Dọc đường văn nghê 27/5
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 27/5 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Đôi nét về nghệ thuật ký văn học" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 27/5 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 31/5 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét nghệ thuật ký văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng theo dõi -Phần cuối ct là cảm xúc khi nhớ về một nhạc si tài danh Quảng Trị, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

      ĐÔI NÉT  NGHỆ THUẬT KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.

                                                                                        (Xuân Dũng)

 

  Ký văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn nổi tiếng quê Quảng Trị thể hiện rõ phong cách văn-triết-sử bất phân của ông. Sự uyên bác và tài hoa cũng như tình cảm sâu nặng của ông với quê hương đất nước. Vì thế ký của ông được nhiều người yêu thích.

  Nhà thơ Võ Văn Hoa ở Quảng Trị cảm nhận (băng)

   Trong bút ký “Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say” độc giả thú vị trước một Quảng Nam như quen mà như lạ. Bắt đầu từ tên gọi Quảng Nam ra đời từ năm 1471 thời Lê Thánh Tôn và danh xưng hành chính Quảng Nam thừa tuyên với nghĩa : “đất mở rộng về phía Nam, vâng lệnh vua để tuyên dương đức hóa”.

  Rồi nhà văn có cách nhìn thật khác : “Từ đỉnh đèo đổ về phía Nam, Trường Sơn chĩa thành những mũi đá kề cận nhau, giống như một đoàn người khổng lồ xô ra biển, nghịch ngợm choãi chân đá sóng, sóng vỗ sôi réo nơi ghềnh đá  như tiếng cười của cuộc chơi miên trường của núi và biển”. Và rồi một sự- tình-của- đá lại xuất hiện trong tuyệt bút thi ca “Tạm biệt Huế” mà Hoàng Phủ đánh giá : “Chia tay Huế trên đỉnh đèo Hải Vân, Thu Bồn có một giọng thơ ngậm ngùi thật lạ:

    Tạm biệt Huế với chiếc hôn thầm lặng

   Anh trở về hóa đá phía bên kia”

   Hoàng Phủ miên trường trong cảm hứng sử thi nhớ về đám cưới mở cõi “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm...” của Huyền Trân Công Chúa cho đến thuyết  địa linh nhân kiệt mà loài cây Lô hội sinh tồn trên núi Ngũ Hành Sơn là một minh chứng,  gợi nhắc đến một câu nói nổi tiếng của một nhân vật kịch nước ngoài “Tồn tại hay không tồn tại”. Để rồi hành trình tâm sự ấy lại chạm đến hơi hướng và  ca từ “Hòn Vọng Phu” của nhạc sĩ Lê Thương. Và lời kết vang lên hào sảng : “Đúng thế, Tổ quốc đã trao cho Quảng Nam một cửa biển và một thanh kiếm. Cầm lưỡi gươm thân phụ lưu truyền, sáu bảy trăm năm đứng trấn nơi hải khấu chiến lược, người Quảng Nam chưa bao giờ thiếu sót trong bản lĩnh bảo vệ Tổ quốc. Trên từng dòng quốc sử, đấy là điều khẳng định”.

   Trong bút ký  “Qua bài thơ “Vịnh Tam Tài” của Trần Cao Vân thử tìm quẻ “Nhân” trong Kinh Dịch” tác giả đã thử giải mã một ẩn số quan yếu bậc nhất trong hành trạng của Trần Chí Sĩ được phủ khói sương suốt gần thế kỷ.  Bởi Kinh Dịch là một kinh thư cổ điển uyên áo khôn lường mà trước hết là vẫn là vũ trụ quan Đông Phương và dù được xem là  “đạo của người quân tử”  thì chỗ đứng của Con Người là ở đâu trong Kinh Dịch vẫn là nỗi băn khoăn triết học lớn nhất của Trần Cao Vân     Luận đề triết học về quan hệ Thiên-Địa-Nhân được Trần Cao Vân thể hiện qua bài thơ “Vịnh Tam Tài”:

    Trời đất sinh ta có ý không?

    Chưa sinh Trời Đất có ta trong

    Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh

    Trời Đất in ta một chữ đồng

    Đất nứt ta ra Trời chuyển động

    Ta thay Trời mở Đất mênh mông

    Trời che Đất chở  Ta thong thả

    Trời-Đất-Ta đây đủ Hóa công.

   . Người viết còn cả quyết :” Dù chưa hoàn tất bản thảo, qua bài thơ Vịnh Tam Tài, chúng ta vẫn nhận rõ ở Trần Cao Vân diện mạo của một nhà tư tưởng lớn, với một Kinh Dịch Việt Nam mang tư tưởng nhân bản chưa từng có...”

  

                           NHỚ NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ.

                                                                                                (Xuân Dũng)

 

 

   Trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, Hoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ tài danh. Ông quê ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuộc Hoàng tộc Bích Khê nổi tiếng về khoa bảng và văn học nghệ thuật.

     Trong lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  sinh năm 1929 mất năm 2001 là một chân dung nổi tiếng được hàng triệu khán giả hâm mộ. Ông đã sáng tác gần 200 ca khúc, được nhớ đến bởi những bài hát  mang âm hưởng dân gian, chất chứa tình quê, hồn quê lai láng như : Đường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Duyên quê, Túp lều lý tưởng…những ca khúc trở thành tiếng lòng người Việt qua mấy thế hệ. Ngoài tư cách là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông còn là nhà soạn kịch và đạo diễn phim video.

  Đánh giá ca khúc của ông, nhạc sĩ Tuấn Khanh, khẳng định:  Âm nhạc của Hoàng Thi Thơ là một nét độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ ai. Nhạc thuật của ông biến hóa đôi khi hết sức dàn trải, đôi khi lại ứng dụng phương thức điệp âm, môtip rất gần gũi dễ nhớ, nhưng trong ca từ luôn luôn giàu có hình ảnh những nét đẹp của quê hương, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. Giai điệu của ông phần lớn sảng khoái, sôi nổi và là một sự kết hợp độc đáo của phong cách của miền Trung - Quảng Trị quê hương ông và miền Nam - nơi ông có hơn 40 năm sống và sáng tác, hoạt động nghệ thuật.

Vốn từng tham gia kháng chiến, là bạn của những nghệ sĩ thế hệ đầu của Việt Nam như nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư... miêu tả của ông trong âm nhạc cũng đầy tính cổ điển nhưng lại rất thơ mộng và dân dã. Nhiều bài hát của ông gần như là bài hát “cửa miệng” của các thế hệ người Việt dù ở trong nước hay đi xa, như Ðường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Ðám cưới trên đường quê, Ô kìa đời bỗng dưng vui...

 

 Khi về ngôi nhà thơ ấu kỷ niệm nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sẽ thấu hiểu hơn về nơi chôn nhau cắt rốn của một tài năng âm nhạc. Ngôi nhà hương hỏa tọa lạc ở làng hòa mình giữa thiên nhiên thôn dã chốn quê đã nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ. Này đây trong khu vườn với hoa trái chân quê ở miệt làng đồng bằng trù phú, với cảnh vật an lành như muốn níu chân người thăm viếng.

    Một mái nhà tranh đơn sơ với những đồ vật lấm láp chân quê của người nông phu thức khuya dậy sớm bạn cùng đồng ruộng quây quần bên nhau trong một không gian đầy ắp quê hương. Chính nơi chốn này đã sinh hạ và dưỡng dục một nghệ sĩ đồng quê đích thực của dân tộc Việt Nam.

    Những bài hát của ông vẫn vang lên sau lũy tre làng, bên những hàng cau cho dù người sáng tác đã từ lâu đi vào miền thương nhớ. Họ, sau những bận rộn bên cánh đồng làng vào mùa thu hoạch lại gặp nhau trong những ngôi nhà của làng mạc Việt Nam mà hát cho nhau nghe những điều máu thịt mà người nhạc sĩ đã từng gởi gắm. Đó chính là hạnh phúc giản dị mà lớn lao của một đời nghệ sĩ.

    Và cho dù ông đã đi xa thì những người yêu quý ông vẫn tìm đến nghĩa trang ở tận nước Mỹ xa xôi mà thắp nén hương lòng tưởng nhớ.

   (Một đoạn bài hát "Đường xưa lối cũ" của Hoàng Thi Thơ)

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 23/05/2022 09:44 Phạm Xuân Dũng 23/05/2022 09:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà