Kịch bản Bàn tròn QRTV 10/3
Danh mục
Chương trình thời sự
NỘI DUNG

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

Khách mời: Ông Nguyễn Trí Thanh, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội,

Sở LĐTB&XH Quảng Trị

Ông……………….Lãnh đạo/Cán bộ UBND xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ

Thời gian thu âm: 8h, Thứ Năm, 7/3/2019

Địa điểm: Phòng thu âm, Đài PTTH Quảng Trị

Phóng viên phụ trách: Phóng viên Mai Trang, Phòng Thời sự, SĐT 0912300565

 

 

MC: Kính chào QV&CB đang nghe chương trình phát thanh “Bàn tròn cùng QRTV”, được phát sóng vào lúc 11h trưa Chủ Nhật hàng tuần trên tần số 92,5Mhz của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa QV&CB! Từ năm 2016, việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo từ chuẩn đơn chiều sang chuẩn đa chiều được đánh giá là sát thực tế bởi kết hợp cả tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo điều kiện để nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên,  qua quá trình thực hiện, quy trình này còn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc khiến việc triển khai ở cơ sở gặp không ít khó khăn. Xung quanh vấn đề này, trong chương trình Bàn tròn QRTV hôm nay, chúng tôi đã mời đến phòng thu của Đài PTTH Quảng Trị ông Nguyễn Trí Thanh, Trưởng Phòng Bảo trợ Xã hội, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cùng với ông………..- lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ để cùng trao đổi, bàn luận về những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều hiện nay.

 

Trước hết, xin được cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tham dự chương trình ngày hôm nay!

 

MC: Trước khi bước vào phần trao đổi, trò chuyện cùng các vị khách mời trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả cùng chúng tôi lắng nghe một số thông tin sau đây, về những tiêu chí xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.

 

Phóng sự chèn:

 

Trước đây, việc xác định hộ nghèo ở Việt Nam được thực hiện theo phương pháp đo lường đơn chiều thông qua việc xác định, tính toán mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc đo lường nêu trên đã thể hiện nhiều bất cập như: Chưa xác định hoặc xác định chưa chính xác các khoản chi tiêu trong năm của hộ gia đình, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng đưa ra để xác định hộ nghèo đã không còn phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước, bên cạnh đó việc xác định theo tiêu chí cũ bỏ sót đối tượng không nghèo về thu nhập nhưng lại thiếu hụt các khía cạnh khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận thông tin...

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ngoài thu nhập được ước lượng thông qua đặc điểm tài sản hộ gia đình được đánh giá theo thang điểm dựa vào các yếu tố như nhân khẩu, việc làm, tư liệu sản xuất, tài sản và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình,…thì còn tính đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

Việc xác định hộ nghèo sẽ dựa trên kết quả chấm điểm tài sản của hộ gia đình (thông qua mẫu phiếu B để tính điểm B1 - ước lượng thu nhập thông qua tài sản, B2 - xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản), đây là phương pháp ước lượng thu nhập dựa trên cơ sở đánh giá 14 nhóm đặc điểm của hộ gia đình, trong đó có xem xét giá trị sử dụng tài sản của hộ gia đình liên quan đến tạo thu nhập (không đánh giá giá trị, nguồn gốc của tài sản).

Việc quy định các chỉ tiêu, mức cho điểm để đánh giá tài sản, ước lượng mức thu nhập của hộ gia đình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng dựa trên kết quả thống kê, khảo sát mức sống hộ gia đình của các vùng trên toàn quốc do Tổng cục Thống kê thực hiện; các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu được Tổng cục Thống kê nghiên cứu, xây dựng chặt chẽ, khoa học, logic, dựa trên những yếu tố chung nhất của từng vùng, phù hợp với những đặc điểm cơ bản của các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn, dễ thực hiện và xác minh đúng thực trạng của hộ gia đình, khắc phục được những khó khăn khi thực hiện theo phương pháp cũ trong giai đoạn 2011-2015.

 

Nhạc cắt

 

MC: Vâng, vừa rồi là những thông tin cần thiết để hiểu về việc xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều. Thưa ông Nguyễn Trí Thanh, hiện nay, qua rà soát theo chuẩn đa chiều thì tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Trị đang là bao nhiêu ạ?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Việc rà soát, xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều sẽ có những tác động như thế nào đến công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Trị, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Nếu như so sánh với việc xác định hộ nghèo theo chuẩn đơn chiều như trước đây thì việc xác định theo chuẩn đa chiều có những ưu điểm gì?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này còn những điểm nào chưa hợp lý, xin ông cho biết thêm?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Cụ thể những bất cập hiện nay tại Quảng Trị là gì, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Để hiểu rõ hơn về những điều mà ông Hoàng Tuấn Anh vừa đề cập, chúng tôi muốn được hỏi ông…….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ  về thực tế tại địa phương? (Thực tế về việc rà soát hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tại địa phương, những thuận lợi và bất cập hiện có?)

 

Ông……….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ trả lời:

 

MC: Ông có thể nêu một vài dẫn chứng cụ thể tại địa phương để chúng tôi hiểu rõ hơn? (Những câu chuyện cụ thể về bất cập, khó khăn)

 

Ông……….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ trả lời:

 

 

MC: Vâng, đó là câu chuyện tại xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ, ngay sau đây, mời QV&CB cùng lắng nghe một phóng sự ngắn sau đây, về việc thực hiện xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tại……(địa phương khác)

 

Phóng sự chèn: Những khó khăn, bất cập khi thực hiện phương pháp xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tại cơ sở

Nhạc cắt

MC: Vâng, qua phóng sự vừa rồi được ghi nhận tại…..cũng như phần trao đổi trước đó của ông………..lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ, Cam Lộ cho thấy còn có những bất cập trong  các thang điểm xác định những tiêu chuẩn, hoặc chưa sát với thực tế.

 

Thưa ông……….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ, tại địa phương, việc còn những khó khăn trong quá trình xác định hộ nghèo theo chuẩn đa chiều có làm nảy sinh một số trường hợp như việc các hộ dân không khai phiếu đúng thực tế để được thuộc diện hộ nghèo, hoặc là ngược lại, có trường hợp không được nằm trong danh sách hộ nghèo do những bất cập về thang điểm hay không ạ?

 

Ông……….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ trả lời:

 

MC: Vậy thưa ông, trước những bất cập đó, về phía cơ sở ông có kiến nghị, đề xuất gì?

 

Ông……….lãnh đạo/cán bộ UBND xã Cam Thuỷ trả lời:

 

MC: Còn về phía người dân, họ có suy nghĩ như thế nào, mời quý thính giả cùng lắng nghe những ý kiến sau đây do phóng viên chuyên mục vừa ghi nhận được.

Tiếng phỏng vấn ý kiến người dân ở các địa phương

 

MC: Thưa ông Nguyễn Trí Thanh, ông có ý kiến như thế nào trước các kiến nghị từ phía cơ sở?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

 

MC: Với những bất cập mà ngoài phạm vi giải quyết của tỉnh thì về phía Sở LĐ-TB&XH đã hoặc sẽ có những đề xuất thay đổi như thế nào với Trung ương trong quá trình thực hiện, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Trí Thanh:

         

MC: Thưa QV&CB! Phải khẳng định rằng, việc xác định các hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo các tiêu chí đa chiều là chủ trương sát thực tế, là cơ sở để Nhà nước có sự hỗ trợ người dân trong xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, quy trình thực hiện rà soát cần tiếp tục có sự bổ sung, sửa đổi một số nội dung chặt chẽ hơn để việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được chính xác, hoàn thiện hơn.

Đến đây, 30 phút của chương trình phát thanh Bàn tròn QRTV tuần này cũng xin được kết thúc. Một lần nữa xin cảm ơn hai vị khách mời đã dành thời gian tham dự chương trình ngày hôm nay của chúng tôi. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Mai Trang 06/03/2019 14:28 Lê Vĩnh Nhiên 11/03/2019 08:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà