PS: Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG

Phóng sự: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ gia tiên

PTV: Thưa quý vị! Bên cạnh bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ…thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong tết cổ truyền của Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc trưng, một tục lệ đẹp đầy nhân văn của người Việt, thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và mong ước một năm mới đủ đầy, hạnh thông, mọi điều như ý.

Những ngày giáp Tết, cái không khí khẩn trương, bận bịu len lỏi trong mọi ngõ ngách từ thành thị cho đến nông thôn; sự nhộn nhịp ấy hiện lên trong từng thanh âm, sắc màu và dáng hình phố xá, làng xã.

Một trong những gian hàng thu hút khách ghé mua nhiều vào những ngày giáp tết  là hoa, quả  để đặt trên bàn thờ gia tiên. Không biết phong tục này có tự bao giờ, nhưng hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng chạp thì nhà nhà trên mọi miền tổ quốc đều bày biện mâm ngũ quả với nhiều sản vật lên bàn thờ gia tiên.  Ở Quảng Trị chúng ta, dù chợ phố hay chợ quê thì các gian hàng trái cây, hoa quả vẫn chiếm số lượng lớn. Khắp các lối đi thơm nức mùi chuối chín. Những quả bưởi Năm Roi căng tròn nép dưới lá xanh; những mắt mãng cầu to tròn, vuông vức; nhiều nải chuối xanh vẫn giữ được chiếc tua đầu trái; dưa hấu xanh, vàng… mang lại cảm giác tươi non, mỡ màng.

Chị Thùy - Chủ quầy hoa quả tại chợ Cầu huyện Gio Linh cho biết, chị bán trái cây ở đây mấy chục năm nay nên rất rành thói quen mua sắm bánh trái của người Quảng Trị. Tiền nào của nấy. Thời điểm những ngày giáp tết, trừ số ít người mua còn kỳ kèo bớt một thêm hai thì đa số các bà nội trợ thường chỉ đưa ra yêu cầu chọn trái như to, tròn, đều và quan trọng nhất là vẫn giữ được chiếc cuống với lá xanh, còn giá cả không quan trọng. Bởi mọi người quan niệm, đồ thờ cúng là thứ linh thiêng, không tính toán thiệt hơn.

PV: Thùy

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.  Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

PV: Chị Lý bán hoa quả

Theo quan niệm của nhà Phật 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng cho ngũ thiện tức là lòng tin, ý chí, trí tuệ, tĩnh tâm, sáng suốt. Bên cạnh đó, trong hóa phương Đông, 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.. thể hiện sự sống, sự đủ đầy. Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Phỏng vấn: Thầy Thích Huệ Nhẫn – Chùa Gio Linh

MC: Thưa thầy  trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vậy thầy có thể cho con biết một mâm ngũ quả ngày tết sẽ được bày biện như thế nào là đúng ạ?

Thầy:

MC: Vậy thầy có thể thông tin thêm ý nghĩa của từng loại quả được không ạ?

Thầy: Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Bưởi: Phúc lộc, viên mãn

Thanh long: Rồng mây hội tụ

Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực

Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng

Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý

Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

Dừa: Viên mãn

Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn

Quất: Sung túc, lộc lá

Đào: Sự thăng tiến, danh lợi

Cảm ơn thầy! ....

MC: Các vùng miền khác nhau thì có cách bày biện mâm quả có khác nhau không thầy?

Thầy:

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Mâm ngũ quả cũng là những sản vật được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.

Hiền dẫn hiện trường tại chợ hoa quả:

Thưa quý vị! Người Việt chúng ta dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả trong ngày tết bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn. Hòa cùng dòng người nhộn nhịp đi chợ Tết thì tôi cũng đã chọn cho mình rất nhiều loại hoa quả cần có để bày biện mâm quả trên ban thờ tổ tiên. Bây giờ mời quý vị cùng theo chân tôi để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa từng loại quả cũng như cách bài trí để có một mâm ngũ quả thật đẹp quý vị nhé!

Ông Tạ Quang Biểu – trưởng làng Hà Thượng – TT Gio Linh là người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn sửa các lễ vật cúng tế cho đình làng cũng như dòng tộc. Tết đến, ngoài việc chăm tỉa cây hoa để ngôi nhà thêm xuân thì việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn gia tiên là việc làm rất được ông chú trọng và thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng. Mỗi vùng miền tùy vào quan niệm, truyền thống và sản vật đặc trưng của vùng đó mà có cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, dù thay đổi như thế nào, thì trên bàn thờ gia tiên của người Quảng Trị mọi người vẫn ưu tiên hai loại, đó là nải chuối tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng và quả bưởi, hoặc dưa hấu căng tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường Làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Miền Trung chúng ta được ví như là đòn gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào. Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức mà chủ yếu có gì cúng nấy và thành tâm dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa… Ngoài ý nghĩa tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Trong đó mâm ngũ quả - nét văn hóa đặc sắc trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình mang ý nghĩa truyền thống và thiêng liêng được trang trí rất chu đáo. Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Phóng sự: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ gia tiên

PTV: Thưa quý vị! Bên cạnh bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ…thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong tết cổ truyền của Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc trưng, một tục lệ đẹp đầy nhân văn của người Việt, thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và mong ước một năm mới đủ đầy, hạnh thông, mọi điều như ý.

Những ngày giáp Tết, cái không khí khẩn trương, bận bịu len lỏi trong mọi ngõ ngách từ thành thị cho đến nông thôn; sự nhộn nhịp ấy hiện lên trong từng thanh âm, sắc màu và dáng hình phố xá, làng xã.

Một trong những gian hàng thu hút khách ghé mua nhiều vào những ngày giáp tết  là hoa, quả  để đặt trên bàn thờ gia tiên. Không biết phong tục này có tự bao giờ, nhưng hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng chạp thì nhà nhà trên mọi miền tổ quốc đều bày biện mâm ngũ quả với nhiều sản vật lên bàn thờ gia tiên.  Ở Quảng Trị chúng ta, dù chợ phố hay chợ quê thì các gian hàng trái cây, hoa quả vẫn chiếm số lượng lớn. Khắp các lối đi thơm nức mùi chuối chín. Những quả bưởi Năm Roi căng tròn nép dưới lá xanh; những mắt mãng cầu to tròn, vuông vức; nhiều nải chuối xanh vẫn giữ được chiếc tua đầu trái; dưa hấu xanh, vàng… mang lại cảm giác tươi non, mỡ màng.

Chị Thùy - Chủ quầy hoa quả tại chợ Cầu huyện Gio Linh cho biết, chị bán trái cây ở đây mấy chục năm nay nên rất rành thói quen mua sắm bánh trái của người Quảng Trị. Tiền nào của nấy. Thời điểm những ngày giáp tết, trừ số ít người mua còn kỳ kèo bớt một thêm hai thì đa số các bà nội trợ thường chỉ đưa ra yêu cầu chọn trái như to, tròn, đều và quan trọng nhất là vẫn giữ được chiếc cuống với lá xanh, còn giá cả không quan trọng. Bởi mọi người quan niệm, đồ thờ cúng là thứ linh thiêng, không tính toán thiệt hơn.

PV: Thùy

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.  Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

PV: Chị Lý bán hoa quả

Theo quan niệm của nhà Phật 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng cho ngũ thiện tức là lòng tin, ý chí, trí tuệ, tĩnh tâm, sáng suốt. Bên cạnh đó, trong hóa phương Đông, 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.. thể hiện sự sống, sự đủ đầy. Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Phỏng vấn: Thầy Thích Huệ Nhẫn – Chùa Gio Linh

MC: Thưa thầy  trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vậy thầy có thể cho con biết một mâm ngũ quả ngày tết sẽ được bày biện như thế nào là đúng ạ?

Thầy:

MC: Vậy thầy có thể thông tin thêm ý nghĩa của từng loại quả được không ạ?

Thầy: Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Bưởi: Phúc lộc, viên mãn

Thanh long: Rồng mây hội tụ

Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực

Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng

Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý

Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

Dừa: Viên mãn

Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn

Quất: Sung túc, lộc lá

Đào: Sự thăng tiến, danh lợi

Cảm ơn thầy! ....

MC: Các vùng miền khác nhau thì có cách bày biện mâm quả có khác nhau không thầy?

Thầy:

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Mâm ngũ quả cũng là những sản vật được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.

Hiền dẫn hiện trường tại chợ hoa quả:

Thưa quý vị! Người Việt chúng ta dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả trong ngày tết bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn. Hòa cùng dòng người nhộn nhịp đi chợ Tết thì tôi cũng đã chọn cho mình rất nhiều loại hoa quả cần có để bày biện mâm quả trên ban thờ tổ tiên. Bây giờ mời quý vị cùng theo chân tôi để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa từng loại quả cũng như cách bài trí để có một mâm ngũ quả thật đẹp quý vị nhé!

Ông Tạ Quang Biểu – trưởng làng Hà Thượng – TT Gio Linh là người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn sửa các lễ vật cúng tế cho đình làng cũng như dòng tộc. Tết đến, ngoài việc chăm tỉa cây hoa để ngôi nhà thêm xuân thì việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn gia tiên là việc làm rất được ông chú trọng và thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng. Mỗi vùng miền tùy vào quan niệm, truyền thống và sản vật đặc trưng của vùng đó mà có cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, dù thay đổi như thế nào, thì trên bàn thờ gia tiên của người Quảng Trị mọi người vẫn ưu tiên hai loại, đó là nải chuối tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng và quả bưởi, hoặc dưa hấu căng tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường Làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Miền Trung chúng ta được ví như là đòn gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào. Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức mà chủ yếu có gì cúng nấy và thành tâm dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa… Ngoài ý nghĩa tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Trong đó mâm ngũ quả - nét văn hóa đặc sắc trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình mang ý nghĩa truyền thống và thiêng liêng được trang trí rất chu đáo. Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

 

Phóng sự: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ gia tiên

PTV: Thưa quý vị! Bên cạnh bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ…thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong tết cổ truyền của Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc trưng, một tục lệ đẹp đầy nhân văn của người Việt, thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và mong ước một năm mới đủ đầy, hạnh thông, mọi điều như ý.

Những ngày giáp Tết, cái không khí khẩn trương, bận bịu len lỏi trong mọi ngõ ngách từ thành thị cho đến nông thôn; sự nhộn nhịp ấy hiện lên trong từng thanh âm, sắc màu và dáng hình phố xá, làng xã.

Một trong những gian hàng thu hút khách ghé mua nhiều vào những ngày giáp tết  là hoa, quả  để đặt trên bàn thờ gia tiên. Không biết phong tục này có tự bao giờ, nhưng hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng chạp thì nhà nhà trên mọi miền tổ quốc đều bày biện mâm ngũ quả với nhiều sản vật lên bàn thờ gia tiên.  Ở Quảng Trị chúng ta, dù chợ phố hay chợ quê thì các gian hàng trái cây, hoa quả vẫn chiếm số lượng lớn. Khắp các lối đi thơm nức mùi chuối chín. Những quả bưởi Năm Roi căng tròn nép dưới lá xanh; những mắt mãng cầu to tròn, vuông vức; nhiều nải chuối xanh vẫn giữ được chiếc tua đầu trái; dưa hấu xanh, vàng… mang lại cảm giác tươi non, mỡ màng.

Chị Thùy - Chủ quầy hoa quả tại chợ Cầu huyện Gio Linh cho biết, chị bán trái cây ở đây mấy chục năm nay nên rất rành thói quen mua sắm bánh trái của người Quảng Trị. Tiền nào của nấy. Thời điểm những ngày giáp tết, trừ số ít người mua còn kỳ kèo bớt một thêm hai thì đa số các bà nội trợ thường chỉ đưa ra yêu cầu chọn trái như to, tròn, đều và quan trọng nhất là vẫn giữ được chiếc cuống với lá xanh, còn giá cả không quan trọng. Bởi mọi người quan niệm, đồ thờ cúng là thứ linh thiêng, không tính toán thiệt hơn.

PV: Thùy

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.  Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

PV: Chị Lý bán hoa quả

Theo quan niệm của nhà Phật 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng cho ngũ thiện tức là lòng tin, ý chí, trí tuệ, tĩnh tâm, sáng suốt. Bên cạnh đó, trong hóa phương Đông, 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.. thể hiện sự sống, sự đủ đầy. Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Phỏng vấn: Thầy Thích Huệ Nhẫn – Chùa Gio Linh

MC: Thưa thầy  trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vậy thầy có thể cho con biết một mâm ngũ quả ngày tết sẽ được bày biện như thế nào là đúng ạ?

Thầy:

MC: Vậy thầy có thể thông tin thêm ý nghĩa của từng loại quả được không ạ?

Thầy: Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Bưởi: Phúc lộc, viên mãn

Thanh long: Rồng mây hội tụ

Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực

Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng

Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý

Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

Dừa: Viên mãn

Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn

Quất: Sung túc, lộc lá

Đào: Sự thăng tiến, danh lợi

Cảm ơn thầy! ....

MC: Các vùng miền khác nhau thì có cách bày biện mâm quả có khác nhau không thầy?

Thầy:

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Mâm ngũ quả cũng là những sản vật được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.

Hiền dẫn hiện trường tại chợ hoa quả:

Thưa quý vị! Người Việt chúng ta dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả trong ngày tết bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn. Hòa cùng dòng người nhộn nhịp đi chợ Tết thì tôi cũng đã chọn cho mình rất nhiều loại hoa quả cần có để bày biện mâm quả trên ban thờ tổ tiên. Bây giờ mời quý vị cùng theo chân tôi để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa từng loại quả cũng như cách bài trí để có một mâm ngũ quả thật đẹp quý vị nhé!

Ông Tạ Quang Biểu – trưởng làng Hà Thượng – TT Gio Linh là người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn sửa các lễ vật cúng tế cho đình làng cũng như dòng tộc. Tết đến, ngoài việc chăm tỉa cây hoa để ngôi nhà thêm xuân thì việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn gia tiên là việc làm rất được ông chú trọng và thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng. Mỗi vùng miền tùy vào quan niệm, truyền thống và sản vật đặc trưng của vùng đó mà có cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, dù thay đổi như thế nào, thì trên bàn thờ gia tiên của người Quảng Trị mọi người vẫn ưu tiên hai loại, đó là nải chuối tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng và quả bưởi, hoặc dưa hấu căng tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường Làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Miền Trung chúng ta được ví như là đòn gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào. Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức mà chủ yếu có gì cúng nấy và thành tâm dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa… Ngoài ý nghĩa tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp.

PV: Ông Tạ Quang Biểu – Trường làng Hà Thượng – TT Gio Linh

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Trong đó mâm ngũ quả - nét văn hóa đặc sắc trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình mang ý nghĩa truyền thống và thiêng liêng được trang trí rất chu đáo. Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 16/01/2020 09:24 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:41
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà