Radio- sẽ chia lời muốn nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Chương trình Radio- sẽ chia điều muốn nói 

PTV: Xin kính chào Quý vị và các bạn đang đến với chương trình Radio- sẽ chia điều muốn nói của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình của chúng tôi hiện đang phát trực tiếp trên tần số 92,5mkz. Kính thưa Quý vị và các bạn! Học sinh là một lực lượng đông đảo, là lực lượng tương lai xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó công tác phòng, chống bạo lực học đường là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các clip học sinh các trường THCS, THPT ở một số địa phương…đánh nhau ở ngay trong lớp học hoặc bên ngoài khuôn viên nhà trường. Những clip này là cú sốc lớn đối với phụ huynh và toàn xã hội; khiến chúng ta không khỏi xót xa, phẫn nộ trước tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng về tinh thần của học sinh, tạo tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng? Đây sẽ là nội dung của chương trình radio- sẽ chia lời muốn nói tuần này “Bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Quý vị  quan tâm đến chương trình, hãy liên lạc với chúng tôi qua sđt 02333.595.399  để tương tác trực tiếp với khách mời của chương trình hôm nay là cô giáo Trương Hồng Nga- Giáo viên tâm lý trường Trưng Vương, TP Đông Hà.

Nhạc cắt

PTV1: Trước tiên xin cảm ơn cô giáo Trương Hồng Nga đã đến tham gia cùng chương trình của chúng tôi. Thưa cô giáo Trương Hồng Nga! Chị nghĩ ntn về chủ đề hôm nay của chương trình: “Bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” ạ?

Cô Nga trả lời…(Gợi ý: tôi nghĩ đây là 1 chủ đề rất ý nghĩa, đặc biệt khi trong thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng…)

PTV2: Vâng! Như chị vừa chia sẽ thì bạo lực học đường đang trở thành 1 vấn nạn của xã hội. Vậy, chị có thể cho biết lý do xuất phát từ đâu mà hiện nay tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng ạ?

Cô Nga trả lời…(phân tích các nguyên nhân: chính bản thân học sinh, môi trường gia đình và xã hội; nhà trường …)

PTV3: Thưa chị! Có một thực tế hiện nay là bạo lực học đường phần lớn xảy ra ở các em học sinh độ tuổi THCS và THPT ạ. Vậy tại sao ở độ tuổi này tình trạng bạo lực học đường lại chiếm tỷ lệ lớn thưa chị?

Cô Nga trả lời…

PTV: Xin cảm ơn những chia sẽ của chị. Kính thưa Quý vị! Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Chúng ta hãy cùng đến câu chuyện về tình trạng bạo lực học đường sau đây:

Ps chèn: Là một trong những nạn nhân của bạo lực học đường thời cấp 2, đến bây giờ em Hồ Như Mai vẫn không thể nào quên được những ngày tháng đến lớp của mình từng bị một nhóm bạn bắt nạt và tẩy chay. Như Mai cho biết lý do bị bắt nạt xuất phát từ việc Như Mai vốn học giỏi, chăm chỉ nên luôn được các giáo viên (GV) yêu mến; đó là điều khiến một nhóm bạn trong lớp- hầu hết là học sinh khó dạy, chuyên đi bắt nạt người khác cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng: Như Mai giả tạo, tìm cách lấy lòng GV. Em đã bị các bạn tỏ thái độ ghét bỏ ra mặt và tìm đủ mọi lý do để gây khó dễ trong những giờ lên lớp khiến Như Mai bị rơi vào tình trạng mất ngủ, lo sợ và áp lực trong một thời gian dài.  Như Mai cho biết: khoảng thời gian ấy Mai bị cô lập hoàn toàn với lớp, ngoài vài HS ngồi gần thì không ai muốn nói chuyện với Mai. Ngày nào em cũng cố gắng đi học muộn hơn so với các bạn, canh lúc vừa vào lớp là đến giờ tự học để tránh không nói chuyện với ai. Về nhà Mai không dám kể với gia đình vì sợ mọi người lo cho mình. Mai  thậm chí không dám thi vào trường cấp ba yêu thích chỉ vì không muốn gặp lại các HS từng bắt nạt mình. Nhớ lại khoảng thời gian từng là nạn nhân của những trò bắt nạt khủng khiếp ấy, Như Mai mong rằng những nạn nhân bị bắt nạt sẽ biết cách tự bảo vệ mình, nếu nghiêm trọng hãy mạnh dạn nhờ người lớn giúp đỡ, đừng vì sợ hãi mà giấu diếm để người xấu có cơ hội làm hại mình nhiều lần.

PTV4: Thưa cô giáo Trương Hồng Nga! Vừa rồi chúng ta đã đến với 1 trong số rất nhiều những câu chuyện dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Cảm xúc của chị ntn sau khi nghe câu chuyện trên ạ?

Cô Nga trả lời…

PTV5: Thưa chị! Từ câu chuyện của bạn Như Mai vừa rồi và từ thực tế cuốc ống hiện nay có thể thấy: bạo lực học đường lại diễn ra trong môi trường các bạn nữ nhiều hơn các bạn nam pk ạ? Và theo cô tại sao lại có tình trạng này ạ?

Cô Nga trả lời….

PTV6: Vâng! Một thực tế chúng ta cũng phải công nhận rằng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay thì bạo lực học đường giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà có xu hướng lan rộng ra bên ngoài và trên mạng xã hội. Chỉ từ một xích mích nhỏ trên mạng xã hội cũng là một trong những nguồn cơn làm gia tăng bạo lực học đường pk ạ?

Cô Nga trả lời…(Đúng vậy, chỉ vì một commen trên mạng…)

PTV: Xin cảm ơn những chia sẽ của cô giáo Trương Hồng .Nga. Kính thưa Quý vị! Tuổi học trò là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi ấy cho ta những tình cảm trong sáng, hồn nhiên và thật đáng yêu. Phần tiếp theo chương trình, chúng tôi xin dành tặng Quý thính giả 1 ca khúc gắn liền với nhiều thế hệ học trò, bài hát: “Mong ước kỷ niệm xưa”

Trích: Bài hát “Mong ước kỷ niệm xưa”

PTV7: Vâng! Chúng ta vừa nghe ca khúc: “Mong ước kỷ niệm xưa”- một ca khúc ra đời đã khá lâu và gắn liền với nhiều thế hệ học trò. Thưa cô giáo Trương Hồng Nga, hẳn bài hát cũng rất quen thuộc với chị pk ạ?

Cô Nga trả lời…(Đúng vậy, bài hát làm tôi nhứ lại thưở học trò trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngày ấy những tình cảm của học trò rất chân thành, không có tình trạng bạo lực học đường như hiện nay)

PTV: Những tình cảm thật đẹp và thiêng liêng pk ạ? Quý vị và các bạn đang nghe chương trình radio sẽ chia điều muốn nói. Lúc này thông qua sđt 02333.595.399, chúng tôi đã nhận được tín hiệu của thính gia muốn tương tác với khách mời của chương trình. Xin mời kỹ thuật kết nối tín hiệu điện thoại.

1.Xin chào khách mời của chương trình radio sẽ chia lời muốn nói. Qua nghe những chia sẽ của cô Trương Hồng Nga, xin cô có thể tư vấn giúp chúng em một số cách thức xử lý tình huống khéo léo khi có những mâu thuẫn hay xích mích với các bạn nhằm tránh tình trạng bạo lực học đường như hiện nay ạ?

Cô Nga trả lời…

2.Thưa cô Trương Hồng Nga! bản thân tôi là phụ huynh đang có con ở độ tuổi học sinh THCS. Với tình trạng bạo lực học đường xảy ra hiện nay, tôi vô cùng lo lắng. Xin cô tư vấn giúp tôi một số biện pháp để phụ huynh đồng hành, bảo vệ các con khi bị bạo lực học đường ạ? Tôi xin cảm ơn cô.

Cô Nga trả lời…

PTV: Xin cảm ơn câu hỏi của thính giả gửi về cho chương trình. Hy vọng với những tư vấn của khách mời sẽ giúp chúng ta có thêm những kinh nghiệm hữu ích nhằm tránh tình trạng bạo lực học đường xảy ra. Tiếp tục câu chuyện với vị khách mời hôm nay.

PTV8: Thưa cô giáo Trương Hồng Nga! Nhiều người vẫn thường khuyên "một điều nhịn, chín điều lành" khi nạn nhân của bạo lực học đường "kêu cứu". Điều này có đúng không, thưa cô?

Cô Nga trả lời…

PTV9: Có thể thấy trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách con trẻ thì gia đình là cái nôi vô cùng quan trọng. Cha mẹ thường xuyên quan tâm và yêu thương con cái là biện pháp ngăn ngừa và chữa lành tổn thương từ bạo lực học đường. Quan điểm của cô về vđ này ntn ạ?

 Cô Nga trả lời…

PTV10: Vậy, thưa cô với các bậc làm cha làm mẹ thì những dấu hiệu nào để gia đình nhận biết khi các con là nạn nhân của bạo lực học đường ạ?

Cô Nga trả lời…

PTV 11: Còn về phía nhà trường, bản thân cô là một giáo viên thì đã có những sự đồng hành ra sao nếu có tình trạng bạo lực học đường xảy ra giữa các em học sinh của mình ạ?

Cô Nga trả lời…

PTV12: Bạo lực học đường là một vấn nạn xã hội diễn ra hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy theo cô, tình trạng này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng nào ạ?

Cô Nga trả lời…

PTv13: Và thông qua chương trình hôm nay, để chủ động bảo vệ học sinh và phòng chống bạo lực trong học đường thì theo cô chúng ta cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm nào ạ?

Cô Nga trả lời…( về phía học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội…)

Xin cảm ơn nhưng chia sẽ ý nghĩa của cô giáo Trương Hồng Nga và hi vọng rằng trong thời gian tới tình trạng bạo lực học đường sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi ngày đến trường của các em học sinh sẽ luôn là những ngày vui và ý nghĩa.

PTV: Kính thưa Quý vị! Lứa tuổi học sinh là độ tuổi chưa ổn định về tâm lý, dễ bị lôi kéo kích động hoặc ảnh hưởng từ những văn hóa phẩm độc hại. Chính vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng về mối nguy hại của bạo lực học đường để từ đó đưa ra những giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm giáo dục cộng đồng để tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện và phát triển tốt nhất cho những thế hệ tương lai của đất nước. Đến đây những người thực hiện chương trình Radio sẽ chia điều muốn nói Ánh Tuyết…xin nói lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

Trích bài hát: Ngây ngô

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 05/05/2023 08:43 Lê Vĩnh Nhiên 10/05/2023 14:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà