chuyên mục Kinh tế tập thể tháng 2
Danh mục
Kinh tế tập thể
NỘI DUNG

CHUYÊN MỤC KINH TẾ TẬP THỂ THÁNG 2.2022.

Chủ đề: Hiệu quả từ hoạt động của Tổ hợp tác ở địa bàn miền núi.

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Kinh tế tập thể số tháng 2 của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa quí vị và các bạn! Đối với địa bàn miền núi Quảng Trị, kinh tế tập thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định so với vùng đồng bằng, tuy nhiên trong những năm trở lại đây, mô hình Tổ hợp tác cũng đã từng bước phát huy được hiệu quả khi có sự đồng hành của các tổ chức kinh tế và sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Cụ thể trong năm 2021, với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Jumpstart Foundation, tổ chức y tế Hà Lan-Việt Nam đã giúp các cộng đồng khác nhau ở Quảng Trị xây dựng một số mô hình phát triển sinh kế khác nhau.  Mục đích hướng đến là tạo thu nhập và việc làm mang tính bền vững cho các nhóm cộng đồng, trong đó có xây dựng thí điểm những mô hình Tổ hợp tác mang tính tiên phong để có thể giới thiệu và nhân rộng trong thời gian tới ở địa phương. Ghi nhận trong CM KTTT số tháng 2, mời quí vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Phat huy lợi thế từ địa bàn miền núi có cây tre chất lượng tốt, cùng với lực lượng lao động địa phương là người dân tộc vùng núi có tay nghề nên tổ sản xuất về mặt hàng tre đan đã được thành lập. Hiện nay có 7 nhóm sản xuất sản phẩm tre với 49 thành viên ở khu vực các xã Bắc Hướng Hóa. Các nhóm đã được tạo điều kiện tập huấn về kỹ thuật, được hỗ trợ một số trang thiết bị máy móc như máy tiện, máy mơn, máy cắt và quá trình tổ chức vận hành sản xuất.

Khai thác nguồn nguyên liệu là lâm sản ngoài gỗ sẵn có tại địa phương, cụ thể là cây tre, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, nhìn chung các tổ sản xuất đều đã tạo ra được nhiều loại sản phẩm, từng bước đáp ứng được như cầu của thị trường.

PV: Anh HỒ VĂN GIỎI- Tổ sản xuất tre Trăng- Tà Puồng- Hướng Việt- Hướng Hóa- Quảng Trị

Tuy vậy, vấn đề khó khăn đối với các nhóm sản xuất đang gặp phải hiện nay là thị trường đối. Về nguyên nhân, các loại sản phẩm chế tác từ tre chủ yếu bán cho khách du lịch, nhất là với du khách ở các thành phố phát triển về du lịch, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ.

PV: Anh Hồ Văn Giỏi - Tổ sản xuất tre Trăng- Tà Puồng- Hướng Việt- Hướng Hóa- QT

PV: Ông Nguyễn Đình Đại-  Trưởng đại diện VP tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam tại Quảng Trị  ( hướng đầu ra cho sản phẩm)

Với loại lâm sản ngoài gỗ cũng chính từ cây tre sẵn có trong tự nhiên, được người dân bản địa gọi là cây A Ho, với sự hỗ trợ của  tổ chức nước ngoài tại QT, Tổ hợp tác Doa Bụt, xã Hướng Phùng có thêm điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm măng tre A Ho theo hướng vừa mở rộng về quy mô, vừa đảm bảo về chất lượng, từ đó góp phần tạo thu nhập đáng kể 10 thành viên chính của tổ hợp tác. Về thời gian sản xuất măng A Ho hàng năm thường bắt đầu vào khoảng tháng 5,  là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài liên tục khoảng từ 3 đến 4 tháng. Một điều đáng mừng là sản phẩm măng A Ho có thị trường khá ổn định.   

PV: Ông HÀ NGỌC ANH DŨNG - Tổ trưởng Tổ hợp tác Doa Bụt- Hướng Phùng- Hướng Hóa- Quảng Trị

Từ thực tế người dân các xã miền núi phía Bắc Hướng Hóa chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng quá trình sản xuất và thu hoạch đều phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, nên gặp phải không ít khó khăn, sau khi có sự quan tâm, đồng hành từ nguồn kinh phí và hướng dẫn cách tiếp cận thị trường , các Tổ sản xuất đã được xây dựng sân phơi nông sản, giúp cho người nông dân phơi sấy, sơ chế, vừa tránh bị hư hỏng vì mưa rét, vừa tạo thêm giá trị gia tăng cho nông sản và lâm sản ngoài gỗ. Ví như lúa sau thu hoạch được phơi khô kịp thời sẽ không bị ẩm móc, hạt trẩu được phơi khô sẽ được bán với giá tốt hơn, đồng thời có thể chủ động về thời gian bán ra thị trường.

Tạo sinh kế bền vững cho người dân gắn với bảo vệ môi trường luôn là mục tiêu luôn được tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam dành sự quan tâm. Và đây là mô hình vườn ươm cây bản địa đầu tiên ở khu vực Bắc Hướng Hóa, được thực hiện bởi HTX Nông nghiệp Sơn Nguyên trên địa bàn xã hướng Phùng, huyện Hướng Hóa được tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam hỗ trợ.

PV: Ông TRẦN VĂN MÃO - Giám đốc HTX Sơn Nguyên- Hướng Phùng- Hướng Hóa- Quảng Trị.

Với quy mô và công suất dự kiến sẽ tăng dần qua hàng năm, kỳ vọng vườn ươm của HTX Nông nghiệp Sơn Nguyên sẽ trở thành nơi cung ứng các loại cây giống cây bản địa đảm bảo chất lượng cho người dân có nhu cầu trồng rừng không chỉ ở Hướng Phùng, mà còn có thể mở rộng ra các xã như Hướng Lập, Hướng Việt và Hướng Sơn.

Đây là vườn trẩu 1 năm tuổi của chị Hồ Thị Vảy ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, thời gian qua, với sự hỗ trợ của tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam đã giúp cho gia đình chị có điều kiện để chăm sóc cây trẩu phát triển tốt với hy vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể trong những năm tới.   

PV: Chị HỒ THỊ VẢY -Thôn Chênh Vênh- Hướng Phùng- Hướng Hóa- Quảng Trị.

Nhằm giúp người dân trồng rừng để giữ đất ở các điểm sạt lở, vừa có thể hạn chế được sạt lỡ trong tương lai và tạo sinh kế lâu dài. Trong thời gian qua tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam cùng với chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ nhiều nhóm cộng đồng  thực hiện trồng trẩu trên diện tích 42 ha tại 4 thôn thuộc các xã Hướng Sơn, Hướng Lập và Hướng Việt.  Trong đó trẩu được lựa chọn vì là loài cây bản địa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, dễ sống, dễ phát triển, về lâu dài sẽ tạo nguồn thu đáng kể từ hạt cho người dân. Những mô hình tổ sản xuất trồng cây trẩu cũng được hình thành để cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Thành viên của các Tổ sản xuất cũng mong muốn và tin tưởng rằng với những hướng đi mới sẽ tạo điều kiện để người dân vùng núi phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, chống sạt lở.

Pv: Anh Hồ VĂN LA KAY- Thôn Trăng- Tà Puồng- Hướng Việt- Hướng Hóa

Trong điều kiện hậu quả thiên tai xảy ra vào cuối năm 2020 và ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hết sức nặng nề, tình hình đời sống của người dân nhiều địa phương của Quảng Trị phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân kiều ở địa bàn miền núi… Vì vậy quá trình kết nối và hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, sự quan tâm của chính quyền địa phương với những mô hình tổ sản xuất, HTX về sinh kế bền vững, kết hợp khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường đang thực sự mở ra hy vọng, giúp cho người dân ở nhiều cộng đồng có thêm điêu kiện thuận lợi  để vươn lên trong cuộc sống.

Chào cuối.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 06/02/2022 17:52 Lê Vĩnh Nhiên 07/02/2022 15:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà