PHÓNG SỰ: Hoa tết vào tranh
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG

Từ ngàn xưa, hoa, lá, cỏ cây đã trở thành máu thịt của con người. Lòng khao khát cái đẹp thấm sâu trong thiên nhiên dễ dàng giúp con người toại nguyện trước thế giới hoa và cây cảnh. Có người nói cuộc sống cần bánh mì và hoa hồng.Thiếu hoa thì cuộc đời sẽ nghèo đi biết mấy.

 

Trồng hoa, chơi hoa, vẽ hoa tạo cho con người có thú vui tao nhã, tu dưỡng tâm tính, hướng tới chân, thiện, mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, với nhịp độ phát triển của kinh tế công nghiệp, con người đã cảnh báo về môi trường, sinh thái thì việc trồng hoa, cây cảnh ở các làng ven sông Hiếu thực sự góp phần cải tạo môi sinh, tăng nguồn thu nhập.

 

Làng hoa An Lạc ra đời từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 với tổng diện tích khoảng 27 ha. 

 

Ở An Lạc, mỗi gia đình vừa có chung sắc thái truyền thống làng hoa, vừa tạo nét độc đáo riêng theo sở trường của từng chủ vườn.

 

PV: Thạc sĩ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

GV Trường CĐSP Quảng Trị

Nội dung: nói về làng hoa An Lạc

 

“Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa”. 

Người An Lạc đã thổi hồn mình vào hoa và cây cảnh mang lại nét xuân sắc, trù phú cho làng quê vùng ven sông Hiếu.

 

PV: Thạc sĩ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

GV Trường CĐSP Quảng Trị

Nội dung: nói về các loài hoa được trồng ở An Lạc

 

Họa sĩ Trương Đình Dung (Giảng viên môn mỹ thuật Trường CĐSP Quảng Trị) vẽ những bức tranh hoa tết có sức lôi cuốn người xem bằng những xúc cảm về màu sắc và các rung động tình cảm được trưng trổ trên những nhát cọ, nét bút tự do hòa quyện với nhau làm mặt tranh sáng bừng những hòa sắc.

 

Người xưa có câu “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc” - đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt. Nếu như những thú chơi khác đều thay đổi xu hướng theo mỗi năm thì có vẻ tranh về hoa Tết là môn nghệ thuật ít “xê dịch” nhất. Nhìn chung, đã là tranh hoa Tết thì đều hướng về truyền thống, nguồn cội. Trong từng nét vẽ, mỗi bức tranh hoa Tết như mang theo những lời cầu chúc Tân niên vạn phúc, Tân xuân vạn hạnh...

 

Điểm độc đáo của tranh hoa tết là được tạo bởi 5 màu sắc chính là đen, xanh, vàng, đỏ, trắng, có nhiều nét tương đồng với 5 yếu tố ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bởi vậy, sự hòa hợp của các gam màu trên tranh hoa Tết của Trương Đình Dung là điềm báo cho sự khởi phát thuận lợi của ngũ hành dịp đầu năm, mang đến may mắn và điềm lành cho gia chủ. Với màu sắc rực rỡ, đề tài phong phú, đường nét độc đáo, những bức tranh hoa tết của Dung không đơn thuần để trang trí cho những căn nhà thêm phần ấm áp, rực rỡ sắc màu của mùa Xuân, mà còn là không gian văn hóa với những giá trị thẩm mỹ, triết lý xã hội và ý nghĩa sâu sắc.

 

PV: Thạc sĩ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

GV Trường CĐSP Quảng Trị

Nội dung: nói về hoa mai, một loài hoa đặc trưng của Quảng Trị

Đó còn là "Đồng hoa An Lạc" với không gian làng hoa bên sông Hiếu chìm ngập trong gam vàng là những bông cúc Đại Đoá đong đưa, người xem có thể cảm thấy sự ẩm ướt trong từng cánh hoa và hương hoa thơm ngát. Gam màu vàng nhẹ êm đềm phía xa biểu hiện cho màn mưa xuân lắc rắc trên màu nâu đất ẩm xốp những hạt mầm đang nảy nở. Đặc biệt, hình tượng đơn sơ, mộc mạc của những người nghệ nhân thấp thoáng trên đồng hoa. Tác phẩm này như một bản hợp xướng của cánh đồng hoa An Lạc và hương sắc mùa xuân tràn ngập đất trời.

 

PV: Thạc sĩ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

GV Trường CĐSP Quảng Trị

Nội dung: nói về bức tranh cánh đồng hoa An Lạc

 

Có thể nói, với bút pháp phóng khoáng, Trương Đình Dung đã dùng những vệt màu chảy và nét bút vẩy phản chiếu cảm xúc trong giây phút, không thể lặp lại lần thứ hai, bộ tranh hoa tết đã đưa người xem như được trở về với mùi hương hoa của đồng đất quê nhà.

Làng hoa An Lạc quê nhà luôn rực rỡ trong tâm hồn họa sĩ Trương Đình Dung. Những cánh hoa rung rinh dưới nắng xuân, dưới trăng thu hay dưới mưa phùn đều mang đậm hồn Việt và sự tiếp nối của dòng chảy mỹ thuật folklore của miền quê cát trắng gió Lào. Tất cả những hình ảnh đó được in dấu trong tranh của Trương Đình Dung và đi vào ký ức của người xem.

 

Thoạt nhìn, ngỡ như các màu sắc trong tranh của Trương Đình Dung được vẽ cô lập và nội dung đơn giản, nhưng ngắm kỹ sẽ thấy sắc độ chuyển khá nhiều và tinh tế.

Trương Đình Dung sáng tác tranh hoa dựa trên ngôn ngữ tạo hình và màu sắc. Những bức tranh được lấy cảm hứng từ thiên nhiên mà người họa sĩ chỉ làm cho nó sáng hơn, đẹp hơn theo nghĩa của hội họa. Theo cách đó, hội họa của Trương Đình Dung làm thỏa mãn giác quan của người xem bằng các cung bậc màu sắc và đường nét hết sức tinh tế.

 

Tranh của họa sĩ Trương Đình Dung khá đa dạng phong cách, bút pháp thể hiện với sơn dầu, sơn mài và thủy mặc cho thấy đam mê hội họa và tính cách phóng khoáng, sự tìm tòi và khám phá đề tài mới lạ về thiên nhiên, con người, cuộc sống của một người đã tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế, chuyên khoa Sơn mài và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Thủy mặc tại Đại học Cát Lâm (Trung Quốc).

 

Họa sĩ đương đại mỗi dịp xuân về đều vẽ con giáp cho năm mới. Nó như là một dịp thư giãn và cũng là có món quà xuân cho bạn bè hoặc in lên báo tặng độc giả.

PV: Thạc sĩ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

GV Trường CĐSP Quảng Trị

Nội dung: vẽ tranh chủ đề Mậu Tuất (con chó)

 

Cuộc sống dù có đổi thay hiện đại đến đâu chăng nữa thì cảm nhận về Tết vẫn luôn trường tồn trong tâm thức Việt. Và như thế, khi tết đến xuân về cần phải được xem một bức tranh mới trong ngày Tết như một lời tự chúc chính mình, rằng năm mới an lành và tâm hồn thắm sắc khoe hương.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Võ Thế Hùng 07/02/2018 09:00 Võ Nguyên Thủy 10/02/2018 17:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà