòng, chống lụt bão, nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cũng như ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND xã Hải Lâm đã cùng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện tiến hành kiểm tra, khảo sát hiện trạng hồ đập, cầu cống, đường giao thông và các điểm xung yếu có khả năng bị ngập sâu khi nước lũ dâng cao để có biện pháp cảnh báo, phòng tránh; tăng cường công tác kiểm tra đê điều, các điểm sạt lở bờ sông, đặc biệt là tuyến đê bao đi qua địa bàn xã và vận động người dân chằng chống nhà cửa nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão lụt gây ra.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Minh Hoàng - Chủ tịch UBND xã Hải Lâm – Hải Lăng

Với đặc thù là một xã vùng “rốn lũ” nên công tác PCTT&TKCN luôn được các cấp chính quyền xã Hải Phong đặt lên hàng đầu, đặc biệt là khi bước vào mùa mưa bão. Bên cạnh việc tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện các phương án, kế hoạch chi tiết trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCH PCTT&TKCN của xã với phương châm “4 tại chỗ”; UBND xã Hải Phong còn thành lập các đội cứu hộ, các đội xung kích ở các thôn, các đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên để kịp thời ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp. Tổ chức đội ghe thuyền với những người ở vùng sông nước có khả năng bơi lội giỏi để làm đội phản ứng nhanh của xã. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về việc ứng phó với lụt, bão, thiên tai đến từng thôn; rà soát các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn để có phương án điều động lực lượng đến giúp đỡ khi có thiên tai.

Phỏng vấn: Ông Cái Văn Cư – Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phong - Hải Lăng

Theo thống kê của huyện Hải Lăng, toàn huyện có 13/16 xã, thị trấn với hơn 3/4 dân số thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa lũ. Chỉ tính riêng trong năm 2020, bão lũ đã gây thiệt hại trên 570 tỉ đồng. Hơn 17.808 hộ dân bị ngập lụt, chiếm tỷ lệ 76,92%; có 5 người chết, 24 người bị thương; hơn 573 ngôi nhà bị hư hỏng. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,... bị ngập nước, hư hỏng và sạt lở nghiêm trọng. Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai trong bối cảnh COVID-19, các địa phương trên địa bàn huyện Hải Lăng đã chỉ đạo các Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã tiến hành kiểm tra, rà soát kỹ số lượng hộ, khẩu tại các khu vực có nguy cơ buộc phải sơ tán dân trước bão, lũ. Chuẩn bị cơ sở vật chất các điểm đến sơ tán vừa đảm bảo PCTT và phòng chống dịch bệnh theo từng cấp độ. Đặc biệt tuyên truyền, nâng cao ý thức chủ động phòng tránh thiên tai đến người dân trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất vì thế mà nhiều gia đình rút kinh nghiệm từ đợt lũ lịch sử năm 2020, năm nay đã có nhiều thay đổi trong xây dựng chuồng trại cho các đàn gia súc gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Phỏng vấn: Bà Phạm Thị Chính – Thôn Văn Trị - Hải Phong -  Hải Lăng

Hải Lăng là địa phương hằng năm thường xuyên phải đối mặt với nhiều trận bão lũ, trong đó nguy hiểm nhất là những xã nằm trong vùng thấp trũng. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão lũ gây nên, rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão trước và để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết trong mùa mưa bão năm nay.

Phỏng vấn: Ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng

Bước vào mùa mưa bão năm nay, không chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tổ chức trực ban PCTT-TKCN theo quy định để nắm bắt tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai sẽ luôn được cập nhật và thông tin cho nhân dân trên địa bàn biết để chủ động ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

MC: Quý vị và các bạn thân mến! Chuyên mục Hải Lăng ngày mới số tháng 11 đến đây xin được tạm dừng. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Đón xem:  Do điều kiện tự nhiên và địa hình khá phức tạp, huyện Hải Lăng thường chịu nhiều thiệt hại trong mùa mưa bão. Mùa mưa bão năm nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được huyện Hải Lăng tích cực triển khai nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Mời quý vị và các bạn cùng đón xem nội dung này trong CM Hải Lăng ngày mới được phát sóng lức 20h15 thứ 6 ngày 5-11 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 03/11/2021 08:28 Lê Vĩnh Nhiên 03/11/2021 08:38
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà