Dọc đường VN 8/7
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường văn nghệ 8/7 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Văn xuôi với quê nhà" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 8/7 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 12/7 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct : dọc đường văn nghệ xin kính chào quý thính giả! Mở đầu ct là bài viết về văn xuôi với quê nhà của tác giả Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe! *Phần cuối của ct : dọc đường văn nghệ là đôi nét về nhạc sĩ Phạm Duy, bài của Xuân Nguyên, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường văn nghệ, ct do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                                  VĂN XUÔI VỚI QUÊ NHÀ.

 

                                                                                             (Xuân Dũng)

 

   Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về quê nhà đã có những bút ký hay như là "Huyền thoại mẹ" viết về mẹ Thỏa ở Thành Cổ Quảng Trị.

   Từ câu chuyện của bà mẹ anh hùng, nhà văn lý giải : “ Nhiều đồng nghiệp khuyên chúng tôi dời trụ sở báo ra Đông Hà, dù sao vẫn đỡ “thiếu thông tin”hơn là ở đây.... ở mảnh đất Thành Cổ này, tôi vẫn nhận được những nguồn thông tin thật quan trọng, mà nhiều người khác không biết tới. Thí dụ như hài cốt của những người lính mà những người đi đào nhôm và sắt vụn, hoặc những thợ xây đào lên được hàng ngày từ độ sâu thứ hai dưới mặt đất, thí dụ như Khu nghĩa trang  của thị xã hàng tuần đều thêm những ngôi mộ mới mang tấm bia khắc hai chữ “Vô danh” , và thí dụ: những người dân như mẹ Thỏa mà tôi có thể gặp hàng ngày. Đó là những thông tin hết sức quan trọng cho công việc của tôi, chỉ còn ghi lại trong bộ nhớ của Đất. Dù rằng khi nghe tôi giãi bày, trong những cuộc bia bọt, có nhiều người cười tôi là mộng mị”.

  Cũng với tâm thức về nguồn, Hồ Sĩ Bình lại có cách nói khác.

   Chợ mà lại là chợ quê cố hương cứ đeo đẳng Hồ Sĩ Bình không dứt, vì đó tấm vé thông hành cho anh về lại tuổi thơ, về với mẹ xưa tảo tần, lam lũ, với món bánh ướt của làng chấm nước mắm Cửa Việt mà anh xếp hạng thuộc vào loại ngon nhất nước. Hương vị tuổi thơ không chỉ là chuyện món quà quê, chuyện văn hoá ẩm thực mà chứa chan những chuyện không thể nào nói hết cứ mãi theo anh đến hết cuộc đời. Đó quả tình là những thứ mà ta quen gọi nhiều khi mòn cũ là kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại dù cho người từng trải cũng không khỏi xốn xang :  “Thiệt lòng mà nói tôi ngồi nhìn anh chị trong đoàn ăn một cách ngon lành không gì sướng bằng, thầm tự hào về đặc sản chợ Thuận quê miềng. Ngon dở cũng tuỳ khẩu vị nhưng có một điều cái vị giác của mình từ ngày thơ dại đã quen với hương vị đầu đời mà mẹ nấu cho ta ăn, kể cả mấy món hàng vặt mẹ mang về cho con, nó như đóng đinh vào vị giác quen thuộc của mình. Huống chi những ngày ấy trong đôi mắt mẹ ngập tràn niềm vui khi nhìn đứa con út ăn một cách say sưa. Với một không gian tâm cảm như thế đã in đậm lên tâm hồn tôi một sự tiếc nuối vì biết mọi thứ đã qua đi không bao giờ quay lại được. Ngày ấy tôi quá vô tư, để có những món quà vặt trong thời buổi mọi thứ còn khó, mẹ đã dè sẻn cắt xén chút ít chi tiêu bữa ăn của cả nhà để mua quà cho tôi”.

     Người mẹ của anh vốn sinh hạ ở cù lao Bắc Phước, một người mẹ chân đất mà minh triết dầu rằng không biết chữ. Nhớ công ơn trời biển mẹ sinh thành dưỡng dục, người viết gọi quê mẹ là “miền đất Cù Lao” mà hai chữ cuối viết hoa tượng trưng cho người Mẹ vô vàn yêu dấu: “ “Mẹ tôi không biết chữ , một chữ bẻ đôi cũng không biết, vì thế đọc sách Thiền tôi rất thích Lục tổ thiền sư Huệ Năng vì ngài không biết chữ mà ngộ được những điều Phật dạy. Bù lại, mẹ tôi là một kho ca dao, tục ngữ đầy mình. Cuôc sống đụng đến bất kỳ chuyện nhỏ gì mẹ tôi cũng đều kịp ra “thơ” bằng ca dao, tục ngữ, phương ngữ để xử lý. Khi thì khuyên lơn dạy bảo con cái, những kỹ năng làm việc hay là những kinh nghiệm về thời tiết, cây cỏ, món ăn, quan hệ vợ chồng, xóm làng, láng giềng.

Và đó cũng là tâm cảm của nhà văn khi nhớ về mẹ, nhớ về làng quê chôn nhau cắt rốn, nhớ về cố hương trong nỗi niềm quặn thắt của một người con Quảng Trị xa xứ. 

           ĐÔI ĐIỀU VỀ NHẠC SĨ PHẠM DUY.

                                                                                             (Xuân Dũng)

   Những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, lúc tôi chừng hơn 10 tuổi. Hồi ấy cả nước còn nghèo khó, lạc hậu. Khi hòa bình mới lập lại sau ngày 30/4/1975 thì gian nan, thiếu thốn trăm bề. Đói cơm, đói cả các món ăn văn hóa tinh thần. Giữa vùng quê Quảng Trị còn ngổn ngang bom đạn thời hậu chiến, những đứa trẻ như tôi thường nghe người lớn hát lại những bài ca kháng chiến thời chống Pháp. Nhiều bài lắm nhưng thường là không biết tên tác phẩm mà chỉ nghe ca từ, giai điệu (có khi không thật chính xác). Sau này khi lớn lên, anh em chúng tôi tìm hiểu mới biết đó là những ca khúc như: Xa chiến khu của Đỗ Nhuận, Đường rừng của Trần Hoàn hay Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy... Còn nhiều bài hát nữa đến nay vẫn còn là ẩn số khi đi tìm nguyên bản, tên tác giả, tác phẩm.

   Trong số những bài hát kháng chiến chống Pháp có một bản hùng ca, giai điệu hùng tráng mà pha chút gì lãng mạn, sau này mới biết là của Phạm Duy:

Bông Lau!Bông Lau! Rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh ngàn đời về sau
Khi quân ta tiến ra, vung gươm lên chói lòa
Là quân Pháp một đi không còn về.

Bông Lau!Bông Lau!Rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh ngàn đời về sau
Khi quân ta tiến ra như phong ba oán thù
Là quân Pháp một đi không còn về.

Bông Lau!Bông Lau!Rừng xanh pha máu
Hương thơm sơn khê toàn dân yêu dấu
Khi quân ta tiến ra như phong ba oán thù
Là quân Pháp một đi không còn về.


Bông Lau!Bông Lau!mồ chôn quân Pháp
Biên cương ghi danh ngàn đời về sau
Khi dân nghe súng vang, quân ta đang giết thù
Mừng chiến sĩ Việt Nam lập công...

   Ba mẹ tôi là dân Việt Minh ngày trước thường kể rằng: hồi ấy trong chiến khu Cây Xoài của quê hương Quảng Trị, những cán bộ tuyên truyền đưa những bài hát từ chiến khu Việt Bắc xa xôi vào với đồng bào chiến sĩ miền Trung: Bình - Trị - Thiên khói lửa. Giữa bốn bề núi rừng Quảng Trị, những bài hát chống giặc ngoại xâm, ngợi ca tinh thần yêu nước vang lên nức lòng người, giục giã tâm hồn trẻ già trai gái.

(Một đoạn bài hát "Bông Lau-rừng xanh pha máu")

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 02/07/2022 09:42 Lê Vĩnh Nhiên 06/07/2022 16:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà