Dọc đường VN 20/5
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 20/5 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :về "Hình tượng Bác Hồ trong kịch Xuân Đức" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 20/5 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 24/5 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct là bài viết về hình tượng Bác Hồ trong kịch Xuân Đức, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct là đôi nét tùy bút Chế Lan Viên, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...Thân ái chào tạm biệt.

      KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TRONG KỊCH XUÂN ĐỨC.

                                                                                            

                                                                                              (Xuân Đức)

 

   Bên cạnh nhà tiểu thuyết Xuân Đức, còn song hành một nhà viết kịch Xuân Đức (1947-2020). Nếu tiểu thuyết là dương bản của chiến tranh thì hầu hết kịch bản là âm bản của chiến tranh, như hai mặt của một tờ giấy, hai mặt của một vấn đề bổ sung cho nhau, cộng hưởng với nhau.

   Nhìn lại thì thấy sự nghiệp văn học và sân khấu của cố nhà văn Xuân Đức có vẻ suôn sẻ và gặt hái nhiều thành công. Kỳ thực nhiều khi không phải thế. Trước khi qua đời ít lâu, trong một cuộc trò chuyện dài với tác giả bài viết này, nhà văn đã thổ lộ những điều mà rất nhiều người chưa biết, đó là số phận của vở kịch "Cái chết chẳng dễ dàng gì" viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Theo kịch tác gia, số là năm 1985, Đoàn kịch nói Quân đội nơi ông đang công tác giao nhiệm vụ cho tác giả Xuân Đức viết một vở kịch về Bác Hồ. Ông bắt tay viết và hoàn thành kịch bản "Cái chết chẵng dễ dàng gì" nhưng đáng tiếc không được cấp trên duyệt và đương nhiên càng không có chuyện công diễn. Ông cất kịch bản vào ngăn kéo. Năm năm sau, khi đã ra quân làm lãnh đạo sở Văn hóa thông tin Quảng Trị thì có cuộc phát động sáng tác về Bác Hồ của Tổng cục chính trị. Ông lại lục tìm kịch bản cũ định bụng đọc và sửa lại để gởi đi dự thi. Nhưng cũng lạ, khi đọc lại, nhà văn thấy chẳng có thể sửa lại được gì, nên cứ vậy lại gởi đi. Kịch bản được ban giám khảo 8 người thì đều 8 giải A, và đoạt giải nhất tuyệt đối của cuộc thi. Sau đó vở kịch được một đạo diễn gạo cội là NSND Dương Ngọc Đức, tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đưa lên sàn diễn.

   Đến năm 2005 khi có cuộc phát động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" thì vở kịch được dựng lại để công diễn. Lần này đoàn kịch Quân đội đảm nhiệm, đạo diễn cũng là một nghệ sĩ tên tuổi: NSND Ngọc Huyền.  Lần này vở kịch cũng "lên bờ xuống ruộng" vì ý kiến lạc lõng của một ai đó nhưng rồi mọi chuyện cũng qua. Sau này năm 2012 vở kịch lại tiếp tục được công diễn và vinh danh. Và từ đó đến nay thì không hề có ý kiến khác đi về giá trị của vở kịch này, nó đã được khẳng định vững vàng. Kể lại câu chuyện này của nhà viết kịch Xuân Đức để thấy rằng sáng tạo văn học nghệ thuật là một lĩnh vực cực kỳ tế nhị và nhạy cảm, mang tính đặc thù và cần thận trọng, cân nhắc trong ứng xử với tác phẩm và nghệ sĩ.

   Nhà văn Đoàn Phương Nam, TBT tạp chí Cửa Việt cảm nhận (băng)

   Nhà văn Xuân Đức là con đẻ của chiến tranh và cách mạng. Vì vậy kịch cũng như tiểu thuyết của ông đều là những tấm gương phản chiếu hiện thực, trong đó có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh như chúng ta đã thấy qua tác phẩm và đã được công chúng ghi nhận. Đó cũng là hạnh phúc của một nhà viết kịch như nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức.

  

  

  

 

 

 

 ĐÔI NÉT TÙY BÚT CHẾ LAN VIÊN.

                                                                                       (Xuân Dũng)

 

 Trong tùy bút "Ý thức trước mùa hoa", nhà thơ lớn Chế Lan Viên đã viết:

"Yêu say mê cái đẹp, nhưng khi cái đẹp quá đẹp, quá nhiều, hình như lòng tôi lại do dự, chần chừ! Mình có quên mình đi chăng, quên công việc trên mỗi chúng ta còn rất nặng? Hoa quá đẹp,quá nhiều phảng phất cho ta cái cảm giác một thứ hạnh phúc gì đến hơi quá sớm với mình? Nhưng rồi tôi đã yên lòng! Sao lại còn quá sớm, hạnh phúc đó con đường ta đi đến nó đã 30 năm. Máu và hoa. Con đường dẫn đến hoa lúc này phải đi qua bao xương máu chứ phải bỗng dưng mà ta được hưởng!"

Nhiều người đã đặt chân đến Yên Tử và đã viết không ít giấy mực. Vậy mà nhà thơ lớn vẫn có cách nói riêng về một vấn đề không hoàn toàn mới thật hùng biện và thuyết phục khi tác giả "Đặt tên cho một mùa Xuân":

"... Tại nơi đây, tại rừng trúc, rừng tùng này, lần đầu tiên đã xuất hiện phái Phật giáo Trúc Lâm. Một phái Phật giáo không chịu ảnh hưởng Trung Quốc, không chịu ảnh hưởng Ấn Độ, một phái Phật giáo hoàn toàn Việt Nam "hoàn toàn dân tộc "như người ta nói. Lần đầu tiên Việt Nam có những vị Phật, không phải Phật Ấn, không phải Phật Tàu, mà là Phật ta - Phật Việt Nam. Phải ở một thế kỷ dân tộc lập được nhiều chiến công hiển hách, người ta mới dám nghĩ ra điều ấy, làm được điều ấy. Và chỉ chừng ấy thôi, cũng đủ cho ta đến viếng các ngôi chùa, đỉnh tháp ở đây, đến cái Giê - ru – da - lem Yên Tử"

 Khi ra nước ngoài dự đại hội các nhà văn Quốc tế, Chế Lan Viên vẫn gan ruột với quê nhà. Với tư cách là sứ giả văn hóa, ông đã đem đến cho bạn bè Quốc tế bài ca con gà Kẻ Diên nổi tiếng của đất Hải Lăng, với hai câu kết bất hủ:

Đừng than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc còn chồi nảy cây.

Ông kể với bạn bè Quốc tế chuyện trạng Vĩnh Hoàng -Vĩnh Linh vẫn nở rộ trong những ngày khói lửa triền miên, đạn bom trút xuống như mưa, sự sống chết chỉ còn trong gang tấc. Ông ví con gà Kẻ Diên với loài chim phượng hoàng lửa cao quý được tôn thờ ở nhiều nước phương Tây vì tượng trưng cho tinh thần bất diệt và sức sống vĩnh hằng.

Cũng trong bài tùy bút "Ý thức trước mùa hoa" khi luận bàn về hoa, bỗng dưng tác giả có những liên tưởng khá bất ngờ về một người đồng hương - Tổng Bí thư Lê Duẩn:

"Bánh mì và hoa hồng". Tôi nhớ một khẩu hiệu nổi tiếng. Tôi lại nhớ lời của đồng chí Lê Duẩn: “...Người ta cần xem hát, xem hoa. Và xem hát, xem hoa làm cho tình cảm con người trong sáng hơn. Có thể một ngày nào đó người Việt Nam ta không còn ghét nhau nữa được không?" Đồng chí tiếp thêm: "Chúng ta làm thế nào để ngày mai con người Việt Nam trở thành những con người mới có văn hóa, không chỉ là những người chiến đấu kiên cường nhất, mà còn là những người có văn hóa đẹp nhất. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là thỏa mãn mọi nhu cầu tinh thần và vật chất. Đó là mục đích của chủ nghĩa cộng sản. "Những lời ấy làm tôi suy nghĩ ..."

Và những lời ấy cũng khiến hết thảy chúng ta suy nghĩ...

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 16/05/2022 13:35 Lê Vĩnh Nhiên 20/05/2022 13:35
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà