Dọc đường văn nghệ 1/7
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường văn nghệ 1/7 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Bút ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về quê hương Quảng Trị" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 1/7 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 4/7 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Những người thực hiện ct: dọc đường văn nghệ xin kính chào quý vị và các bạn! Mở đầu ct là bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân bộ phim về ông vừa khởi chiếu, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct là bài viết cảm nhận về tác phẩm nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường văn nghệ, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

               NHÀ HIỀN TRIẾT TRONG ÂM NHẠC.

                                                                                                      (Xuân Dũng)

 

   Nhân phim "Em và Trịnh" được chiếu nhiều ở rạp, tạo nên nhiều luồng dư luận về hình tượng nhân vật Trịnh Công Sơn, chúng ta thử nhìn lại chân dung người cố nhạc sĩ thiên tài này.

  Vậy Trịnh Công Sơn, ông là ai ?

     Cũng như nhiều nghệ sĩ lớn thực sự, không dễ quy hồi tác phẩm Trịnh Công Sơn thành hàng ngang, hàng dọc như thể học trò sinh hoạt tập thể hay quân đội duyệt binh theo ý muốn vô tình hay chủ quan của người cảm nhận, cũng như không thể đưa về một khuynh hướng chính trị hay sáng tác nào đó mà người ta thích võ đoán, áp đặt theo kiểu "đẽo chân cho vừa giày". Trịnh Công Sơn thường vượt ra ngoài những niêm luật xã hội vốn gò bó và đầy định kiến một cách hồn nhiên nhi nhiên. Ông là một nghệ sĩ dù thiên tài nhưng có vẻ ngơ ngác đi giữa dòng đời xô đẩy, tràn ngập thị phi. Hãy để cho ông được chính là mình như bản thể vốn có của một người bình thường : cũng dại dột, cả tin, cũng nghi ngờ, ngộ nhận, cũng vấp váp, xót xa, cũng đau đáu tin yêu rồi bàng hoàng tuyệt vọng, cũng mâu thuẫn ngập tràn, và nhiều khi cũng có thể tầm thường như một con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải là một thần tượng hoàn mỹ không tì vết, được trang trí phấn son lộng lẫy trên bàn thờ mà xa lạ với nhân gian.

  Trong một chừng mực nào đó, cuộc đời nghệ sĩ của ông đơn giản một cách phức tạp. Nhạc của ông là đồng dao, là hành khúc, là tiếng than con cuốc đêm hè, là giọng kinh nhật tụng gần gụi mà xa vắng, là thốt lên lời đau mong mỏi hợp quần. Là cả những ước mơ Nghiêu Thuấn thiện lương, đẹp đẽ nhưng bất khả thi, là tuyệt vọng ngay cả trong hy vọng và ngược lại.

   Ông là người duy nhất đưa được triết học, tôn giáo, tư tưởng vào trong âm nhạc nhẹ như lông hồng. Những khái niệm cao siêu, những triết lý đau đầu, những chiêm nghiệm bên chiếc đầu lâu số phận phút chốc hòa tan vào trong âm thanh trong trẻo, u hoài và thanh lọc. Triết mỹ trong ca khúc của ông, vì vậy luôn quyến rũ và không bao giờ mòn cũ vì thường hát lên những điều muôn thưở.

  Nhạc ông hầu như không có chiến tuyến, không có giới tuyến điều mà bên ni, bên nớ hay thích lý giải, gò ép theo ý muốn chủ quan của mình. Mọi khế ước xã hội cho dù thời nào cũng như gò bó, chật chội đối với tâm hồn, tư tưởng của ông. Những đôi giày thế sự đều không vừa đôi chân của ông dù có lúc ông cũng phải đẽo chân cho vừa giày. Cho nên mọi cố gắng quy ông về một hướng đều khiên cưỡng và thất bại dù vô tình hay hữu ý.

  Những nghệ sĩ lớn kiểu như ông đều ở ngoài mọi thước đo và khuôn khổ. Ông và âm nhạc của ông tự do, tự tại theo cách của riêng mình, luôn thiết tha lương thiện, thái hòa.

   Trịnh Công Sơn chỉ có một nguyên bản đó chính là ông, mọi phiên bản chỉ là thứ cấp cho dù nhác trông có vẻ giống một đôi phần. Ông cũng không có luôn đệ tử chân truyền. Những nghệ sĩ như thế thường chỉ được sinh hạ một lần.

   Ông là nhà hiền triết trong âm nhạc, nhà thơ của những bài ca, có thể nói về những điều rất xưa mà không bao giờ cũ, những điều của mỗi người và của mọi người, của cả nhân loại,  những điều quý báu như khí trời để thở...

   Và ông vĩnh cữu !

 

(Cuối bài cho một đoạn nhạc bài "Nối vòng tay lớn" TCS)                                      

  CHẤT THƠ TRONG TÁC PHẨM HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.

                                                                                         (Xuân Dũng)

 

 Là một nhà văn, nhà văn hóa đọc nhiều, đi nhiều, nghĩ nhiều nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã  có không ít  tác phẩm viết về các vùng quê nước Việt từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau và như một lẽ thường tình quê nhà Quảng Trị đã thành máu thịt trong nhiều sáng tác của ông.

  Có một bài thơ ông sáng tác vào năm 1971, có tên “Ta xây mộ mày ở Bản Đông”, thể hiện quyết tâm chống Mỹ cứu nước bằng những vần thơ cháy bỏng, với những địa danh của nước bạn Lào và của quê hương Quảng Trị. Bài thơ vừa thiết tha vừa hùng tráng:

   Và trước ngõ Sêpôn

   Mày không bao giờ tìm thấy chiếc Cổng Vàng

   Đưa mày vào Đất Hứa

   Ở đây chỉ có tấm biển mang dòng chữ bình thường

   Như trước mọi khu vườn có chủ

   “Kẻ lạ mặt cấm vào”

   Nên mày chỉ bay chập chờn trên những điểm cao

   Rồi chạy trốn trước Sêpôn nổi lửa

   Bên dòng Xêbănghiên trong xanh

   Mày nghe Sêpôn  cười vang

   Thách đố.

 Nhà thơ cảnh báo với quân xâm lược bằng câu thơ được nhắc đi nhắc lại như một điệp ngữ “Ta xây mộ mày ở Bản Đông”. Bài thơ cảnh tỉnh đối phương phải từ bỏ dã tâm xâm lược, nếu không sẽ bỏ mạng:

   Ta xây mộ mày ở Bản Đông

   Không phải bằng đá hoa cẩm thạch

   Mà bằng xác máy bay thiết giáp

   Đến Bản Đông không tìm thấy đường về.

 ... Người đời sau đi qua Bản Đông

     Nghe vách đá âm vang tiếng quân ta vào chiến dịch

     Hương ngàn bay rừng động-hương ngàn bay

    Hoa Champa thơm lừng chiến công Lào Việt muôn đời

    Ơi Bản Đông, Bản Đông

   Những rừng già chưa ai biết tới

   Những núi non chưa có tên trên bản đồ thế giới]

   Con người đến đó một lần

   Đất đai đi vào ngàn năm...

 Chất thơ còn bàng bạc trong các bút ký thẫm đẫm tính văn chương của ông.

   Nhà văn có nhiều bút ký hay về quê hương Quảng Trị như “Hành lang của người và gió”, “Cồn Cỏ ngày thường”...và không thể không nhắc đến một văn phẩm tiêu biểu cho phong cách uyên bác, tài hoa, thấm đẫm nhân tình, đó là bài viết “ Đêm chong đèn nhớ lại” nghe như một câu hát của Trịnh Công Sơn trong ca khúc quen thuộc “Huyền thoại mẹ”.

 

   Đó là những thông tin nhân văn rất mực mà bổn phận những người cầm bút nhất thiết cần phải biết, như một nghĩa vụ của lương tâm.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 26/06/2022 19:39 Lê Vĩnh Nhiên 27/06/2022 17:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà