Bàn tròn QRTV 7/11: Xung quanh Đề án “Đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025” trình kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh
Danh mục
Chương trình thời sự
NỘI DUNG

Kịch bản chương trình phát thanh BÀN TRÒN QRTV 7/11

Chủ đề: Xung quanh Đề án “Đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025” trình kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh

Khách mời: Ông…………….- Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Trị

Kịch bản: Mai Trang

MC: Thưa QV&CB! Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các di tích lịch sử, văn hóa, đặc biệt là các di tích, cụm di tích đã được xếp hạng quốc gia, di tích cấp tỉnh... Qua đó, vừa giới thiệu với du khách gần xa hiểu hơn lịch sử, văn hóa của tỉnh, vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và Nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Trong giai đoạn 2013 – 2020, tỉnh đã dành nguồn lực để xây dựng và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, giải pháp như lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý, đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp đối với di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên việc phục dựng, tôn tạo, chống xuống cấp đối với các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương cũng còn nhiều vấn đề cần phải thực hiện. Đó cũng là những nội dung được dự thảo trong Đề án “Đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025” mà UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Xung quanh vấn đề này, trong chương trình Bàn tròn QRTV hôm nay, chúng tôi đã mời đến phòng thu của Đài PTTH Quảng Trị khách mời: ông……………Sở VH-TT&DL tỉnh để cùng trao đổi về thực tế cũng như những định hướng trong thời gian tới.

Tôi là………-người sẽ đồng hành cùng QV&CB trong 30 phút của chương trình hôm nay.

Nhạc cắt

MC: Trước khi bắt đầu với phần phỏng vấn, mời quý thính giả cùng nghe một vài con số đáng chú ý sau:

Phóng sự:

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh hiện có 524 di tích, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 473 di tích cấp tỉnh. (Số liệu xin Sở cho ý kiến). Do được xây dựng từ nhiều năm, tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mặt khác hầu hết di tích đều bị chiến tranh tàn phá, tồn tại dưới dạng phế tích nên số lượng di tích phải tu bổ, sửa chữa hằng năm ngày càng tăng, trong khi nguồn ngân sách còn hạn chế nên công tác này gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Đền thờ Bác Hồ tại xã Triệu Ái là một trong những điểm di tích lịch sử quan trọng. Tuy nhiên hiện nay nơi này đang xuống cấp, cần được tôn tạo sửa chữa. Ông Lê Hài, Chủ tịch UBND xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong cho biết thêm: Băng

Hay là ở Gio Linh, Di tích lịch sử cấp tỉnh Đồi 31 thuộc thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, được xây dựng cách đây hơn 10 năm, do ảnh hưởng của những cơn mưa bão trong thời gian vừa qua, di tích lịch sử này đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo đó, một số hạng mục như lối vào khu di tích, nhiều nơi đã bị sụt lún, hư hỏng, phần sân của đền thờ cũng bị sập một mảng khá lớn, ăn sâu xuống phần chân móng của công trình và nếu như không tôn tạo, tu sửa kịp thời sẽ rất dễ bị sạt lở theo hệ thống……….

Còn tại huyện Vĩnh Linh, di tích Bến đò B Tùng Luật hiện cũng đang được địa phương hết sức quan tâm để chống xuống cấp. Chị.............cán bộ VH-XH thị trấn Cửa Tùng cho biết thêm: Băng

Hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều di tích chưa được bảo tồn, trùng tu như những địa điểm vừa được nêu trên, cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.

Nhạc cắt

MC: Vâng, thưa ông…………ông có thể chia sẻ điều gì sau khi chúng tôi điểm lại những thông tin vừa rồi?

Khách mời:

MC: Qua thực tế cho thấy, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn. Do đó, các cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Trị sẽ là giải pháp quan trọng góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy tối đa giá trị các di tích.

Vậy thời gian qua về phía ngành VH-DL đã có những hoạt động cụ thể như thế nào, xin ông cho chúng tôi biết rõ hơn?

Khách mời:

MC: Thực tế này ở địa phương như thế nào, mời ông……cùng quý thính giả nghe tiếp phóng sự sau:

Phóng sự:

Huyện Triệu Phong là địa phương có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa khá phong phú, trong đó có Di tích lịch sử quốc gia các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn tại xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn ở xã Triệu Thành; Nhà lưu niệm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hữu Dực ở xã Triệu Thuận; đình làng An Tiêm, xã Triệu Thành, Di tích lịch sử quốc gia “Chốt thép Long Quang”, xã Triệu Trạch; Tượng đài Chiến thắng Cửa Việt, xã Triệu An…Thời gian qua, UBND huyện kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân triển khai công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, nhất là việc tạo quỹ đất để thực hiện công tác định vị cắm mốc giai đoạn 1 với 33 di tích trên địa bàn huyện. Theo đó, cũng trong giai đoạn này, UBND huyện Triệu Phong và các cấp, ngành trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, giải pháp về lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý, đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp đối với di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Việc triển khai kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến tham quan, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ông Lê Viết Anh, Phó Trưởng phòng VH, TT huyện Triệu Phong cho biết: Băng

Nhạc cắt

MC: Quay trở lại với phần trò chuyện với khách mời tại phòng thu, thưa ông………..Trong năm 2021 có một tin vui đối với ngành VH – DL tỉnh Quảng Trị đó là Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 934 ngày 14/6/2021 về lập nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà. Đây là một địa điểm trong một thời gian đã khiến dư luận quan tâm khi là di tích có vai trò quan trọng trong lịch sử tuy nhiên đã để xuống cấp trong một thời gian. Vậy đến nay tiến độ thực hiện theo Quyết định của TTgCP đã đến giai đoạn nào, thưa ông…..?

Khách mời:

MC: Là một di tích lịch sử quan trọng, cùng với sự quan tâm của Chính phủ thì Cảng Quân sự Đông Hà đã được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh hiện nay trên thực tế vẫn còn nhiều di tích cấp tỉnh khác hiện vẫn chưa được tu bổ, phục dựng như một số ví dụ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Vậy vấn đề cấp bách nhất lúc này là gì, thưa ông?

Khách mời:

MC: Để phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử cách mạng, bên cạnh sự vào cuộc của các ngành, địa phương thì còn cần có sự vào cuộc của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích. Ông nghĩ như thế nào về nhận định này?

Khách mời:

MC: Thưa ông, được biết Sở VHTT&DL là cơ quan chủ trì cùng với các cơ quan liên quan khác đang hoàn thiện Đề án về bảo tồn, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025 và sẽ trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 5 sắp tới. Vậy ông đánh giá như thế nào về tính cần thiết khi HĐND tỉnh xem xét thông qua đề án này?

Khách mời:

MC: HĐND tỉnh Quảng Trị đã từng ban hành Nghị quyết số 17 năm 2013 về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hoá tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020 như ông đã có đề cập ở phần đầu của chương trình. Đến nay mặc dù đã hết thời gian thực hiện tuy nhiên những nội dung vẫn còn giá trị về thực tiễn. Vậy thì Đề án trình HĐND tỉnh lần này có phải là một sự tiếp nối để việc bảo tồn, chống xuống cấp các di tích được tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn hay không, thưa ông?

Khách mời:

MC: So với những nội dung trong Nghị quyết 17 năm 2013 của HĐND tỉnh thì Đề án lần này có những điểm gì khác biệt, thưa ông?

Khách mời:

MC: Vâng, chúng tôi cho rằng, Đề án trình HĐND tỉnh lần này sẽ có ý nghĩa trong việc phục dựng tôn tạo di tích, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất mát, hư hỏng của di tích. Nâng cao tính bền vững, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của hệ thống di sản này. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn, thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, lưu giữ truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc.

Có một vấn đề được quan tâm đó là nguồn lực là điều kiện rất quan trọng để thực hiện được những nội dung này. Bởi vì nguồn lực cũng chính là một trong những khó khăn khiến công tác tu bổ, tôn tạo trong giai đoạn 2013 – 2020 vừa qua chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế.

Vậy thì vấn đề nguồn lực sẽ được ngành VH-DL cùng các ngành liên quan thực hiện như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

Khách mời:

MC: Thưa QV&CB! Thực tế cho thấy vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập. Do đó, việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết, qua đó phát huy tốt giá trị, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, sự mong mỏi của nhân dân địa phương cũng như nhân dân cả nước đối với Quảng Trị, không chỉ phục vụ trực tiếp cho di tích mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đến đây 30 phút của chương trình Bàn tròn QRTV tuần này cũng xin được kết thúc. Cảm ơn khách mời đã dành thời gian tham dự chương trình. Những nội dung trong chương trình hôm nay QV&CB có thể nghe lại ở địa chỉ trang web quangtritv.vn. Chương trình do …………….thực hiện. Xin chào và hẹn gặp lại QV&CB trong các chương trình tiếp theo./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Mai Trang 01/11/2021 22:11 Lê Vĩnh Nhiên 05/11/2021 08:59
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà