Radio- sẽ chia lời muốn nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Chương trình Radio ngày 15.4.2023

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!

Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, trong đó, âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Đó là những điệu hò man mác xa khơi, là tiếng ru con vời vợi giữa trưa hè. Là nỗi niềm người đi khi nghe câu ví dặm, là sự khắc khoải ngóng đợi chờ trông, là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách của mỗi con người qua những câu hò điệu lý mộc mạc, ân tình.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để mỗi người dân đất Việt trở về với cội nguồn của ông cha. Chính vì vậy, đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp quan trọng để giáo dục lòng yêu mến và tự hào với những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung. Đó cũng là chủ đề của chương trình Radio- sẽ chia điều muốn nói tuần này. Quý vị quan tâm đến chương trình, hãy liên lạc với chúng tôi qua sđt 02333.595.399 để tương tác cùng khách mời là cô giáo Trần Thị Diễm Lệ -Giáo viên âm nhạc trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, TP Đông Hà.

Trích chị Lệ hát dân ca.

PTV1: Vâng! Xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Diễm Lệ với một trích đoạn dân ca vô cùng ngọt ngào. Chị có thể chia sẽ về làn điệu dân ca mà chị vừa thể hiện cùng quý thính giả của chương trình đc ko ạ?

Chị Lệ trả lời….....(Nói về nguồn gốc và ý nghĩa bài dân ca vừa hát)

 PTV2: Thưa chị! Là một người hát dân ca rất hay, vậy cái duyên đưa chị đến với niềm đam mê loại hình âm nhạc này từ đâu ạ?

Chị Lệ trả lời..

PTV3: Và phải chăng đó cũng là lý do để khi trở thành 1 giáo viên dạy âm nhạc của trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, chị đã đem tình yêu dân ca của mình để truyền đạt cho các em học sinh pk ạ?

Chị Lệ trả lời…(Vâng! ..Nói về lý do thành lập clb dân ca của trường và chị là người đứng ra dẫn dắt các em đến với dân ca a sao?)

PTV: Xin cảm ơn những chia sẽ của cô giá Trần Thị Diễm Lệ. Tiếp nối chương trình hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức 1 bài hát dân ca sau đây:

Trích tiết mục dân ca của trường TH Nguyễn Tất Thành

PTV4: Quý thính giả vừa đến với 1 trích đoạn bài hát dân ca do các thành viên clb dân ca trường Nguyễn Tất Thành thể hiện. Thưa cô giáo Diễm Lệ! Cảm xúc của chị ntn khi được nghe lại bài hát dân ca do các em học sinh của mình thể hiện ạ?

Chị Lệ trả lời…(vô cùng xúc động và tự hào, đây là bài hát cô trò cùng tập để biểu diễn trong dịp Tết vừa qua…chị Lệ kể về những kỷ niệm khi tập bài hát này, những khó khăn, vất vả để dàn dựng ra sao…?)

PTV5: Hát dân ca không phải là dễ, đặc biệt với các em ở lứa tuổi học sinh thì tập hát cho các em là điều không ít khó khăn pk ạ?

Chị Lệ trả lời..(Đúng vậy, kể về những ngày đầu khi clb mới thành lập, cô và trò đã cùng nhau làm quen với dân ca ra sao? Tập hát cho các em những điệu đơn giản nào?Rồi từ từ tập phách nhịp, luyến láy đến các làn điệu khác ra sao?Ví dụ về phương pháp giảng dạy 1 bài dân ca cụ thể nào đó?Hát minh họa)

PTV6: Một quá trình nỗ lực rất lớn của cô và trò clb dân ca Nguyễn Tất Thành pk ạ! Thưa chị! Vậy những làn điệu dân ca nào được chị đưa vào giảng dạy cho các em học sinh ạ?

Chị Lệ trả lời…

PTV 7: Với vùng đất Quảng Trị gắn với những làn điệu dân ca BTT, chị đã sưu tầm và tập hát cho các em biết về làn điệu dân ca của quê hương mình ntn ạ?

Chị Lệ trả lời…(nhắc đến việc tập hát bài chòi cho các em-hát 1 đoạn minh họa)

PTV: Xin cảm ơn những chia sẽ của chị. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Radio, sẽ chia lời chưa nói. Khách mời tuần này của chúng tôi là cô giáo Trần Thị Diễm Lệ- Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, TP Đông Hà. Lúc này thông qua sđt của chương trình 02333.595.399 chúng tôi đã nhận được tín hiệu của thính giả muốn tương tác cùng khách mời của chương trình. Xin mời bộ phận ký thuật kết nối tín hiệu đt ạ.

Câu hỏi thính giả:

Câu 1: Xin chào cô giáo Diễm Lệ-khách mời của chương trình Radio- sẽ chia điều muốn nói. Thưa cô! Tôi là 1 phụ huynh có con đang học cấp 1. Con tôi vốn có năng khiếu âm nhạc và cháu cũng vô cùng thích thú với các bài hát dân ca. Tuy nhiên hiện tại trường cháu chưa có clb dân ca để sinh hoạt. Vậy để giúp cháu thõa mãn niềm đam mê với dân ca, xin cô có thể tư vấn giúp tôi một số phương pháp giúp cháu học hát dân ca ạ? Tôi xin cảm ơn cô.

Chị Lệ trả lời..(Xin cảm ơn câu hỏi của 1 phụ huynh…..)

Câu 2: Thưa cô giáo Diễm Lệ! bản thân tôi cũng là 1 giáo viên âm nhạc, luôn muốn ấp ủ thành lập 1 clb dân ca trong trường học để truyền dạy cho các em học sinh. Xin cô chia sẽ một vài kinh nghiệm để bắt tay xây dựng mô hình này trong trường học ạ?

Chị Lệ trả lời…

PTV: Vừa rồi chúng ta đã nghe 1 vài ý kiến của thính giả gửi về cho khách mời của chương trình. Với những chia sẽ của cô giáo Trần Thị Diễm Lệ, hy vọng đó sẽ là những thông tin bổ ích gửi đến các ý kiến trong chương trình hôm nay. Tiếp tục câu chuyện với cô giáo Diễm Lệ.

PTV8: Thưa chị! dân ca là tiếng nói ân tình, thiết tha của nhân dân ta ngày trước, gắn liền với hình ảnh gần gũi, mộc mạc. Đối với từng vùng miền khác nhau trên đất nước VN có nhiều loại hình dân ca đặc trưng mang âm hưởng riêng biệt. Theo chị ngoài là 1 loại hình âm nhạc dân gian truyền thống, dân ca có ý nghĩa giáo dục ra sao đối với con người đặc biệt là các em ở lứa tuổi học sinh ạ?

Chị Lệ trả lời…

PTV9: Và qua thực tế giảng dạy, chị nhận thấy các em học sinh của mình khi tham gia clb dân ca với tinh thần ntn ạ?

Chị Lệ trả lời…(ban đầu thì hơi ngại ngùng nhưng dần dần mạnh dạn….và bây giờ nhiều em đã hát rất hay…)

PTV: Vâng! Có thể thấy, việc thành lập clb dân ca trường học rất có ý nghĩa bởi đây không chỉ là 1 loại hình âm nhạc truyền thống mà thông qua các làn điệu dân ca còn mang rất nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Chúng ta hãy cùng nghe một vài chia sẽ của các em đến từ clb dân ca trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành sau đây:

*Phỏng vấn 3 vài ý kiến của các bạn học sinh khi được tham gia vào clb dân ca Nguyễn Tất Thành:

(1.Khi tham gia clb dân ca của trường học do cô Diễm Lệ giảng dạy, em cảm thấy ntn? 2. Khi học dân ca em thấy cái khó nhất là gì? 3. Thông qua các bài hát dân ca đã mang lại cho em những bài học quý giá nào?)

PTV10: vâng! Đó là những suy nghĩ, những cảm xúc rất đáng yêu của các em khi được tham gia vào clb dân ca của trường mình. Thưa chị Diễm Lệ! Trong phần đầu của câu chuyện, chị đã đề cập đến việc đưa các làn điệu dân ca trong hát bài chòi dạy cho các em học sinh của mình. Chị có thể cho biết lý do tại sao ạ?

Chị Lệ trả lời…(bài chòi là loại hình di sản văn hóa đã được Unesco công nhận, với Quảng Trị dân ca bài chòi là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo được nhân dân ta tổ chức vào những dịp Tết….)

PTV11: Vâng! Và so với việc dạy hát dân ca thông thường thì dạy hát những làn điệu dân ca liên quan đến bài chòi có khó hơn hay ko ạ?

Chị Lệ trả lời… (khó hơn, vì trong bài chòi 1 lúc phải kết hợp nhiều làn điệu khác nhau trong 1 bối cảnh…VD hát minh họa)

PTV12: Được biết, ngoài là 1 giáo viện âm nhạc thì được biết chị còn nhiều lần tham gia biểu diễn dân ca bài chòi do ngành Văn hóa tổ chức vào những dịp Xuân mới phải ko ạ?

Chị Lệ trả lời….(….)

PTV 13: Vâng, để giúp cho các em học sinh cảm thụ được loại hình âm nhạc dân gian không phải là một công việc dễ dàng. Đặc biệt, ngoài kinh nghiệm giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên âm nhạc cũng phải có tình yêu và niềm đam mê với dân ca pk ạ?

Chị Lệ trả lời....(Đúng vậy…)

PTV14: Vâng! Và chị nghĩ ntn về vai trò của việc giáo dục âm nhạc truyền thống trong đó có dân ca hiện nay trong trường học ạ?

Chị Lệ trả lời..(vô cùng quan trọng, giúp hs hiểu hơn về loại hình âm nhạc cha ông, hiểu hơn về giá trị lao động….)

 Xin cảm ơn những chia sẽ của cô giáo Trần Thị Diễm Lệ và chúc chị sẽ luôn là người truyền lửa tình yêu dân ca cho các thế hệ học trò của mình.

MC: Thưa Quý vị! Với đặc điểm văn hóa vùng miền, dân ca đã in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam và trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của bao thế hệ.  Ngày nay dạy và hát dân ca không chỉ là một nhu cầu mà còn là một nhiệm vụ trong chương trình giảng dạy âm nhạc cho học sinh trong trường học, từ đó góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông. Đến đây chương trình radio- sẽ chia điều muốn nói tuần này xin khép lại tại đây. Những người thực hiện chương trình Ánh Tuyết…….Thân ái chào tạm biệt Quý thính giả.

Trích 1 tiết mục dân ca trường Nguyễn Tất Thành

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 11/04/2023 09:25 Lê Vĩnh Nhiên 11/04/2023 16:25
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà