Ra đi o sẽ chia điều chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Radio -sẽ chia lời chưa nói

 Chủ đề: “Những chia sẻ từ tâm lý học đường?”

MC:  Xin kính chào Quý thính giả đang đến với chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình của chúng tôi hiện đang phát trên sóng FM tần số 92,5mkz Đài PTTH Quảng Trị. Qúy thính giả quan tâm đến chương trình, xin hãy liên lạc với chúng tôi qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện thoại về cho chương trình thông qua sđt 02333.595.399. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ email: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

Rất mong nhận được những chia sẽ của quý thính giả gửi về cho chương trình.

Thưa Quý vị và các bạn! Chủ đề của tuần này là “Những chia sẻ từ tâm lý học đường” chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với khách mời của chương trình là em Trần Lê Diễm Quỳnh- học sinh lớp 11 trường THPT thị xã Quảng Trị

Xin gửi lời chào đến em Trần Lê Diễm Quỳnh đã cùng tham gia với chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói tuần này.

Diễm Quỳnh: Xin chào chương trình

MC: Vâng, xin cảm ơn em Diễm Quỳnh

Bài hát: Con đường đến trường

MC: Kính thưa Quý vị!

Tâm lý học đường là cụm từ đang được các bậc phụ huynh, nhà trường quan tâm. Bạo lực học đường, sức ép từ bài vở, thầy cô khó khăn, bạn bè dè bỉu… tất cả những vấn nạn đó đang có thể là tình trạng mà các em học sinh  gặp phải ở trường nhưng không dám lên tiếng.  Chính vì thế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em. Vậy với các em làm thế nào để vượt qua được, đó cũng là vấn đề mà không chỉ phụ huynh, nhà trường, xã hội mà ngay cả chính bản thân của các em cũng quan tâm đến. Và hôm nay, trong chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói muốn chia sẻ đến các em những vấn đề liên quan đến tâm lý học đường mà các em đang gặp phải.

Quý vị và các bạn thân mến! Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện cùng vị khách mời hôm nay, chúng tôi muốn chia sẽ cùng khách mời và Quý thính giả tâm sự của một người bạn vừa gửi đến cho BBT chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói trong những ngày vừa qua.

Trích thư. Kính gửi BBT chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

(        Mình là một người nhút nhát ngay từ nhỏ, khi còn đi học cấp 1, cấp 2 mình rất ít bạn bè. Những năm tháng của tuổi học trò cấp 1, 2 trôi qua. Cho đến năm mình lên lớp 10, học sinh trong lớp đa phần là các xã chuyển về thị trấn để học, bạn mới có bạn cũ cũng có. Trong số đó, mình có quen một người bạn ở trường khác chuyển về. Đó là người bạn được tính là thân nhất của quãng thời gian đi học của mình từ trước đến nay. Khoảng thời gian đầu của năm lớp 10 là khoảng thời gian đẹp nhất bởi chúng mình ở bên nhau rất thân, lại còn giúp đỡ nhau trong học tập. Tuy nhiên qua năm lớp 11 do có một sự việc hiểu lầm rất lớn mà giữa mình và bạn ấy không còn thân nhau nữa. Có lẽ do đó là người bạn thân nhất của mình nên bản thân cũng rất bất ngờ và sốc tâm lý. Do tư nhỏ nhút nhát nên chuyện này diễn ra mình đã thu hẹp lại khoảng cách cũng không tiếp xúc với ai. Và chuyện của mình đã đến tai phụ huynh, mẹ đã tìm cách nói chuyện với mình, phân tích những điều đúng sai trong mối quan hệ giữa mình và bạn, đồng thời chỉ dẫn cho mình những điều hay lẽ phải. Sự đồng hành của mẹ đã làm cho mình tự chủ với bản thân, trực tiếp gặp bạn để nói ra những vướng mắc và từ đó mình và bạn cũng thân nhau trở lại. Và đã giúp mình tự tin hơn trong việc học và trong cuộc sống.

Bởi thế, qua câu chuyện của mình, mình cũng muốn nói với các bạn rằng sự quan tâm và thấu hiểu tâm lý của các bậc phụ huynh là rất quan trọng. Và chính bản thân mình cũng đã đọc được quyển sách “ Khi Người Ta Lớn”, quyển sách cũng đã giúp cho mình lấy lại tinh thần. Bởi trong cuốn sách  được tập hợp những bài tản văn, tạp bút của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc dành cho tuổi mới lớn, quyển sách này nhằm nói ra những lời khuyên bổ ích dành cho lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm lý và thể chất này: làm sao để đủ sức khỏe học hành, cách gì để xả stress sau mỗi kỳ thi, nghỉ hè ra sao cho hiệu quả, những sự kết nối cha mẹ – con cái…)

Bài hát:

MC: Chào Diễm Quỳnh, vừa rồi là một bức thư mà chương trình đã chia sẽ, thật là nhiều cảm xúc phải không ạ, là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, hiện nay các bạn ở lứa tuổi học sinh thường gặp những bất ổn về tâm sinh lý, xảy ra nhiều khúc mắc trong các mối quan hệ giữa thầy cô và bạn bè. Vậy, với bản thân Quỳnh suy nghĩ vấn đề này như thế nào?

Trả lời

MC: Quỳnh nè, có bao giờ em gặp những vấn đề bất ổn về tâm sinh lý như giận dỗi bạn bè, khúc mắc với các bạn khác…?

Trả lời

MC: Vậy khi gặp những vấn đề như thế Quỳnh đã giải quyết như thế nào?

Trả lời

MC: Khi gặp những bất ổn khúc mắc mà chị vừa nhắc đến đối với lứa tuổi học sinh, người mà Quỳnh muốn chia sẻ và mong nhận được sự quan tâm nhất đó là ai?

Trả lời

MC: Vâng, xin cám ơn những chia sẽ từ em Trần Lê Diễm Quỳnh lớp 11, trường THPT thị xã Quảng TrịHọc giỏi và tham gia nhiệt huyết vào các hoạt động với Diễm Quỳnh đó là sự nổ lực để em có thêm hành trang bước vào chặng đường mới trong tương lai.

Tiếp nối chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tặng Quý thính giả ca khúc:” Lời trái tim muốn nói”. Chúng ta cùng thưởng thức.

Bài hát: Lời trái tim muốn nói

MC: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Khách mời của chương trình tuần này là em Trần Lê Diễm Quỳnh lớp 11, trường THPT thị xã Quảng Trị.

Và bây giờ mời  quý vị và các bạn cùng lắng nghe ý kiến từ một giáo viên của trường ………..

Băng ghi âm

MC: Với chủ đề: “Những chia sẽ tâm lý học đường” chúng tôi xin được tiếp tục trở lại cuộc trò chuyện với khách mời hôm nay.

MC: Hiện nay học sinh ở độ tuổi này thường thiếu các kỹ năng sống cơ bản, như: kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp - hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề...  Diễm Quỳnh nè, em đối với kỹ năng sống em đã trang bị cho bản thân mình như thế nào?

Trả lời

MC: Theo thông tư 31/2017/TT-BGDĐT có quy định về thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường. Từ quy định trên thì cơ cấu của Tổ tư vấn tâm lý học đường sẽ bao gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Trường THPT thị xã Quảng Trị của Quỳnh đã thành lập tổ này chưa và khi tổ này thành lập theo Quỳnh sẽ giúp cho các bạn học sinh như thế nào trong vấn đề tâm lý học đường?

Trả lời

MC: Ở trường Quỳnh đã được tham gia vào các hoạt động về tâm lý học đường như thế nào?

Trả lời

MC: Có thể thấy, học sinh đang phải đối diện với nhiều áp lực trong cuộc sống dẫn đến những trở ngại về tâm lý, nhưng lại không thể chia sẻ do bố mẹ ít lắng nghe hoặc thiếu kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi...Với Quỳnh, em có suy nghĩ như vậy không?

Trả lời

MC: Hiện nay, đối với lứa tuổi học sinh có rất nhiều hoạt động như: thiện nguyện, sinh hoạt theo chủ điểm…Chính những hoạt động tập thể này đã gắn kết các bạn học sinh lại với nhau, hiểu nhau hơn và đoàn kết hơn. Với Quỳnh em có tham gia những hoạt động này không và những hoạt động này giúp em như thế nào trong học tập và cuộc sống?  

Trả lời

MC: Ngày nay mạng xã hội rất phát triển, lên mạng cũng là cách tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho việc học tập. Vậy Quỳnh sẽ chọn lọc những thông tin như thế nào khi lên mạng như thế nào để chọn lọc thông tin cho bản thân mình?

Trả lời

MC: Vâng xin cám ơn Trần Lê Diễm Quỳnh với những chia sẻ thật bổ ích.

Thưa quý vị và các bạn! Tâm lý học đường là một trong những vấn đề quan trọng của ngành giáo dục đào tạo. Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đẩy mạnh công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Vậy làm thế nào để bạo lực học đường, những vấn đề về tâm lý không xảy ra với các em học sinh. Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe ý kiến của ông Nguyễn Văn Huyện-Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị:

Ý kiến

MC: Thưa quý vị và các bạn! Có thể thấy rằng việc giáo dục tâm lý học đường cho các em ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết. Là trẻ nhỏ, các em cần được nuôi dưỡng tâm lý lành mạnh, như thế các em sẽ có cơ hội để phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tinh thần. Chẳng những thành tích học tập tốt hơn mà học sinh còn xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết, gắn bó với các bạn cùng lớp. Học tập tốt, phẩm chất đạo đức tốt đó chẳng lại là những mục tiêu mà tất cả các em học sinh, cha mẹ, nhà trường và xã hội đều đang hướng đến sao. Vậy thì chẳng còn cách nào khác ngoài việc tư vấn tâm lý học đường cho tất cả mọi người ngay từ bây giờ.

Và những chia sẽ của Trần Lê Diễm Quỳnh-một học sinh lớp 11, trường THPT thị xã Quảng Trị cũng giúp cho quý vị và các bạn hiểu hơn về tâm lý của các em, biết được các em cần những gì và các em tham gia hoạt động như thế nào trong quá trình học tập ở trường. Từ đó, nuôi dưỡng cho các em có một tâm hồn đẹp, thân thiện với bạn bè để xây dựng cho mình một hành trang tốt vào trong tương lai.

Đến đây Ngọc Diệp…xin nói lời chào tạm biệt. Hẹn gặp lại quý thính giả trong những chương trình lần sau.

Bài hát: Mong ước kỷ niệm xưa

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 11/05/2023 09:32 Lê Vĩnh Nhiên 11/05/2023 16:21
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà